Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Trung Quốc khẩu phật, tâm xà

Trung Quốc khẩu phật, tâm xà


       
NGUYÊN BẢN TIẾNG TRUNG




                         



       

     TRUNG QUỐC MIỆNG NAM MÔ, BỤNG BỒ DAO GĂM
                                         

                      (Phật khẩu, xà tâm)

    
                                    

       Đỗ Hoàng

 
                                             Mở đầu

  Trung Quốc là một nước có lịch sử lâu đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông, nông dân, công nhân Trung Quốc đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ xã hội tư sản cũ tối tăm, độc ác làm cuộc đổi đời đi theo con đường tân dân chủ nhân dân.
  Hiện tại Trung Quốc đang xây dựng Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc riêng của Trung Quốc .


    

    Dân tộc Trung Hoa có lịch sử văn minh hàng nghìn năm và nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng. Qua những tài liệu về mặt khảo cổ học cận đại của Trung Quốc, ở lưu vực Hoàng Hà đã khai  quật được nhiều hóa thạch người thời đồ đá cũ vào buổi đầu xã hội nguyên thủy và một số di chỉ đồ đá cổ xưa như việc phát hiện hóa thạch “người Lam Điền”. Có thể biết được cách đấy khoảng một triệu năm, “ người Lam Điền đã sinh sống cả một miền trung du Hoàng Hà. Đó là người đứng thẳng cổ xưa nhất được biết ở vùng Châu Á cho đến nay.
   Lưu vực sông Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa cũng là nới có quan hệ mất thiết với ba triều đại quan trọng trong việc lập nước của Trung Quốc là nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu. Các bộ lạc ở lưu vực Hoàng Hà vẫn còn rất nhiều có khi tới con số hàng nghìn, hàng vạn. Các đế quốc như Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán Đường, Tống… đều định đô ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Vào thời Tam đại và thời Tần Hán, không kể về mặt kinh tế, chính trị hay văn hóa, lưu vực sồng Hoàng Hà đều quan trọng hơn nhiều so với lưu vực sông Trường Giang. Trung tâm văn hóa đồng đen thời Tam đại ở lưu vực sông Hoàng Hà và vùng đất trung tâm của dân tộc Trung Hoa cũng đều ở lưu vực này.
   Nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước trên thế giới đều rất yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh. Nhưng lịch sử giai cấp thống trị Trung Quốc là lịch sử ăn thịt người. Trung Quốc luôn luôn ở trong trạng thái chiến tranh liên miên. Cuộc đại cách mạng văn hóa năm 1966  - 1968 đã giết chết 37 triệu người làm cho dân chúng thống khổ, điêu linh một thời.
 Mãi cho đến năm 2010 thế kỷ 21, Trung Quốc mới trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới, đưa 700 triệu nông dân thoát khỏi đói nghèo. Đó là một thành công hết sức vỹ đại.
   Nhờ lợi dụng triệt để Khổng giáo, Trung Quốc là một nước có tổ chức chặt chẽ, một quốc gia thống nhất, điều mà phương Tây có tâm lý rất sợ hãi. Bỡi vì châu Âu diện tích không lớn hơn, người không nhiều hơn Trung Quốc, nhưng lãnh thổ bị chia ra nhiều quốc gia nhỏ bé, không thể tập hợp sức mạnh như Trung Quốc.


 


I-                   Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo

    Trung Quốc coi chính trị là thống soái, từ xưa đến nay đã dùng vũ lực thôn tính các quốc gia nên hành xử của giai câp thống trị Trung Quốc là nói một đằng làm một nẻo, lời nói không đi đôi với việc làm.
  Đây là bản chất của kẻ thống trị. Họ nói chung sống hòa bình nhưng lại phát động chiến tranh. Họ nói “Tứ hải vi gia” (bốn biển một nhà) nhưng lại “ăn” thịt người”.
      Bốn biển một nhà cũng là xem bốn biển là một nhà. Các dân tộc thiểu số ở bốn phương đều chung một đại gia đình dân tộc. Đây là lý tưởng đại đồng của Nho giáo xây dựng nên.. Cho nên trong thiên “Nghiêu viết” của sách “Luận ngữ”  có chép lúc vua Nghiêu nhường đế vị cho vua Thuấn: “Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung” (Bốn biển nghèo khó thì lộc trời đã tận). Ý nói cuộc sống của nhân dân bốn phương đói rách thì đến lúc vua cũng phải tự rút lui. Thiên “Vương chế” sách “Tuân Tử nói: “Tứ hải chi nội nhược nhất gia” (Trong bốn biển giống như một nhà) chính là nói sự cai trị theo vương quyền của Thiên tử. không những thực thi trong nước mình mà còn phải thực thi khắp nơi, tức là trong bốn biển. Nho gia yêu cầu các vị vua và các sỹ phu đều phải có khí phách bao dung cả thiên hạ, xem bốn biển như nhà mình. Như quyển 8 “Sử ký” chép: “Tiêu Hà khuyên giải Cao Tổ Lưu Bang rằng: “Thiên tử dĩ tứ hải vi gia” (Bậc vua chúa nên xem bốn biển là nhà).
  Cho nên nói “Tứ hải vi gia” là quan niệm chính trị lý tưởng hóa của Nho gia như không phân biệt miền xuôi, miền ngược, các dân tộc đều là anh em bình đẳng thân thiện.
  Nhưng Trung Quốc xưa nay đều thực hiện nội chiến xâm lấn lân bang từng tấc một biến đất biển, nước người thành đất biển của mình như: Ấn độ, Nê pan, Pakitstan, Hàn Quốc, Nhật bản, Việt Nam, Phi luật tân, Mã lai,Thái lan…


 

II – Tráo trở ( Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo)

    Tháng giêng năm 1991, Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ.  Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản TrungQuốc  do Bí thư trưởng Giang Trạch Dân dẫn đầu, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu đã hội đàm thành công. Với phương châm 16 chữ vàng và 16 chữ chỉ lối thực thi:
A – 16 chữ vàng
Sơn thủy tương liên
Lý tưởng tương thông
Văn hóa tương đồng
Vận mệnh tương quan
B- Phương châm 16 chữ
Ổn định lâu dài
Hướng tới tương lai
Hữu nghị láng giềng
Hợp tác toàn diện

Nhưng:
Năm 1974, giới cầm quyền Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Năm 1979, đánh chiếm ba tỉnh Cao Bắc Lạng.
Năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma.



Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của việt Nam.
  Hiện nay Trung Quốc không phải là Trung Quốc của thập kỷ 70 thế kỷ 20 nữa!
  Bây giờ Trung Quốc là Đại Hán 100%.
    6 000 năm nay Trung Quố đã thôn tính hơn 1 000 quốc gia lớn nhỏ. Trung Quốc luôn sợ nước mạnh, khủng bố, đe dọa xâm chiếm nước nhỏ , yếu. Tâm lý sợ kẻ ác, giết hại người lương thiện, hiền lành.
  Nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới đều hết sức căm phẫn kẻ gây ra chiến tranh.
 Nhà thơ Tào Tùng đời Đường đã viết:
“Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mặc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô!”
Tạm dịch:
(Nước Trạch núi sông bãi chiến trường
Dân tình xơ xác quá tang thương
Xin đừng bàn chuyện phong hầu nữa
Một tướng vạn mồ lính nát xương!)



Trung Quốc dùng vũ lực và ngoại giao pháo hạm đối đầu với nhân dân Việt Nam tất thiên địa không dung!
  Lão tử đã viết:
“Ai lấy đạo phò vua, không dùng binh mà bức thiện, sẽ thấy đặng kết quả tốt. Chỗ đóng sư đoàn, gai góc mọc đầy. Sau cuộc chiến chinh, nhiều năm đói kém!
 Vậy thắng một cách khéo léo, không dám dùng sức mạnh, thắng mà không khoe khoang, thắng mà không kiêu căng, thắng vì cực chẳng đã, thắng mà không áp bức. Ấy là đạo Trời. Trái Đạo mất sớm.
 Quẻ Cách trong Kinh Dịch nói: Trời đất đổi bốn mùa nên, vua Thang, vua Vũ đổi mệnh thuận trời mà ứng với người, thìcủa que Cách lớn vậy thay.
 Quẻ Vị tế trong Kinh Dịch nói
Lời tượng nói rằng: Lửa ở trên nước là quẻ Vị tế, đấng quân tử coi đó mà cẩn thận phân biệt các vật, và ở các phương!
  Xem vậy là biết Trung Quốc hành động nghịch thiên, trái địa rồi. Tuy trong xã hội đầy rẫy tội ác  và cạm bẫy rình mò, nhưng chúng ta phải cần có một trái tim lương thiện thì có thể chống lại cường quyền, bạo quyền tàn ác. Nếu chúng ta mở rộng ảnh hưởng của việc thiện, tôi ác trong xã hội sẽ giảm đi! Thiên hạ sẽ đại đồng.
  Nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình không dùng vũ lực, nhưng Trung Quốc hiếu chiến và ngoại giao pháo hạm muốn độc chiếm biển Đông thành của riêng mình. Song bản chất Trung Quốc mềm nắn rắn buông, nhân dân Việt Nam quyết không sợ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên dưới một lòng đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ của mình.
Tướng quân Lý Thường Kiệt đời Lý đã tuyên ngôn:
“Nam quốc sơn hà, nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”


 

Tạm dịch:
Sông núi trời Nam của nước Nam
Sách thần viết sẵn việc chi bàn.
Cuồng điên giặc cỏ còn men tới
Sấm sét anh hùng đánh chúng tan!

                      Hà Nội ngày 14 -7 -2014
                            Đ – H   (chuyển ngữ)



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét