Một vinh quang khả ố
Thứ tư - 23/07/2014 18:19Gã tham nhũng Hà Học Hợi nguyên Phó Ban Tư tưởng -
Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên giáo
viên cấp 1 Hà Tĩnh
MỘT VINH QUANG KHẢ Ố
Đỗ Hoàng
Thời tôi học cấp một và cấp hai trên miền Bắc Xã hội Chú nghĩa quảng từ năm 1958 đến năm 1964 thường được học bài hát chính khi vào tiết học là bài hát “ Gương anh Hà Học Hợi”.
Tôi còn nhớ bài hát nhịp 2/4 dễ hát, dễ thuộc. : “Anh Hà Học Hợi là đuốc sáng ngời, luôn làm gương cho bầy em noi theo”. Bài này và bài Diêm Đình Ngộ là Ngô Đình Diệm là bài tụng ca của tuổi ấu trò trên miền Bắc.
Khi lớn lên vào Trung học, Đại học, đi bộ đội, đi làm tôi không còn nghe bài hát này nữa. Thế hệ học sinh sau này chắc cũng không có bài tủ ca này. Tên Hà Học Hợi cũng tên Em bé Đuốc sống Lê Văn Tám, Lý Tử Trọng, Võ Thị Sáu hay Kim Đồng vậy. Nó đã đi vào huyền thoại làm gương muôn đời cho học sinh sinh viên.
Mãi khi đọc kỷ yếu học sinh trường Lê Thế Hiếu - Quảng Trị, trường Huỳnh Thúc Kháng – Nghệ An tôi mới rõ Hà Học Hợi là học sinh gương mẫu năm 1950. (Như anh hùng bây giờ)
“Năm 1950, anh Hợi (Hà Học Hợi) học giỏi, tham gia các phong trào của học sinh toàn trường, toàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cuối năm học anh được bầu là học sinh gương mẫu toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đoàn Thanh niên Cứu quốc phát động phong trào thi đua “Hà Học Hợi” . Bài hát ca ngợi Hà Học Hợi ra đời từ đấy và hát mãi cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965.
Thế rồi một lần phỏng vẫn nhà văn Trịnh Đình Khôi về cuốn hồi ký, ghi chép Lạc Quan buồn tôi bất ngờ gặp lại người thực trong bài hát ấu trò xưa.
Cuốn sách của anh Khôi quá nổi tiếng dù nó chưa xuất bản công khai nhưng một nhà văn công tác hơn 30 năm ở “Phủ đầu rồng” Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam biết bao chuyện thâm cung bí sử về phủ này, về những nhân vật quá to và quá nổi tiếng trong văn nghệ và trong chính trường.
Tôi còn nhớ bài hát nhịp 2/4 dễ hát, dễ thuộc. : “Anh Hà Học Hợi là đuốc sáng ngời, luôn làm gương cho bầy em noi theo”. Bài này và bài Diêm Đình Ngộ là Ngô Đình Diệm là bài tụng ca của tuổi ấu trò trên miền Bắc.
Khi lớn lên vào Trung học, Đại học, đi bộ đội, đi làm tôi không còn nghe bài hát này nữa. Thế hệ học sinh sau này chắc cũng không có bài tủ ca này. Tên Hà Học Hợi cũng tên Em bé Đuốc sống Lê Văn Tám, Lý Tử Trọng, Võ Thị Sáu hay Kim Đồng vậy. Nó đã đi vào huyền thoại làm gương muôn đời cho học sinh sinh viên.
Mãi khi đọc kỷ yếu học sinh trường Lê Thế Hiếu - Quảng Trị, trường Huỳnh Thúc Kháng – Nghệ An tôi mới rõ Hà Học Hợi là học sinh gương mẫu năm 1950. (Như anh hùng bây giờ)
“Năm 1950, anh Hợi (Hà Học Hợi) học giỏi, tham gia các phong trào của học sinh toàn trường, toàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cuối năm học anh được bầu là học sinh gương mẫu toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đoàn Thanh niên Cứu quốc phát động phong trào thi đua “Hà Học Hợi” . Bài hát ca ngợi Hà Học Hợi ra đời từ đấy và hát mãi cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965.
Thế rồi một lần phỏng vẫn nhà văn Trịnh Đình Khôi về cuốn hồi ký, ghi chép Lạc Quan buồn tôi bất ngờ gặp lại người thực trong bài hát ấu trò xưa.
Cuốn sách của anh Khôi quá nổi tiếng dù nó chưa xuất bản công khai nhưng một nhà văn công tác hơn 30 năm ở “Phủ đầu rồng” Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam biết bao chuyện thâm cung bí sử về phủ này, về những nhân vật quá to và quá nổi tiếng trong văn nghệ và trong chính trường.
Trích
Hương Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiện nay, có rất nhiều người con của Hương Sơn thành đạt
trong cả nước: Giáo sư Lê Xuân Tùng nguyên Uỷ viên Bộ
Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Thượng tướng Lê Minh
Hương nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
Giáo sư, Viện sĩ y học Phạm Song nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế; T
Tiến sĩ Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam; Tiến sĩ Trần Cẩm Tú- Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; Tiến
sĩ luật học Đặng Quang Phương Phó chánh án Toà án Nhân
dân Tối cao
; nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương Hà Học Hợi;
Nhà văn Trịnh Đình Khôi không muốn động chạm ai hết, anh không nêu tên thật, chỉ ghi vài chữ ký hiệu, người trong cuộc thì biết, người ngoài không thể biết. Một cơ quan trong nền kinh tế thị trường này, nhà văn Trịnh Đình Khôi đã nhiều lần có đề nghị không nên để nó. Nó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử rồi. Để nó lại nó thành sán xơ mít ký sinh. Không chỉ nói vo, anh nhiều lần nói trước anh em nhà văn rằng: “Nhiều nước không có Ban Tư tưởng – Văn hóa, chỉ có những nước cộng sản mới có. Anh có kiến nghị hẳn hoi gửi cho Đảng của anh và Chủ tịch nước cách đây những 20 năm là nên giải tán Ban này, không nên để nhiều Ban siêu bộ mà hiệu quả không có gì, chỉ xót tiền dân. Phương án hai là đổi tên thành Ban Tuyên Giáo. Phương án này được trên nghe và họ đã đổi tên.
Trong các nhân vật anh Khôi đề cập, tôi chú ý một nhân vật H. Tên Tuyên Giáo cũng không ổn. Nhà cầm quyền ưa làm gì thì làm!
H quan to, có tiêu chuẩn xe ô tô đưa đón đi làm việc. H được phân hai căn hộ ở quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Xin trích trong Lạc quan buồn:
Phó Ban H trong mục Ban Tuyên Giáo tổng kết trao giải thưởng cho H.
“H bị chính 32 đảng viên chi bộ về hưu kiện về chuyện tham nhũng đất đai, nhà cửa mà còn tham nhũng thêm (Văn bản lưu) nhiều việc khác. H được chia 2 căn hộ ở Thanh Xuân, có xe đưa đón mà vẫn vế phố Lê Thánh Tông chiếm đất làm nhà. H bị nhân dân chưởi bới. Chi bộ họp và kiện lên trên nhưng trên không xử lý. Nghe nói H có ô dù to, có đồng hương cấp cao che chở. H hạ cánh an toàn ở tuổi trên 70, quá tuổi nghỉ hưu 7 đến 8 năm. H ở Lê Thánh Tông không được, dân ném cứt qua cửa sổ, H phải bỏ đi. H bán nhà đến 6 tỷ, 7 tỷ (giá bây giờ cũng trên 15 tỷ). Cuộc đời thật trớ trêu, H tham nhũng như thế mà lại được điều sang Ban 6A – Ban chống tham nhũng - công tác trốn hưu). “
H chẳng phải người trong Cõi ồn, Cõi lặng, không phải Người hay cãi.
Tôi hỏi anh Khôi: - Nhân vật nào thế anh?
- Ông Hà Học Hợi đấy mà – Anh Khôi dè bỉu đáp.
- Ông này có bài hát về ông nổi tiếng lắm, thuở đi học bọn em hay hát trong lớp. – Tôi nghi ngờ có ý hỏi vặn lại.
- Chính lão – Anh Khôi cười chua chát
Tôi nói với lòng căm phẫn:
- Đúng là một vinh quang khả ố!
Hà Nội, ngày 22 – 7 - 2014
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét