Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Mãi viên trà

Mãi viên trà

Thứ ba - 30/09/2014 12:31
                         MÃI VIÊN TRÀ
   
        Đỗ Hoàng
 
  Tôi tin rằng khi bạn làm biên tập một tạp chí văn chương có cộng tác viên gửi đến một bài thơ có tên như vậy chắc bạn cũng như tôi phân vân không biết tác giả muốn nói gì khi viết bài này.
 Nếu bạn biết chữ Hán, Hán Nôm bạn có thể đoán nghĩa của nó, nếu bạn không biết thì chắc rằng bạn cũng chịu thua! Bởi vì đọc trong bài nội dung không dinh dáng gì với tựa đề cả. Nếu bạn biết chữ Hán và Hán Nôm bạn có thể đoàn ngay Mãi viên trà là Mua vườn chè. Nhưng nội dung bài lại không nói gì tới việc mua vườn chè .  Đây là một bài đặc sệt Vô Lối (một loại viết thịnh hành từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến nay. Một loại viết của những kẻ rất kém tiếng Việt, thi tâm thì thấp xuống quá độ âm, nhãn quan thiển cận (cách nhìn cách cảm hạn hẹp), trí não rất bò sát…

       Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật

Bài này của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật – người anh, người bạn thơ thân thiết của tôi.
  Anh Thuật là người làm thơ rất cũ: “Chiều chiểu qua đỉnh núi Voi/ Thấy rừng thấy lá trăng soi rập rình (Bài in báo Văn Nghệ  năm 2006). Tôi nhớ không chính xác nhưng hay hơn nguyên bản của anh Thuật. Anh bị mọi người chê cũ, thế là anh đi cách tân thơ và viết như Mãi viên trà!
  Bạn bè, người thân tâng bốc anh lên tận mây xanh. Tôi thấy anh Thuật viết cũ cũng hỏng mà viết mới chẳng ra gì. Nếu không phê phán anh, tôi và anh vẫn anh em thân thiết như đám tâng bốc anh. Nhưng tôi cần phải nói, không phải vì anh em mà vì văn chương nước nhà, dù tôi biết từ đây anh em hết tình với nhau!
  Bài này và một chùm thơ anh gửi cho tôi khi đi thăm nước Nga về. Tôi in chùm thơ viết ở nước Nga, còn bài này tôi đưa qua tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Chỗ tôi làm trước đây mấy năm. Sau đó tạp chí Diễn dần văn nghệ Việt Nam in quảng năm 2003.
  Tôi đoán già đoán non “Mãi viên trà” chắc là địa danh hay tên gọi một nơi nào đó hoặc là tửu quán?
  Bẵng đi nửa năm, tôi có việc vào nhà ở Huế đi ngang qua thị xã Đồng Hới (lúc chưa đổi tên là thành phố) thấy một quán lá xập xè bên đường có đề ba chữ Mãi viên trà – lối chữ thư pháp viết xấu. Thế đấy, Mãi viên trà là tên cái quán cà phê! Sao lại không viết thơ ghi ở quán Mãi viên trà, thơ đề ở quán Mãi viên trà, mà đi đánh đố như vậy!  Người đọc là thánh cũng không đoán ra được.
      Đây cũng là đặc trưng cách viết đánh đố của Hoàng Vũ Thuật và của loại viết Vô lối!
  Quán cà phê ấy chỉ có hai mẹ con thôi nhưng thi sỹ của chúng ta mê luôn cả hai và viết thơ tặng.
  Trong nhiều câu Vô lối tù mù có những câu rất sai về khái niêm, tên gọi: “một thiếu nữ, một cô gái, một mẹ hiền”. Nếu hai cô gái thì nên viết là hai thiếu nữ hoặc hai cô gái . Vì thiếu nữ và cô gái đều cùng một nghĩa. Nhưng quán chi có một cô gái thì viết trên rất sai cơ bản!
 Cô gái tuổi thiếu nữ mà dùng “cô gái mười sáu lần trăng đỏ” – là một cấu rất bẩn, kém thơ và phàm tục. Bà Nguyễn Thị Lộ nói về tuổi của mình khi xướng họa với Nguyễn Trãi rất hay:
“Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con!”
  Một bài Vô lối không đáng nói mà phải dài dòng như thế này xin đọc giả lượng thứ cho!

                             Hà Nội, ngày 30 -9 -2014
                                                  Đ -H
Nguyên bản:

Mãi viên trà

nhiều lúc trò chuyện chiếc bàn con
không muốn thêm ai khác
nhưng nỗi hẫng hụt thường chống lại tôi
như người ta ném đá vào dòng chữ
tách chúng ra khỏi nhau
sự dính kết làm họ bực tức
tuồng bị ném đá

tôi nâng ly trà đặc quánh
tìm một nét nhìn
lâu rồi không gặp
người xa lạ tôi ơi
đôi mắt buồn hơn màu trà khuya sóng sánh

tôi ghi bao điều vụt tới
nhịp thở mái nhà
tiếng kêu con suối khô
dây hoa bò bên triền núi

nấp dưới cánh lá bồ đề màu phật
một cô bé một thiếu nữ một người mẹ
cô bé vắt tuổi thơ qua đồi sim
thiếu nữ mười sáu lần trăng đỏ
người mẹ đội nước lên chùa

dính kết vào nhau
linh hồn tôi
dính vào cành lá

3/2006
(1) Bài in trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam năm 2006

Đỗ Hoàng dịch ra thơ  Việt:

Thơ đề tặng quán "Mãi viên trà"

Nhiều lúc bên chiếc bàn con
Chỉ mình không muốn thêm còn có ai
Nỗi hững hụt chống lại rồi
Đá tương vào chữ như người ném đau

Ngỡ là tách chúng rời nhau
Tôi càng tức tối mình đầu dính keo
Tuồng như bị đá quá nhiều
Màu trà đặc quánh, tôi liều mấy phin

Mắt căng tìm một nét nhìn
Lâu rồi không gặp người tình tôi ơi!
Mắt buồn trà sánh khuya vơi,
Bao điều vụt tới, tôi thời kịp ghi

Mái nhà thở nhịp thầm thì
Tiếng kêu khát bỏng lầm lỳ suối khô
Bên triền núi, dây hoa bò
Ẩn mình dưới là bồ đề phật thiêng

Một thiếu nữ, một mẹ hiền
Tuổi thơ cô lẻ vắt triền đồi sim
Mười sau lần trăng đỏ in
Người mẹ đội nước chân ghim lên chùa

Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngãi bùa cỏ cây!

Hà Nội ngày 7 - 9 - 2006


Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết cho tôi:


Sau khi tôi dịch bài "Mãi viên trà " của anh Thuật, anh gọi điện ra cho Sếp tôi bảo Đỗ Hoảng quá cũ, nhưng sau đó anh thấy Đỗ Hoàng không có ý gì, anh lại viết trên blog của tôi vào ngày 31 tháng 10 năm 2007:
" Không thấy phần thơ dịch thơ Việt ra thơ Việt cũng buồn thật. Đỗ Hoàng dịch rất sát, một cách sáng tạo lại mà vẫn giữ được ý tưởng. Thế cũng là tài hoa. Trang mới này có góc mà thiếu cạnh. "Lang thang chiều Huế" là một bài thơ thể hiện tính thơ Đỗ Hoàng, chân thật sống, chân thật viết. Ngô Minh ở Huế, Hoàng Vũ Thuật ở Vũng Tàu. Phương trời nào cũng nhớ thương cả Hoàng ạ!



                                                                H –V -Th

Nỗi đau cải cách ruộng đất

NỖI ĐAU MUÔN ĐỜI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

Đỗ Hoàng

 Cải cách ruộng đất Bắc Việt Nam(1953 -1955)  là nỗi đau muôn đời của dân tộc Việt Nam và của nhân loại!
Các bước tiến hành cải cách ruộng đất được theo  các giai đoạn:
Giai đoạn đầu Việt Minh thực hiện Cải cách ruộng đất thử nghiệm, chỉ kiểm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu quân đội ngày càng gia tăng.. Để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa Chính phủ Việt Minh ra Sắc lệnh số 78/ SL thành  lập  Hội đồng Giảm tô, ấn định các chủ đất (địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất chó tá điền (địa tô) là 25%, có nơi giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo. Sau đó thông tư liên bộ số 33/NV1 ngày 21 – 8 -1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu  về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các địa chủ người Pháp và những điền chủ Việt gian.
Giai đoạn hai:  Trong năm 1950 một loạt sắc lệnh ra đời nhắm đẩy mạnh sản xuất phục vụ công cuộc kháng chiến, bắt đầu bằng sắc lệnh 20/SL ngày 12 -2 -1950 và lệnh tổng động viên toàn bộ nguồn nhân lực vật lực và tài lực cho Tổ quốc.
  Sau đó ngày 22 -5 -1950 xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh Sắc lệnh số 89/SL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền và điền chủ ký kết trước năm 1945 và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay. Sắc lệnh thứ hai do Chính phủ Việt Minh ban hành cùng ngày 22 -5 -1950 mang số 90/SL, quốc hú hóa tất cả những đất đai bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh.
Giai đoạn ba:  Gia đoạn ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20 -4 -1953. Theo sắc lệnh này, giá thuê đất được hạ 25% để làm cho tiền thuê đất không vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt. Luật mới này quy định các chủ đất không được buộc tá điền đóng thêm tiền cho các phí tốn khác như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cày bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14,16) . Sắc luật này nhắc lại việc huỷ bỏ hoàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8 năm 1945 (điều 17) và hoãn lại những món nợ. của các thành phần ưu đãi của Việt Minh (binh sỹ, người nghèo)
 Cuối cùng Sắc lệnh náy thành lập “Ủy ban nông nghiệp” cá cấp. Ở Trung ương, Ủy ban này do Thủ tướng đứng đầu, gồm Bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt và hai đại diện của Ủy ban Liên lạc Nông dân. Ở mỗi cấp hành chính cho đến cấp xẫ đều có những “Ủy ban nông nghiệp”gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36).
Giai đoạn thứ tư: Vào cuối tháng 11 đầu thangs 12 năm 1953, Việt Minh triệu tập Đại hội Đại biểu Đảng Lao động Việt Nam Và Đại hội Trung ương Đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc. Đề tài thảo luận chính của khóa họảng Lao động lần này là khẩu hiệu “Ruộng đất cho người cày”. Đảng Lao động thực hiện dần cuộc Cải cách ruộng đất. Sắc lệnh ngày 4 -12 –  1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc cải cách lần này “bãi bỏ toàn diên quyền sở hữu đất đai của thực dân Pháp và của tất cả những đế quốc khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân” (điều 1). Toàn bộ đất đai của thực dân Pháp, Việt gian, địa chủ phản động và những phú hộ ác ôn đều bị tịch thu (điều 1). Đất đai của những thành phần dân chủ tiến ộ, kháng chiến, hợ tác với Việt Mnh sẽ được trưng dụng. Nà nước sẽ bồi thường àng năm 1,55 tài sản (điều 4). Đối với những điền chủ lẩn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20 -4 -1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hang (điều 5). Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35) và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh điều 36).
Giai đoạn thứ năm
gia năm 1954, Việt Nam bị chia hai bởi Hiệp định Giơneve ký kết ngày 20 -7 -1954), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ phía  vỹ tuyến 17 trở ra, phía nam Việt Nam Cộng hòa. Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau Hiệp định Giơneve vì khoảng 1 000 000 người bỏ đất Bắc vào Nam, để lại toàn bộ điền sản ở quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luạt vê CCRĐ ngày 14 - 6 -1954, sắc luật này dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó Nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản ( đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ…) của những người thực dân, địa chủ, cường hào, ác bá, Việt gian, phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật tiến bộ, các địa chủ tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia, truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo, như công giáo, Phật giáo (chương 2)…
 Các thành phần trong nông nghiệp :
Địa chủ: Là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành 3 hạng: địa chủ thường – có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn , không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc; địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp ngược đãi bần cố nông); địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt quốc, Đại Việt hay than Pháp).
Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.
Trung nông:có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành hai loại- trung nông lớp trên (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò) và trung nông lớp dưới (có dưới một mẫu ta ruộng)
Bấn nông : có ít sào đất không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.
Cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có  nông cụ, làm thuê đủ thứ để sống.
Ngư nghiệp:
Đánh cá giàu
Đánh cá nghèo
Thương nghiệp;
Tư sản mại bản
Tư sản phản động
Tư sản dân tộc


Đường lối đấu tranh CCRĐ:
Dựa vào bần cố nông, lôi kéo trung nông, cô lập phú nông và tập trung mũi nhọn vào địa chủ
Thứ nhất: - Vận động quần chúng chống lại địa chủ bằng cách đưa cán bộ về “tam cùng”  với bần cố nông thăm nghèo hỏi khổ sau đó ắt rễ xâu chuỗi.
Thứ hai: Sau khi bắt rễ xâu chuỗi nắm vững tình hình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại thành phần xã hội đã được Ủy ban hành chính địa  phương sắp xếp . Từ đó đội công tác mới quyết định các đối tượng đấu tố. Đây là cơ hội để giải quyết ân oán có từ trước trong làng
Thứ ba: Thiết lập tóa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân.
Việc tổ chức:
 Thành lập Ủy ban Cải cách ruộng đất bao gồm hai cấp Trung ương và Địa phương.
Cấp Trung ương: Do Tổng Bí thư Đảng Lao đọng Việt Nam là Trường Chinh làm Chủ tịch. Ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt Lê Văn Lương (Uỷ viên Bộ Chính trị), Hồ Viết Thắng (Ủy viên Trung ương)
Cấp tỉnh:
Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàng, mỗi đoàng có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu quyền hạn tương đương với Bí thư cấp tỉnh.. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội từ 6 đến 7 người. Các Đội có quyền hạn tuyệt đối nhận lệnh thẳng từ Ủy ban CCRĐ. Đúng như câu tục ngữ thời đó: “nhát đội, nhì trời”
Tòa án nhân dân: Tòa án này tổ chức ở những vùng có cải cách ruộng đất., chanhsans là một đội viên trong đội cải cách, bieennj lý (công tố) là một nông dân hay bần cố nông từng làm việc trong nhà của bị cáo (gia nhân, tá điền). Các quan tòa là những kerdoots nát, lâu nay thấp kém được cất nhắc lên địa vị quan trọng nên hạch sách, trả thù. Trong tòa án không có người đóng vai luật sư biện hộ và chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả.
Hậu quả của CCRĐ:
 Cuộc Cải cách ruộng đất đã tịch thu được 760 000 mẫu tây ruộng đất 1 846 000 nông cụ, 112 000 trâu bò, 26 000 tấn lương thực. Tất cả những thứ đó được chia lại cho: 1 555 000 gia đình nông dân và bần cố nông
 Số người bị giết – Theo Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 -2 000 tập 2 viết về giai đoạn 1955 -1975 xuất bản tại Hà Nội năm 2004 cho biết cuộc cải cách ruộng đất đợt 5 (1955 -1956) đã thực hiện ở 3 653 xã, có khoảng 10 triệu nông dân và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt này lên đến 172 008 người trong đó có 123 266 (71,66% xác nhận là đã bị giết oan.
  Đau thương nhất là ngườiị giết bị giết đầu tiên là một phụ nữ bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Bà đã từng che dấu và nuôi dưỡng các cán bộ cao câp lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam!
    Như vậy trong cuộc cải cách này ít nhất có đến trên dưới 15 vạn người bị chết oan, rất nhiều người là cán bộ trung kiên của Đảng Lao động Việt Nam, đa phần là tầng lớp nông dân ưu tú, tinh hoa của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ một số rất ít có tội với dân tộc nhưng cũng không đáng đem ra xử bắn!   
Nhiều câu ca thời này đã viết:
 “ Phá Đảng tan tành thắng Đặng Thí
 Giết người ghê gớm gã Chu Biên”
Hay:
“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục đời chê thằng họ Đặng
Hãm hại sỹ nông, đảo điên văn hoá, tội kia sách chép đứa tên Khu”

 Cải cách ruộng đất ở Việt Nam, những người Cộng sản Việt Nam đã làm cho vết thương của loài người them nặng thêm sâu, tình cảm con  với con người bị đảo lộn, nhiều giá trị tinh thần bị băng hoại. Nỗi đau và vết thương ấy còn lâu mới lành!

                                            *                      
       Có điều việc làm sai lầm trầm trọng này, Đảng Lao động Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận lỗi  trước quốc dân, đồng bào. Sau cải cách là có Đội Sửa sai ngay và Đảng trưởng Trường Chinh – Chủ tịch Cải cách ruộng đất mất chức, Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị), Hồ Viết Thắng (Ủy viên Trung ương Đảng) …cũng mất chức
  Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, nhân ái rộng lòng tha thứ và vẫn theo Đảng Lao động  Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi!
  Có điều đáng bàn là sau Cải cách, sau Sửa sai nhà nước Việt Nam thực hiện một sự kỳ thị dai dẳng con em người có bố mẹ chết oan trong cải cách! Họ bị cô lập tinh thần trong sinh hoạt cộng đồng làng xã, trong tình yêu hôn nhân (xem tiểu thuyết Phí một thời trai của Đỗ Hoàng- Nhà xuất bản Thanh niên năm 1991) và không bao giờ được tham gia một cấp sắc chính quyền nào dù nhỏ nhất.Sau đó thì ruộng đất lại nhập vào hợp tác xã, nông dân lại mất đất. Nay thì một phần ruộng đất lại bị các thế lực đồng tiền chiếm làm của riêng đút lót cho thế lực có chức có quyền. Nông dân Việt Nam vẫn khổ nghèo điêu đứng vạn đại!

  Nhà thơ Chế Lan Viên có câu thơ:
“Vết thương hãy thành sẹo ngay đi mà đánh giặc
Đã khóc rồi đừng khóc nữa đau thêm!
 Gần 60 năm, dân tộc Việt Nam đã bó qua quá khứ hướng tới tương lai thì đùng một cái các cơ quan Văn hóa, Bảo tàng, Truyền thông Việt Nam tổ chức trưng bày , ca ngợi Cải cách ruộng đất!
 Thật là “Ngồi buồn lại giở mắm ra/ Mắm ông thì thối mắm bà thì thiu”.
Và : “Gậy ông lại đập lưng ông”

                                                     Hà Nội, ngày 30 – 9 -2014
                                                             Đ - H




Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Do Hoang nhu toi biet



  ĐỖ HOÀNG NHƯ TÔI BIẾT
    *********************************
Xuân Trứ

Ngừơi ta nói nghề văn nghề trời hành, với những nguoi khác tôi không biết, nhưng điều ấy chắc đúng với anh. Đó là Đỗ Hoàng - nguời có nhiều bài viết đang gây xôn xao dư luận. Đáng ra A là một giáo viên toán và chắc là một thầy giáo giỏi, nhưng khổ thay lại chọn nghịệp văn chương, nói đúng ra văn thơ chọn anh đưa vào cõi trời hành.
Lứa tuổi chúng tôi, cả nứơc sục sôi dồn vào cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước, ĐH cũng chung số phận và sự trải nghiệm bằng chính mạng sống cuả mình đã taọ ra cây but Đỗ Hoàng rất lính. Tập thơ Tâm Sự Người Lính ra đời cách đây đã 45 năm, được nhà xuất bản Văn học in và bị thu hồi ngay từ năm 1996 là một minh chứng. Cũng phải nhắc laị rằng nhà xuất bản văn hoc thời đó chứ không phải những thời sau này. Tập thơ là tiếng nói của người từng trải qua chiến tranh trực tiếp cầm súng lên án chiến tranh, đến tận giờ đọc vẫn thấy hay thấy đúng, nên nó thực sự là hàng khủng lúc bấy giờ:
"Trái đất đen một nửa
 
Bom đạn găm đầy mình
Những đường gươm ly loạn
Đang chém nát hành tinh "
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Thật khủng khíêp, từ năm 1945 đến nay VN phải qua 5 cuộc chiến tranh, nhiều người phương Tây tưởng nhầm Việt Nam là tên goị của cuộc chiến, không phải một đất nước. Hàng triệu người ngã xuống cho những điều bây giờ vẫn chưa thành hịện thực. Ngừơi chết tại chiến trường đã đành,nhưng những người mẹ, người vợ cuả họ sẽ mãi gánh nỗi đau. Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc có 5 cường quốc là ủy viên thường trực thì ta đã phải đánh nhau với 3 nước để bảo vệ chủ quyền. Đau thương không thể nói bằng lời, có lẽ Đ H là một trong số it nguòi sớm nhận ra vả dám nói lên điều hiển nhiên nhưng vô cùng cay nghiệt đó của dân tộc:
" Bầy lính gái thẽn thò vì lạnh,
Ai xát lòng muối mặn mà đau
Hiền hiền những ánh mắt nâu,
Lệ rơi thấm đất nỗi sầu nghìn năm."
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Anh thương xót thông cảm số phận những con người xông vào trận chiến, trong đó có cả bản thân minh. A buồn cái điệp khúc thắng lợi to lớn cuả lãnh đạo trong khi vai trò xương máu của nhân dân bị đẩy xuống hàng thứ yếu :
"Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong
Họ không hề bị đeo gông,
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Anh có những suy tư đậm chất Lính, người thực sự trải qua chiến tranh, chấp nhận gian khổ hy sinh vì tương lai của dân tộc. Chính những người ấy nhìn chiến tranh mới sắc sảo và chân thật nhất:
" Ai nhìn khuôn mặt lính?
Cháy đen màu đồng hun.
Mấy năm trời đã sống
Lặng câm như khoảng rừng."
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Trong không khí hào hùng, hừng hực cuả chiến tranh, Anh hiểu rõ suy nghĩ của nguòi lính trên đường ra trận và dám thể hiện sớm. Ngay trên điểm chốt năm 1973 anh đã viết :
"Người lính đi nhiều và qua trăm nơi
họ biết được nỗi đau của đời họ đang sống.
họ biết lắm kẻ gào lên rồi im lặng,
triền miên trong suy nghĩ lao lung
( ĐH-Tâm sự nguòi lính - Nhà xuất bản Văn học )
Những nguòi từng cầm súng như chúng tôi hiểu và thông cảm với anh, vì những dằn vặt đó không chỉ trong chíến tranh mà nó kéo dài đằng đẵng mấy chục năm. Rất có thể vì thế mà một thầy giáo cầm súng đi qua chíên tranh, sống lay lắt trong cơ chế thị trường còn tiếp tục cầm bút đến tận bây giờ. Ngòi bút của ĐH rất khác lạ, có lúc hung hăng nhưng có lúc lại sâu lắng lẽ đời. Anh thương cả nấm mồ hưu quạnh:
" Mỏi mòn kiếp sống bơ vơ
Đơn côi lèn chặt đôi bờ nhân gian
Quanh năm khói lạnh hương tàn
Ở trên trần thế úa hàng cỏ xanh
Biết đâu đất dữ đất lành
Vành tang mây trắng vây quanh cô hồn ..."
( Nếu trái đất không còn chảy máu-ĐH trang 99)
Phải thừa nhận ĐH dẻo dai đến kinh ngạc, từ người lính chuyển sang làm báo, làm thơ, lên rừng rồi chuyển qua những hơn chục bộ. Lương bổng thì hạn hẹp, lúc có lúc không, mà phần lớn là phụ cấp, thế mà đến tận giờ anh vẫn cặm cụi với nghề, viết văn, làm thơ, viết phê bình, dịch chữ hán...sức làm việc thật đáng kinh ngạc.
Điều bất ngờ với nhiều người không chỉ sự dẻo dai mà là sức sáng tạo của anh. Có người bảo ĐH lúc nào cũng lơ mơ, thế mà chỉ vài năm anh dịch xong Kiều Thơ từ nguyên tác, dịch Chinh phụ ngâm, viết những bài phê bình nặng ký. Hầu như tuần nào cũng có bài, lĩnh vực nào cũng góp măt với giọng điệu riêng, có nhiều bài rất chuyên sâu, ý tưởng mới, chính kiến rõ ràng.
Việc dịch thơ chữ Hán không có gì đặc biêt, từ những năm 2001 ĐH đã dịch tập Tuý Thi  Ca, trong đó nhiều câu nhìều, đoạn rất hay:
“Rửa gươm trong sóng bể dâu
Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn”.
Bất ngờ hơn là A dám dịch Kim Vân Kiều với đủ nội dung nguyên bản, khi đã có ngôi đền thiêng sừng sững trong nền văn học VN từ bao đời đó là Truyện Kiều. Đaị thi hào Nguyễn Du, dựa theo " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân đã dich Truyện Kiều theo thể lục bát mẫu mực. Bản dịch của NDu được nhân dân yêu mến, lưu hành rộng rãi đến mức gần như người Việt nào cũng thuộc dăm câu Kiều. Từ thành thị đến nông thôn, từ trí thức đến nguơi it chữ không chỉ thuộc mà còn bói Kiều, bấm Kiều và vận dụng trong giao tiếp, trên cả văn đàn. Mỗi câu của Cụ Nguyễn là quy luật của cuộc đời.
Tác phẩm công phu đó được anh dịch lại đặt tên là Kiều Thơ. Vẫn dòng lục bát nhuần nhuyễn mà Kiều Thơ chẳng câu chữ nào dính dáng đến Cụ Nguyễn :
" Cửu tuyền còn chuyến đò ngang
Nợ chưa trả hết sao sang bến chiều
Càn khôn hoang lạnh cô liêu
Càng gây oan trái càng nhiều tội danh
Cõi trời mờ mịt mong manh
Con ngưởi, con ngợm cố dành giật nhau
Nhãn tiền trông thấy mà đau
Đời này đã vậy biết sau thế nào? "
( Kiều Thơ - Nhà xuất bản Hôi nhà văn -Đ H)
Theo anh do hoàn cảnh, điều kiện  thời đó cụ Nguyễn lược dịch 3254 câu, nay ĐH dịch đủ hơn 6122 câu toàn bộ nội dung nguyên bản. Tác phẩm Kiều Thơ đồ sộ này sẽ được bạn đọc qua thời gian thẩm định, không hề có sự lăng xê ồn ào như bao tác phẩm cùng thời, biết đâu sẽ tạo nên một ĐH sống dai hơn nhiều so với vóc dáng của anh.
Một lần ngồi rượu suông chuyện phiếm, men tây tây tôi móc máy ca ngợi Hoạn Thư của Cụ Nguyễn tuyệt vời không ai có thể tinh tế bằng, cãi hay hơn luật sư, tố tội thẩm phán mà người ngoài chẳng hay, giỏi hơn cả nhà tâm lý đại tài, làm cho bà phán Kiều buộc phải tha bổng. Anh quay lại nhìn, tôi liền đọc đoạn biện hộ của nàng Hoạn:
 
Nghĩ cho khi gác viết kinh
 
Ấy khi khỏi cửa,dứt tình chẳng theo .."
Vừa nghe đựơc hai câu, a cuớp diễn đàn đọc tiếp luôn một hồi của Cụ Tố, rồi hăng lên đọc cả đoạn Kiều Thơ của mình nói về việc xử án oang oang giữa quán. Mọi người xanh mắt, lấm lét nhìn. Một hồi chắc mệt, Anh dừng lại nói :
- Hay tuyệt ! Uống !
Tôi nghĩ tay này giỏi chống chế thật, nhưng tôi đã lầm, đặt cốc xuống bất ngờ ĐH hạ giọng chân thành:
" Tôi từng nói rất nhiều lần, ở nhiều nơi thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời". Rồi cứ vậy anh vừa đọc, vừa phân tích những cái hay cái đẹp của Truyện Kiều, không thể chen được câu nào đến tận lúc chia tay.
Thế thì chuị thật, trí nhớ siêu phàm, và cũng rất rành mạch, rõ ràng. Té ra không phải ĐH lơ mơ mà đang mải mê theo đuổi tứ thơ nào đó hoặc đang buồn vì những thứ làm đục bầu trời thơ ca. Trong tôi cứ luẩn quẩn ý nghĩ  có lẽ tác phẩm của ĐH và Cụ Nguyễn không chỉ chung đề tài mà là dấu gạch nối giữa hai thế hệ tiếng Việt. Sau này, rất có thể người ta sẽ đọc nhàu Kiều Thơ vì nó đủ nội dung, được Việt hoá hơn để thấy sự phong phú cuả tiếng Việt và có cả những thứ mà tôi chưa nhận thấy...     
 
Ngoài tác phẩm đồ sộ Kiều Thơ, Đỗ Hoàng  còn dịch Chinh phụ ngâm . Theo Nguyễn Hoàng Đức thì Đỗ Hoàng là người can đảm bậc nhất, đã làm một công việc đầu tiên của loài người là “Phải đạp đổ người thầy đầu tiên cho dù là vỹ đại!”
Đ H dịch Chinh phụ ngâm xong từ năm 2011, định không công bố vì bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích quá tài hoa, nhưng rồi nghĩ lại a dịch để hiểu vẻ đẹp của tiếng Việt, cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc. Nghĩ như thế rất đúng mức và dũng cảm, vì lĩnh vực nào chả có đỉnh cao phía trước. Nếu cứ cho đó là giới hạn thì làm gì có sự phát triển ?
Tôi thích những baì víết sắc sảo, sâu sắc của ĐH. Thời gian dư luận xôn xao, tôi hỏi anh dịch thơ Việt sang thơ ta làm gì, anh nhìn tôi như ngươi hành tinh khác, rồi đọc một loạt những bài văn rối rắm và bản dịch của anh, quả thật nó hay lên đến bất ngờ. Chuyện đó đã đăng trên nhiều trang mạng còn kết quả thế nào sẽ do bạn đọc thẩm định. Nhưng tôi biết anh dịch thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác cách tân, làm bí hiểm làm cho người đọc không hiểu nổi. Thơ không vần, không điệu, trúc trắc lơ mơ. Thật ra khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, không chịu nổi Anh lôi ra dịch và nâng cấp lên :
 
“Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây” (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá).
 
Cũng như ĐH chúng ta không thể đồng cảm nổi những câu thơ vô lối, dù nó của nhà thơ nổi tiếng:
" Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm Anh"
Hay:
"Sau một phút êm đềm trên ghế đá
Anh quên cài khuy áo của em"
Ngay cả tôi cũng phải giấu những baì thơ này vì sợ con đọc được, hèn gì mà anh chẳng gầm lên, trong khi nhiều nguời có trách nhiệm lại....lặng im. Có ý kiến cho rằng a phản ứng hơi quá, nhưng tôi lại nghĩ may có Đỗ Hoàng, Trần Manh Hảo, Nguyễn Khôi ... và môt số ngừơi khác lên tiếng, không thì thơ ca sẽ về đâu, người ta sẽ quay mặt với thơ đến bao giờ ?
 
Bình tĩnh đọc, ta thấy anh rất có trách nhiệm: "Những người làm thơ vô lối đã thổi phù cái tình dục bệnh hoạn phản cảm của mình một cách thô thiển trắng trợn làm băng hoại con người." ( Vô lối phản lại thơ ca - ĐH)
Đ H có những suy nghĩ rất mới và táo bạo, kể cả những bài thơ được giải, hay đươc thời gian một chiều ủng hộ. Cái quý là anh dám thẳng thắn nói ra và anh biết họ sẽ không thích. Những ý kiến lạ của anh làm chúng ta giật mình, xem lại ý nghĩ chưa chuẩn đã thành thói quen của chính mình. Những phát hiện khi lớn, khi chỉ là tình tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn.
Ngày cụ Võ Nguyên Giáp mất anh rất muốn tổ chức một cuộc thi viết về thân thế, sự nghiệp đại tướng, anh lo làm sao có tác phẩm xứng đáng công lao của Cụ. Trên trang mạng của anh có hàng nghìn bài thơ viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người sáng tác phaỉ có suy nghĩ khác nhau, thậm chí khó công nhận nhau, các nhà thơ thừơng thể hiện rõ hơn điều đó. Nhất là ta chưa quen chấp nhận cá biệt trong một cộng đồng, vì thế có một số ý kiến khác với ĐH, tôi cho đó là chuyện bình thừơng thậm chí là tốt, nhưng mong nó chỉ ở phạm vi nghề nghiệp. Trong Chuyện nghề của Thuỷ, Thủ Tướng Phạm văn Đồng, mấy chục năm trước đã nói: "Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau, thì phải biết thương yêu bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực nhau thì còn ai bênh vực các anh "
 
Một đêm, đọc bài của ĐH thấy hay , bốc lên tôi nhắn cho anh:
"Đỗ Hoàng...anh chính anh thôi
Câu thơ chắt phía nỗi đời quặn đau
 
Ước là một chút bụi mầu
 
Cả đời chăm bẵm,mặt nhầu vì thơ."
Tôi không ngờ ĐH nhắn lại "Cám ơn Tiên sinh !". Đấy, đến cái thằng tôi mà tác giả Kiều Thơ hoành tráng xử vậy, thì còn trách cứ nỗi gì? Trong tôi bỗng vang lên đoạn Kiều thơ do chính Đỗ Hoàng đọc bằng giọng Quảng Bình rất lạ:
" Sa chân cát bụi bùn sâu
Nắng mưa,sương gió dãi dầu như ai.
Càng sắc, càng quý, càng tài
Càng đầy đọa chốn trần ai tội tình.
Càng hiền,càng đẹp,càng xinh
Kẻ ghen,người ghét coi khinh phận hèn
Má hồng trong cuộc đỏ đen.
Thân lươn lăn lóc lắm phen khóc cười "
Người ta nói văn là người nên tác phẩm của ĐH cũng lận đận như chính cuộc đời anh. Đứa con đầu lòng Tâm sự người lính vừa phát hành bị thu hồi, cấm mấy chục năm. Đời anh cũng lận đận khốn khổ vì nó, mãi sau mới được phổ biến. Khi ấy thời gian làm nguội bớt tâm sự khủng cuả anh. Giờ laị đến lựơt nàng Kiều Thơ nguồn gốc từ Trung Quốc có vẻ lại hồng nhan bạc phận như chính cuộc đời người đẹp.
 
Cho hắn chết ! ai baỏ cứ dính  với giai nhân! Nhưng tôi laị nghĩ, nếu hắn không mần thì ai mần ? Tôi tin thời gian sẽ trả lại tên cho em và rất có thể ĐH đựơc ăn theo nguời đẹp, bởi thời gian, nhân loại và nhất là nhân dân ta thừơng rất công bằng.

X - Tr

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Tuy tố bon thamnhũng

-PHẢI TRUY TỐ TỤI LÀM THẤT THOÁT TÀI SẢN NHÂN DÂN!

Posted by phamtayson on 21/09/2014
 
 
 
 
 
 
Rate This

Cô gái Đồ long FB

“Sống trong lịch sử” là bộ phim được nhà nước đầu tư 21 tỉ, do NSND – ĐD Thanh Vân thực hiện; có nội dung ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và tướng Giáp. Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm Hà Nội, phim không bán được dù chỉ một vé. Một người bạn vừa nhắn tin, hổng biết đùa hay thật: “Làm vậy là có lỗi với vong hồn đại tướng, trong khi hơn 1 năm qua dòng nguời viếng mộ ông không ngớt. Chỉ cần 1/10 lượt nguời đó đi xem film là dư sức….ăn khách!”.
Còn đây là chuyện kể của nhà văn Nguyễn Văn Thọ.
PHẢI TRUY TỐ TỤI LÀM THẤT THOÁT TÀI SẢN NHÂN DÂN!

Trưa hôm qua chúng tôi đã đọc tin này. Hoạ sĩ Thành Chương nói đầu tiên:
– Nhà nước đầu tư cho Hội mỹ thuật không nhiều. Co kéo trăm triệu cho Hội địa phương này hay kia là cả vấn đề đau đầu . Đầu tư cho hoạ sĩ sáng tác ư? Khó lắm. Bên nhà văn ông ra sao?
Tôi bảo, việc của Hội thì tôi không rõ, nhưng đầu tư cho sáng tác 20 triệu một tác giả trong bao nhiêu năm là to lắm, lại không phải ai cũng dễ xin để nhận được. Ban chấp hành Hội và lão già Hữu Thỉnh đặt lên đặt xuống. Tôi lần đầu nhận 10 triệu đầu tư cho tiểu thuyết lo ngay ngáy. Như cái gánh nợ trên vai. Như sự vay phải trả. Và tôi tuyên bố rằng nếu tiểu thuyết ế không có bạn đọc tôi sẽ trả lại tiền 10 triệu cho Hội nhà văn. Tôi bán sách cho các nhà sách cũng thế, các bạn nhà sách đều có trên FB đều kiểm chứng, khi bán tiền trao cháo múc, tôi ứng trước tiền ngay cả trước khi in, tuyên bố luôn, nếu bạn không bán sách được Thọ Muối xin trả lại tiền đã ứng. 2, 3 mươi triệu với tôi to lắm song danh dự Thọ này to hơn rất nhiều…Bán hai cuốn Vợ Cũ và cuốn Sẫm violet vừa rồi tôi cũng ứng tiền trước và nói thẳng với chị Liên Nhà sách Liên Việt như thế. Song Liên Việt đã không đòi tiền tôi, họ ứng trước tiền cả hai cuốn khi vừa nhận bản thảo rồi sau khi in bán tốt hai cuốn này. Sách bán cho bà Miên xưa cũng thế, mới có 7 chương tôi đã ứng trước cả 20 triệu. Mặc dù tôi đã ra 14 đầu sách, trừ ba cuốn thơ thì không bán. chỉ tặng bè bạn, còn sách của tôi chưa ai in mà không bán được, nhưng cả 14 cuốn ấy không bao giờ có 1 xu tiền nhà nước, tiền túi của tôi, mà các nhà xuất bản và nhà sách bỏ tiền ra in rồi không ai lõm.
Tôi đi buôn, tôi lầm than để lấy tiền nuôi tôi nuôi con mà viết. Trong các chuyến đi ở Đức để bán sách, để lấy tư liệu viết cho sự tìm tiền đều phải nương nhờ bè bạn mà viết mà sống, nhiều khi ốm đau đi trên đường đêm khuya sương lạnh cô độc một thân già lọ mọ ứa cả nước mắt vì trong gió lạnh xứ người sương tuyết khi cơn sốt hầm hập mới biết con người ta nên sống và phải sống ăn ở ra sao…Nên nếu nhận tiền của ai, thì viết cho hết lòng, có trách nhiệm cao, trước tiên là trách nhiệm với chính sự đau khổ của mình. Cuốn Quyên bán suốt 5 năm nay, sắp lên phim của BHD, doanh thu cá nhân cho tôi ước tính hơn 600 triệu, nhưng rải rác nhận về trong 5 năm nên chỉ dư tí tiền sửa cái nhà thờ cha mẹ tôi.
Thành Chương nhấp chén trà vỉa hè thong thả nói:
– Tụi hoạ sĩ chúng tôi cũng thế thôi, nhà nước đầu tư cho các hội rất ít, mà chúng tôi, anh chị em hoạ sĩ điêu khắc đâu có kém cạnh gì ở đóng góp cho văn hóa nước nhà. Nói tới cách mạng hay đổi mới hình nghệ thuật Hội hoạ với đặc thù của nó luôn đi trước các loại hình khác một bước. Nhà nước vì tuyên truyền chỉ đầu tư cho điện ảnh và truyền hình nhiều tiền lắm. Nhưng ông xem đây, họ đầu tư bao nhiêu tiền cho bao nhiêu phim hàng tỉ tỉ rồi vứt xó. Ông đọc bài thấy ra sao? Tiền của dân, hàng vài chục tỉ, làm phim xong chiếu chả có ma nào xem, tức là không phục vụ được chính trị nghệ thuật lại gây thất thoát tiền hàng vài chục tỉ 1 phim, bao năm nay hàng trăm triệu đô la đổ xuống cống? Ai chịu? Chỉ có nhân dân è cổ và nhà nước lỗ. Điện ảnh rất nhiều người từng kêu phim kém vì tiền ít. 21 tỉ mà ít à, sao để cho rạp không bán nổi 1 vé? Đấy là tụi bất tài, móc tiền của nước của dân đen mà biến ra tro bụi. Thế nhưng khi căn vặn lại, vì sao phim các anh không ai muốn xem, họ lại tinh tuớng lắm, cho là phim kén khán giả cần khán giả có trình mới hiểu được. Chu cha? Kén khán giả? Kén cái cục cứt. Chỉ có kén người tài giao tiền tài mà tiền giao cho tụi bất tài.
Phải truy tố chúng trước pháp luật vì làm kinh tế thất thoát 1 tỉ đi tù mọt gông đấy, thất thoát hàng trăm tỉ cho bao nhiêu phim. Bắt và bỏ tù cái tụi ấy cho chúng ta nhờ. Hỏi xót xa không?
– Sao không xót xa? Tiền của của chúng ta. Chúng ta là nhân dân. Có quyền tiêu từng đồng phải tiêu cho đúng chỗ. Rõ ràng điện ảnh là một hình đặc thù có những yếu tố để cần nhiều tiền, nhưng phải ra sản phẩm có ích; mà có ích thì sách phải có bạn đọc, điêu khắc hội hoạ phải có người thưởng lãm làm đẹp cho nước nhà, phim phải có người xem phải không kín rạp thì cũng nửa rạp chứ 21 tỉ mà không bán được 1 vé thì tiền là vỏ hến hả? Nếu điện ảnh có một Trương Nghệ Mưu đi, hãy rót cho anh ta 100 triệu Đô La để làm 1 phim VN đoạt giải Ót sì ka, còn nên chăng 1 xu từ nay cũng ko rót cho tụi điện ảnh nào bất tài./.

Thơ Nguyễn Linh Khiếu

Nguyễn Linh Khiếu

Cánh đông ô liu

trên cánh đồng ô liu Newhaven
muốn viết câu thơ
xanh biếc tôi cánh đồng ô liu dịu dàng trĩu quả
sợ ai đó gào lên
thằng bé nhà quê còi cọc đi đâu mà lên giọng

trên cánh đồng ô liu Newhaven
muốn viết câu thơ
tôi giòn tan những quả ô liu biếc xanh bầu trời buổi sớm
sợ ai đó nổi điên
lão già nhà quê đần độn biết gì mà mở miệng

trên cánh đồng ô liu Newhaven
muốn viết một câu thơ

Newhaven, 17.7.2013

Ống khói London

thăm thẳm bầu trời mùa hạ
những ống khói sừng sững nguy nga
túp lều rách rưới
cung điện xa hoa
những tòa nhà chọc trời ẩn hiện trong mây
bao giờ trên nóc cũng dựng đứng những ống khói

có người nói những ống khói London
thông điệp về ngọn lửa ấm
thông điệp về bữa cơm chiều sum họp
thông điệp về sự chờ đợi của thiếu phụ
thông điệp về sự có mặt của đàn ông

những ống khói London thăm thẳm trời xanh
có thể mang những thông điệp kia và nhiều thông điệp khác

không hiểu sao ta cứ mơ hồ
những ống khói London
dựng đứng những đàn ông sừng sững.

London, 18.7.2013





thơ chạy giải


THÊM MỘT BÀI VIẾT HAY CỦA NHÀ TRIẾT HỌC SỐ 1 NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
VỀ THỰC TRẠNG THƠ DỞ CHẠY GIẢI GIỎI CỦA CÁC VĂN NÔ
Đọc trên vonnga1153, bài Một năm nhìn lại hội thảo thơ, Giải thưởng thơ, có đoạn này:

Thêm một bài hay của Nguyễn Hoàng Đức. Bọn thi pháp gãi háng, thơ văn cứt đếch, đạo văn…bao nhiêu thứ bệnh của văn chương cứ cấu kết với nhau ăn chia hết giải nọ đến giải kia, làm sao xây dựng một văn đàn lớn? Một Trường ca chân đất viết quá dở, do chạy giải mà lĩnh 20 triệu, bị phát hiện bèn xấu hổ che đậy bằng cách làm từ thiện,một Giờ thứ 25 bị phát hiện liền văng cứt đếch cãi chày cãi cối, một Sóng & Khoảng lặng thua xa văn học sinh lớp 6, đó là những ung nhọt của một xã hội bao cấp tư tưởng, dùng tiền thuế nhân dân dọn cỗ mậu dịch cho bọn bất tài ăn xương uống máu. Bọnu Thanh THảo, Phạm Đương, VĂn Chinh, TỪ Quốc Hoài chỗ nào cũng nhào vô kiếm ăn,như bọn kên kên ăn cái xác chết thối rữa của văn học tem phiếu. “Ăn uống lọ mọ làm sao có được những vũ điệu kiêu hùng? Đèn nến lung linh không có làm sao có cảnh mỹ nhân ăn vận xa hoa nhảy múa cùng anh hùng mã thượng?”
Đất nước có bao giờ nhục thế này chăng? Phạm Đình Phong viết mấy trang cóp nhặt về võ cũng chạy được bằng tiến sĩ 6 tháng? Hoàng Quang Thuận thì” thơ thì là thơ của thánh thần; địa điểm giao nhận “hàng” thì là núi thiêng Yên Tử; tập thơ này lại đang được tác giả “chạy” để dự giải Nô Ben (chắc nhầm, dự giải Lang Ben thì phải hơn!). Gớm chửa! Kinh hoàng! Rồi cả cái tạp chí gì to lắm của Hội trung ương hẳn hoi đã làm hẳn cả một cuộc hội thảo về cái tập thơ vớ vẩn ấy. Người điều khiển hội thảo này toàn các đấng bậc, tai to mặt lớn cả! Mấy chục ông bà chổng mông chổng tỹ, phùng mồm trợn mắt thổi kèn khen lấy khen đểThanh Thảo, Phạm Đương thì kẻ cứ làm thơ cứt đái, người chạy giải thâm niên, nghe đâu vợ con chúng cũng khinh, hàng xóm lên án, Quảng Ngãi phỉ nhổ mà chúng cứ vác mặc đi kiếm chút cơm thừa canh cặn thiên hạ bằng cách uốn gối khom lưng bợ đỡ các cấp chức quyền, các đại gia để kiếm chút danh lợi.
Thơ Thanh Thảo, Phạm Đương, Hoàng Quang Thuận được Hội NV thổi ống đu đủ, chẳng ngờ bể bong bóng lợn chất xú uế xịt ra tùm lum. Giờ tới đoạn Phạm Đình Phong và chú Thuận chạy giải “quốc tế”dỏm!Quá nhục!
Đúng là:
Thuở trời đất nổi cơn chạy giải
Thanh Thảo luôn gãi dái Năm Trì
Phạm Đương đi Ru má ni
Nghề thì trộm đạo, giờ thì 25
Hoàng Quang Thuận Phạm Đình Phong
mua tiến sĩ giấy về mong khoe tài
Một lũ ăn bẩn đái khai
lương tri bán kẻ ngoại lai hết rồi!
Hà Thành Chính Khí Ca – 01/10/2013 11:14
Trong trường dạy làm báo chí văn nghệ mậu dịch, cả lớp đang chăm chú nghe giảng, thầy giáo đang say sưa… bỗng hai tràng “pháo” ròn tan vang lên. Có một vài anh xì xào bình phẩm hay hay. Thầy giáo quắc mắt:
- Ai?
Lớp trưởng Vanghebaocap nói ngay:
- Thưa thầy anh Thanh Thảo “đánh rắm” và viết câu thơ “tôi mơ cứt ngập nhà anh-mai giầu anh trả hai mươi phần trăm” đấy ạ!Anh Hoàng Quang Thuận là tác giả tràng rắm hiệu ứng thứ 2!
Thầy giáo hỏi tiếp:
-Ai bình phẩm thằng đánh rắm thơ?
-Dạ thưa anh Chu Văn Sơn bảo hậu hiện đại, anh Mai Bá Ấn bảo tân hình thức, anh Phạm Đương bảo thơm, anh Hồ Thế Hà bảo có tính dự báo,anh Văn Chinh cho rằng tầm khái quát lan rộng, đa cực là khắp lớp, điểm đến là thầy ạ!.
- Hỗn! Vanghebaocap đâu, lấy sổ ra cho nó mỗi thằng 2 điểm.
- Thưa thầy, cho vào môn nào ạ?
Thầy giáo suy nghĩ hồi lâu rồi phán:
- Cho vào môn ngoại ngữ.
- Thưa thầy cho vào mục nào ạ?
Thầy giáo còn đang ngắc ngứ thì Vanghebaocap nói ngay:
- A, em nghĩ ra rồi. Mục kiểm tra miệng.
Thầy giáo:
- Cho thằng Thanh Thảo và Hoàng Quang Thuận vào mục kiểm tra miệng, mấy thằng còn lại Chu Văn Sơn, Mai Bá Ấn, Hồ Thế Hà, Phạm Đương, Văn Chinh cho vào mục kiểm tra…mũi!
Lớp trưởng Vannghebaocap đề nghị:
-Toàn bộ thông tin này em viết đưa lên tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, giáo dục cho nhân dân tránh xa bọn lợi ích nhóm, bọn chạy giải, bọn ăn theo nói leo, bọn thơ cứt đái, bọn vĩ cuồng thầy nhé.
Thầy giáo:
- Ok, ok và ok, đó là cách tốt nhất để phát triển tờ Tạp chí bao cấp này!
Sông Gianh – 30/09/2013 20:55
Có người nói: Nguyễn Hoàng Đức càng chỉ rõ những khuyết tật của Hội, báo và tạp chí hội và các nhà văn chương mậu dịch tiểu nông lè tè bao nhiêu thì họ càng viết dở thêm bấy nhiêu. Đúng vậy, hồi nào đến giờ họ luôn náu mình dưới khẩu hiệu, tuyên truyền thì chút ít thiên bẩm cũng rơi rụng cả.Nói chung, những loại ăn bám tiền thuế nhân dân này nghỉ viết, hội hè bao cấp chấm dứt sự tồn tại với đặc trưng ăn chia lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, phét lác ba hoa, tự vẽ bùa mà đeo… cứ để nền văn nghệ vận động theo quy luật chung của nhân loại mới phát triển được.
Nếu xảy ra vậy, những kẻ ăn nhờ ở trọ các Hội quốc doanh, những kẻ háo danh chạy giải mậu dịch sẽ mất đất sống, sẽ la oai oái rằng tôi đang làm thơ viết văn bảo vệ chế độ đây, sao các ông không nuôi tôi, không bợ đỡ tác phẩm tôi bằng các giải thưởng mậu dịch tem phiếu!
Mong nhà phê bình, nhà triết học số 1 châu Á Nguyễn Hoàng Đức có thêm nhiều bài hay, tài hoa như bài này cũng như chuỗi bài Nguyễn Hoàng Đức gây long trời lở đất lâu nay.Bọn gián chuột thơ văn thơ cứt đái, thơ đạo văn, thơ gãi háng, thơ tâm thần, thơ bệnh hoạn như Thanh Thảo, Hoàng Quang Thuận, Phạm Đương, Văn Chinh, Từ Quốc Hoài… luôn sợ những tia nắng mặt trời trong các bàì viết của bác, bác Nguyễn Hoàng Đức ạ.
Ba Đồn – 30/09/2013 16:58
1.Trong bệnh viện, nhà lý luận phê bình xịn đang vạch mặt bọn thơ dở thơ dỏm thơ cứt đái thơ gãi háng thơ đạo văn, vào thăm thử kiểm tra khả năng hồi phục của một bệnh nhân chạy giải để cho ra viện. Nhà llpb hỏi:
- Tôi có thể lấy búa đóng đinh vào đầu anh được không?
Bệnh nhân nhanh nhẹn trả lời:
- Ông làm như tôi điên chắc. Ông định giết tôi hay sao?
Nhà lý luận phê bình nghĩ bụng: Chắc tay này hết bệnh chạy giải rồi, có thể ra viện. Để cho chắc chắn,ông ta hỏi thêm:
- Tại sao như thế lại không được?
Bệnh nhân trả lời:
- Thế nhỡ ông đóng trượt cái đinh, cái búa gõ vào đầu tôi thì tôi chết à?
Nhà lý luận phê bình bảo:
- Vâng, tôi biêt ông rất sợ chết.
Bệnh nhân dõng dạc:
- Tôi chết thì ai lĩnh tiền tái bản Trường ca chân đất, Giờ thứ 25, Đa cực &đĩ điếm, Vô lối Sóng& khoảng lặng, Thơ tâm thần HQT, ai còn nhận comment bên Pháp bên Mỹ ra cãi với ông!
2.Một bệnh nhân chạy giải nói với nhà lý luận phê bình:
- Đêm nào em cũng có một giấc mơ khủng khiếp.
- Mơ thế nào? – Nhà lý luận phê bình hỏi.
- Em mơ mình đi giữa đường, hoàn toàn không mặc áo quần, đầu đội mũ gắn lông chim lớn và còn gặp rất nhiều người quen…
- Tôi hiểu rồi. Và lúc đó em xấu hổ chỉ muốn chui đầu xuống đất, có phải không?
- Đúng thế, thưa đại ca. Bởi thời buổi này chẳng ai còn đội mũ gắn lông chim đi ra ngoài đường!
Nhà lý luận phê bỉnh bảo:
- Vậy em thích đội gì?
- Dạ kính thưa sếp, em thích đội tập thơ được giải của em là Trường ca chân đất và Giờ thứ 25! Nếu không em đội tạm Đa cực &đĩ điếm, Vô lối Sóng& khoảng lặng, Thơ tâm thần Hoàng Quang Thuận cũng được.
3. Tóm lại, cái Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm này cũng theo quy luật lợi ích nhóm, tự sướng, ca ngợi bọn văn nô chạy giải, bọn tâm thần phân liệt tàn phá văn chương chân chính!
Lao Động Miền Trung – 30/09/2013 15:41
Bài Nguyễn Hoàng Đức quá hay, khuyên chớ nên làm trái tự nhiên. Văn học tem phiếu mậu dịch lâu nay đã không thuận lẽ trời,không hợp lòng người nên sản sinh những quái thai thơ đi liếm cơm thừa canh cặn của vinh quang bao cấp, quá sức tởm lợm. Những quái thai thơ như Thanh Thảo, Hoàng Quang Thuận, Phạm Đương, Văn Chinh, Từ Quốc Hoài…kéo theo những quái thai lý luận phê bình như Chu Văn Sơn, Hồ Thế Hà, Mai Bá Ấn…góp phần thổi phồng các thứ xú uế mà các quái thai thơ phọt ra, tung tóe bẩn cả một văn đàn. Chúng lợi dụng cả con dấu, BCH, BGK của các Hội mậu dịch để câu kết liếm láp cùng nhau. Chúng thật có tội với nhân dân, những người đóng thuế nuôi các Hội phọt phẹt!
May có bác Nguyễn Hoàng Đức và các bác Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Bọ Lập, Trần Mỹ Giống, Nguyên Hải… làm cuộc “giữa đường nào thấy bất bằng mà tha” nên diễn đàn văn chương và xã hội sôi động hẳn, sinh khí hẳn. Nhưng bọn chúng biến thái từ dạng này qua dạng khác, như vi rút trên cơ thể văn chương bao cấp ung thư di căn vậy, các bác ạ!
Ngang qua cuộc chơi – 07/04/2013 16:44
Văn chương bao cấp mậu dịch làm ô nhiễm xã hội, ca tụng những kẻ cầm quyền trao giải thì được trao giải.Họ lấy tiền thuế của đồng bào để bôi gio giát trấu vào mặt đồng bào. Bác Hoàng Đức cần tiếp tục lên án bọn háo danh vụ lợi, để góp phần trong sạch bớt cái xã hội văn chương & giải thưởng cánh hẩu bị ô nhiễm đến mức đại báo động!
Bọn giám khảo và nhà thơ giải thưởng được Tàu khựa khen lắm, vì chỉ bọn sâu mọt nầy mới đủ sức tàn phá hoa trái Việt Nam từ bên trong, tiếp tay cho các ông lớn Trung Nam Hải bên ngoài"

Giờ đọc tiếp bài này, chúng tôi thấy thật thấm thía:

Tầm vóc người Việt nhìn qua thế hệ Nhà Thơ Nhược Tiểu


Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức suy tư: Sang thế kỷ 21 rồi, Việt Nam vẫn đứng tốp cuối của thế giới, nghĩa là về văn minh chúng ta đội sổ. Trong khi đó dân số nước ta tiến đến con số trăm triệu, đang leo vào tốp mười của cường quốc thế giới về dân số. Dân số thì cường quốc, văn minh thì còi cọc nhỏ bé, chẳng phải là một nghịch lý đáng thẹn thùng ư? Hay là chúng ta vẫn cứ đem những trang sử ngày xưa hoặc cái đáng yêu ảo giác vơ vào của quê cha đất tổ ra để trang trải cho sự thiếu hụt nhục nhằn này? Cụ thể, dân tộc Việt đang đứng ở vị trí nào? Một dân tộc muốn có tầm vóc vĩ đại, thì trước hết dân tộc đó phải trưởng thành, tức là nó phải thoát khỏi địa vị ấu nhi để lớn lên. Hơn thế tầng lớp trí thức của dân tộc, cũng là đầu não phải lớn lên trước hết. 


TẦM VỐC NGƯỜI VIỆT nhìn qua thế hệ NHÀ THƠ NHƯỢC THIỂU

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Theo các số liệu và các nhìn nhận khá chính xác, mới đây có rất nhiều bài viết do học giả Vương Trí Nhàn, tập hợp những bài viết của các đại trí thức người Việt như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng thai Mai… nhận định trí thức Việt không có các đại triết gia vì không khao khát những lý tưởng cũng như cái nhìn lớn lao siêu việt. Cụ thể hơn mới đây, một vài chuyên gia nước ngoài am tường đã nhận xét: Người Việt và nhiều lãnh đạo Việt thường khoác lên mình thứ tâm cảm vĩ đại ngoại cỡ khỏi bản thân mình. Cụ thể trong kinh tế, khi nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI đổ vào nhiều (hơn hẳn các nước trong khu vực), nhiều lãnh đạo Việt Nam đã tự khoác lên mình những tầm vóc cũng như dự án vĩ đại cả tỉ đô la, những quả đấm thép như Vinashine, Vinaline ra đời… Rút cục chỉ trong có vài năm các tập đoàn này phá sản nhấn chìm theo nhiều tỉ đô la và cả nền kinh tế.

Đã có rất nhiều người Việt bàn tán rỉ tai rằng chúng ta có rất nhiều người trẻ giỏi học hành, toán học hay lập trình vi tính. Nhân một cuộc ra mắt những thành tựu của lập trình vi tính ViệtNam, ông bầu Nhật, người phụ trách chương trình này đã nói thẳng thừng: lập trình vi tính của người Việt mới ở trình độ cành lá, chứ chưa bao giờ xác định được nguồn gốc của hệ lập trình. Như vậy đã rõ, chúng ta mới chỉ có thứ khôn ngoan tùy tiện trên ngọn, mà chưa có được nền móng vững chắc của hệ điều hành căn bản. Về học vấn, trí thức Việt mới chỉ dừng ở mức thông tin mà chưa biến thông tin đó thành nhận thức. Triết gia Kant quan niệm dù học bao nhiêu mặc lòng, nếu sự học đó không biến thành khả năng suy xét của lý trí thì sự học vẫn chỉ là vô ích. Học nhiều mà không hành được, không phán đoán để tìm ra quyết định hay chọn lựa, thì học làm gì, học thế khác gì không học?! Tôi có gặp một anh bạn, người có vẻ thành thạo lắm về kinh tế, anh nói rằng: thời gian thực hiện nền kinh tế thị trường của Việt nam dù rất ngắn, những các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao khi người Việt học biết giá trị sở hữu cá nhân. Trời ơi giá trị sở hữu cá nhân ư, đó là bản năng nằm ngay trong từng con vật hay mỗi đứa trẻ con ngay từ thời khai thiên lập địa, khi hai con chó hoặc nhiều con chó tranh nhau một cục xương, hoặc những đứa trẻ đòi chia lại số kẹo mà đứa lớn đã chia bất công, thì đó chính là bản năng sở hữu cá nhân vậy. Thế nhưng anh bạn này, hay một típ người giống vậy rất phổ biến ở ta, chuyên sống bằng ấu trĩ và biện hộ, lâu dần trở thành một bản tính cố hữu thứ hai. Trước sự nhường nhịn của người khác, lối sống bao biện lấy được này lên ngôi, kéo theo cả một băng chuyền xã hội. Thật là tai hại!
Trong kinh tế và xã hội, vì tâm cảm ve vãn ảo tưởng vĩ đại của chính mình, chúng ta đã đánh đắm nền kinh tế bằng những tập đoàn khổng lồ vô hiệu. Vậy trong thi ca, chúng ta có tung hứng ảo tưởng vĩ đại của mình không? Muốn vĩ đại thì người ta phải làm việc lớn!Văn hào Lỗ Tấn có nói dễ hiểu thế này “nghệ thuật là cái khác lạ, một người lấy ngón tay ngoáy mũi thì chẳng ai nhìn, nhưng người đó lấy ngón chân ngoáy mũi thì có thể dựng rạp bán vé được rồi”. Việc chúng ta có một đội ngũ làm thơ đông đảo như thiếu nhi rinh ríc làm thơ ở khắp nơi, liệu có tạo ra cảm giác đó là những người làm việc vừa lớn vừa khó? Mỗi bài thơ họ đọc chỉ có vài câu thì bao giờ mới lớn? Chẳng hạn mới đây nhà thơ thiền kia làm một đêm cả trăm bài thơ thử hỏi liệu đó có phải công trình lớn như phương ngôn “thành La Mã không thể xây trong một ngày” ? Và chúng ta cũng có được câu trả lời rồi, nhà thơ lãnh đạo kia cách đây không lâu nói “thế hệ của chúng tôi không có nhà thơ lớn, trong ao không có cá lớn, chúng ta chỉ bắt tép thôi”. 

Từ xã hội đến thi ca chúng ta thấy Việt nam vẫn đang là xã hội tiểu nông, nhỏ bé, nhóp nhép, nghèo nàn lạc hậu. Giờ trên truyền hình đang chiếu bộ phim nhiều kỳ “Sông Đông êm đềm” của nhà văn Solokhov. Thử so sánh, chúng ta thấy, mỗi người đàn ông xứ họ khi ra khỏi nhà đều nhảy lên lưng  ngựa, khi hành động, ứng xử, hay tranh luận người ta đều thể hiện sự trưởng thành, tính mã hiệp của mình, người mẹ nhấc chân con trai lên mình ngựa… thể hiện cung cách cao quí, sâu sắc làm sao! Trái lại, phim ảnh Việt thường thấy những con người cư xử nhạt nhẽo, hời hợt, nông nổi, đối thoại thì cãi lộn, nước đôi, bỏ dở giữa chừng không bao giờ dám đi đến cùng. 

Nhiều chuyên gia nghiên cứu phát hiện: ở nhiều nước người ta có văn hóa vũ điệu, trai gái nhảy nhót theo điệu nhạc. Trong khi đó văn hóa tiểu nông như xứ ta thì có hát ru, là cách đứa trẻ ấp vú mẹ đang mơ màng ngủ. So sánh thì thấy văn hóa ôm nôi của chúng ta thật bé bỏng và yếu ớt. Ôm nôi là đứa trẻ vừa đói vừa buồn ngủ, thụ động lim dim tìm sữa và ngủ nghỉ mặc dù nó chẳng làm gì mà mệt cả. Trái lại điệu nhảy là của người trưởng thành, họ lắc mông, lắc đùi, lắc bụng là biểu hiện sự trưởng thành và khao khát giới tính, khao khát vận động, và khao khát làm nhà ngoại giao tình ái. Nghệ thuật trước hết luôn luôn là vũ điệu, bởi không có vũ điệu thì những bước chân hân hoan kia chỉ còn là sự cuốc bộ buồn tẻ. Thơ ca Việt Nam dựa trên lời ru buồn ngủ vòi ăn kia nên luôn bé bỏng, sau khi thoát khỏi vòng tay mẹ thì tìm kiếm mái hiên che chở của vua chúa, giờ thì muốn làm cán bộ văn thơ để nấp yếm tem phiếu bao cấp đường sữa và giải thưởng. Một lãnh đạo thơ văn phấn khích nói: cuộc liên hoan thơ lần này có rất nhiều cụ tham dự rưng rưng cảm động. Thơ Việt có thể nói có đến 80% là giành cho các cụ già, tổ hưu, hay giám đốc đã làm xong công việc kiếm quyền kiếm tiền, giờ quay sang kiếm tí danh thơ. Và còn có thể nói: “Thơ Việt là lời hát ru của những hàm răng móm”.

Khi bước vào thế giới thơ văn quốc doanh đại trà của chúng ta, tôi chưa bao giờ thấy ngạc nhiên về tài năng, cá tính, tri thức, văn hóa, đạo đức hay trí khôn của họ, nhưng đã vài lần bất ngờ ngã ngửa về sự đố kỵ rất “nhảy vọt” và chu toàn của nhiều nhà thơ. Các nhà thơ Việt hầu như không ai nghe ai cả, họ chỉ để ý đã đến lượt mình đọc thơ chưa, giải thưởng lần này cua lượn thế nào, rồi nhân sự kỳ này sẽ rót vào ai? Tại sao các nhà thơ hay đố kỵ? Vì tầm vóc của họ sàn sàn giống nhau quá, giá chỉ cần họ viết được một trường ca có cốt truyện với gáy sách đàng hoàng, sự đố kỵ đã giảm xuống 90% rồi.

Điều thứ hai, tôi ngạc nhiên, là họ rất chăm khoe khéo khoe khôn. Đó là cách marketing cho mình giống như việc tranh nhau giành chỗ đọc thơ vậy. Ở Mỹ, người ta chọn tổng thống là người điều hành quốc gia cao nhất cũng bằng hình thức tranh luận đối thoại trực tiêp, cởi mở trước sự quan sát công khai của mọi người. Đằng này, nhiều nhà thơ của chúng ta cứ ảo tưởng sự khôn ngoan của mình dựa trên những sự thật che dấu ấp úng không minh bạch. Người Việt có câu “khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Khôn ngoan mà nói không lên lời, lại toàn ấp úng nói trong xó tối thì sự “khôn ngoan” đó đâu có được cạnh tranh và kiểm chứng.
Điều thứ ba, họ rất thường hay hứa hão câu giờ theo kiểu “an tâm đi, rồi cũng đến lượt anh mà. Nhưng tất nhiên lượt của anh chỉ đến sau lượt tôi. Chưa đến đâu, đừng sốt ruột, vì còn đến người đồng hương quê tôi đã, rồi còn đến người vùng miền, rồi người cùng cánh, người có ảnh hưởng đến chức vị leo cao của tôi, sau đó chúng tôi lần lượt lĩnh giải xong đã… yên tâm đi, rồi cũng đến lượt anh thôi, có gì phải lo nào…”

Thi ca muốn lớn phải có lý tưởng là tầm nhìn để chiếu ra xa, có tôn giáo để nuôi dưỡng cái nhìn lý tưởng, có tri thức để nuôi dưỡng nghệ thuật, có đam mê để nhảy vọt, có lao động để dựng công trình. Đằng này các nhà thơ Việt có cái gì? Lý tưởng ư, làm sao lý tưởng tự do, bình đẳng bác ái lại chui ra từ tem phiếu! Tôn giáo ư, hơn 90% là vô thần! Tri thức ư, công nông binh về tráng men văn hóa ở trạm cấp cứu Nguyên Du, còn lại là các cụ tổ hưu đã hết sắc hương! Lao động nghệ thuật ư, nằm giãi thẻ trên chiếu vừa quạt vừa gãi cho mát, gom mấy câu vần vèo lại, sao thành lao động! Thơ Việt như vậy làm gì chẳng bé! Chẳng hay đố kỵ! Chẳng hay cản đường! Chẳng hay tranh giành vương miện! chẳng hay đội nhầm giải thưởng!

Con người muốn làm được việc khó phải tập luyện như nghệ sĩ vĩ đại Sac-lô, ông không chỉ leo dây mà còn tập cho những con khỉ nhảy lên đầu bịt mắt, lăn xuống giật chân, nghĩa là ông tăng độ khó cho nghệ thuật của mình. Mà nghệ thuật toàn vẹn thì cũng đòi hỏi phải tập luyện toàn vẹn về tri thức, tài năng, nhân cách, và lý tưởng. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được điều đó chúng ta mới bắt đầu gieo một vụ mùa lớn cho tầm vóc quốc gia cũng như văn chương và nghệ thuật.