Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Nhớ lần đầu gặp Đại tướng...

Nhớ lần đầu gặp Đại tướng...

Thứ ba - 08/07/2014 18:09
                  
                                               
NHỚ LẦN ĐẦU GẶP ĐẠI TƯỚNG KÍNH YÊU
                      
                                        Đỗ Hoàng

 
      Quàng năm 1982, tôi được Tổng Biên tập và Biên ủy Báo Dân (tờ báo của tinh Đảng bộ Bình Thiên) goi lên phòng Tổng Biên tập giao nhiệm vụ tháp tùng viết về chuyến thăm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bình Trị Thiên. Tôi phấn khởi và tự hào ra mặt. Đây là lần đầu tiên tôi sẽ được gặp vị Đại tướng lừng danh. Thời tôi làm giáo viên cấp 2 dạy ở miền núi gặp ông xã trưởng cũng khó khăn vô cùng, huống gì gặp Đại tướng tổng Tư lệnh.
  Nhà báo Lâm Sung, Trưởng phòng trị sự của báo lấy xe Honda riêng chở tôi sang khách sạn 5 Lê Lợi (Khách sạn chỉ dành đón khách cấp cao của tỉnh Bình trị Thiên) và dặn:
   - Em đi đứng nói năng cẩn thận, cố viết bài tốt, năm 1957 anh ở báo Nghệ An từng đi theo Cụ Hồ để viết báo khi Cụ về thăm quê. Báo Đảng phải hết sức trong sáng nhá!
  Tôi hết sức vâng lời!

                                        *
                                       *  *
  Một đoàn xe sang trọng trên chục chiếc từ sân Khách sạn 5 Lê Lợi Huế xuôi đường Lê Lợi qua cầu Phú Xuân rẽ ra hướng Bắc. Đi đầu là một hai xe cảnh sát giao thông dẹp đường, tiếp đên là xe chở Đại tướng, phu nhân cùng đoàn tùy tùng. Phóng viên báo Đảng, Đài phát thanh, Truyềng hình ngồi cùng một xe gần cuối. Xe sau cùng hộ tống.  
  Đến Dốc Sỏi, chợ Huyện (giáp Quảng Trị và Quảng Bình) thì bị một xe tải Bò Ma chặn trước không cho đoàn xe Đại tướng tiến lên.  Cánh sát hú còi dẹp đường thế nào cũng không được. Đi hơn một cấy số xe Bò Ma mới nhường đường. Không nói không rằng anh Trưởng công an dẫn đoàn tước ngay bằng lái xe của gã lái xe Bò Ma coi trời bằng chai

        
    Tác giả đứng thứ 2 sau lưng Đại tướng - Người đeo kính đen là Bí thư Huyện ủy Lệ Ninh - Trần Đức Triển . Bên phải cùng là Phó Chủ tịch Bình Trị Thiên Lê Viêt Cống


   Đến gần Chợ Mai (thuộc huyện Lệ Thủỷ), Đoàn nghỉ hơi mấy mươi phút. Bầy giờ tôi mới nhìn rõ Đại tướng bằng người trần  mắt thật. Đại tướng vận đại cán, vải xi sáng, ba túi trông sang trọng, giản dị. Ông không khác gì trong ảnh là bao nhiêu. Dáng tầm thước, trán cao, mắt sáng. Mẫu người Việt rất đẹp trai! Tôi đứng gần phu nhân Đặng Thị Bích Hà. Bà hao hao giống thân phụ Đăng Thai Mai, thuộc lọai xú phụ hữu đức (người đàn bà kém nhan sắc thường nhiều đức hạnh). Lúc ấy tôi không hề biết gì việc trong triều ngoài quận nên nghe bà nói chuyện, tôi chỏng tai đón từng lời. Bà có vẻ ca thán các mệnh phụ khác tư túi. Bà nói một câu Kiều:
“Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”. Ý chê các bà mệnh phụ khác lợi dụng uy tín của chồng làm việc phi nghĩa. Ra đến huyện lỵ huyện Lệ Thủy, tôi mới biết Đại tướng đưa phu nhân về thăm quê.
  Ối giời ơi là ăn là uống, tiền hô hậu ủng, Văn phòng Huyện ủy mở đại tiệc, Văn phòng Ủy ban mở đại tiệc. Hai bên Vua Lê, Chúa Trịnh đều muốn kéo Đoàn khách của Đại tướng về dự tiệc ở chỗ mình. Sau đó Văn phòng huyện ủy thắng. Bữa đại tiệc của Ủy ban huyện chắc phải mời ăn xin ngoài chợ Cưởi vào mời xơi hết sơn hào hải vị (!)Thời này huyện Lệ Ninh (nhập hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh làm một) đang cao điểm trầm kỳ. Xuất khẩu trầm kỳ đem về cho huyện bao nhiêu là ngoại tệ. Thôi thì quạt Nhật quay, quạt Nhật đứng, quạt Nhật nằm đua nhau làm mát cho cho quan, cho dân. Dân muôn năm nghèo đói xài cái đã, sống chết mặc bây!
         Đặng Tiểu Bình khi tại vị nghe nói chỉ đi tuần thú năm sáu lần đều đi bí mật khỏi phải phạm vào ngân sách. Còn ở ta, nói mãi khổ lắm!
  Đại tướng về thăm làng An Xá, thăm các hợp tác xã nói chuyện với cốt cán huyện. Ở các cuộc nói, đi đâu ông cũng mở đầu: Chào đồng bào và nói anh Ba (Lê Duẫn), anh Năm (Trường Chinh), anh Tô (Phạm Văn Đồng)…đều mạnh giỏi.
 Cuộc ấy chỉ hay nhất là ông nói về việc làm hàng xuất khẩu với huyện nhà. Tôi đã viết bài  “ Sau câu nói của Đại tướng, huyện Lệ Thủy làm ra hàng tỷ đồng tiền xuất khẩu”, in trên báo Thương Mại năm 1990 gì đó.
   Tôi ở tỉnh lẻ, huyện lẻ, xã lẻ, thôn lẻ…làm sao biết chuyện thâm cung bí sử.
   Lúc này Đại tướng đã ở vào thế   “ Nhà thơ làm kinh tế, Thống chế đi đặt vòng”. Lẽ đời xưa nay là thế . “ Điều cao tận / Lương cung tàng/ Địch quốc phá/ Mưu thần vong” (Chim dữ diệt/ Cung chặt ngay? Địch chết hết/ Đại tướng bay!)
  Vì sao Đại tướng thất sủng?
  Tôi viết hồi ký cho tướng thợ (Công binh) Trần Bá Đặng, gặp tưởng Nguyễn Công Trang, nguyên Phó Chính ủy quân đoàn 2.
    Cụ Trang kể: “Đại hội ba của Đảng Lao động Việt Nam năm 1960 tìm Tổng Bí thư, Lê Duẩn gần quá bán. Chưa được. Nhân sự hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng nói: “ Anh Năm tuy có sai lầm trong cái cách nhưng vẫn xứng đáng là Tổng Bí thư.
  Thua!
Nhân sự hỏi đến Nguyễn Chí Thanh. Ông Thanh bỏ phiếu. Lê Duẫn thắng!
  Ông Duẫn lúc nào cũng xưng là Tư lệnh nhưng không biết quân sự, vẫn chỉ là Trưởng phòng Dân quân năm 1946. Đại tướng can ngăn bao nhiêu lần không được. Ví dụ: “Mậu Thân năm 1968, Đại tướng nói là mình xây dựng được một hai sư đoàn là khó khăn gian khổ lắm, đánh một cái là mất sạch. Không nghe. Mậu Thân khá bại, để tai tiếng cho đời!
 Mùa hè 1972, không nghe,không chịu phòng ngự,  tướng Lê Trọng Tấn kêu trời, lính chết như rạ!
  Đại tướng giữ thân thế là đáng quý lắm rồi. Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ bên Tàu còn phơi xác cho quạ rỉa thì sao!
(còn nữa)                                                                                              
                                  Hà Nội, ngày 6 – 7 - 2014
                                          Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét