Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Thơ Trần Mạnh Hảo - Gửi em người lính bên ki chiến tuyến...

Thơ của Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (tiếp theo - viết cho người lính anh em ...)

Thứ hai - 28/07/2014 16:27

 
        Thơ Trần Mạnh Hảo
 TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY !
Thơ Trần Mạnh Hảo

( Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng hòa Biên Hòa)

Hình như anh đã nhìn rõ em qua đầu ruồi súng AK bang gấp
Bóp cò nhanh
Viên đạn xuyên tim bà cô anh
Em chết !
 
Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt
Anh em mình chĩa súng vào nhau
Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ

Tôi làm sao có đủ nhang
Thắp cho các anh một đời chưa đủ

Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ
Chưa dám nói thật với cô
Anh em mình bắn vào nhau đêm đó
 

Phía trái chiến sỹ Giải phóng quân, phía phải anh lính Việt Nam Cộng hòa năm 1973 tại chiến trường Bình

Định
Quân mình bắn giết quân ta
Núi xương sông máu mới là quê hương
Đưa dân tộc tới chân tường
Vào địa ngục ngỡ thiên đường quắt quay

Em nằm đây hóa đất này
Chết cho điều có thật
Là đất nước đắng cay
Anh cầm súng cho điều hoang tưởng

Cỏ như chợt khóc sương dày
Tàn tro nhang bật máu
Những nấm mồ trùng trùng đồi núi

Từng bia mộ
Nhú một bàn tay
Một vạn sáu trăm nghìn bàn tay
Giơ lên mặt đất này xin nói :
  • Tự do hay là chết mỗi ngày !

( Bài thơ rút trong sổ tay, viết tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa ngày 19-6-1990)
T.M.H.

Những người lính Việt Nam Cộng hòa sau 1975 trở thành Nhà văn Cộng sản


Nhà thơ Lê Văn Ngăn - Đảng viên, giải nhì thơ Báo Văn nghệ, nguyên Trung sỹ VNCH, Nguyên Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Định



Nhà văn Khôi Vũ ( Nguyễn Thái Hải) - Trung úy Dược sỹ VNCH - giải thưởng tiểu thuyết năm 1989 của

Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Đồng Nai



Nhà văn Triều Nguyên, nguyên Thiếu úy VNCH, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2013



LÀM DÂU
Lời tác giả : Từ năm 1945 đến nay, có 5 cuộc chiến tranh đã đi qua trên đất nước khổ đau của chúng ta. Một số người phương Tây tưởng nhầm Việt Nam chỉ là các cuộc chiến tranh, không phải là một đất nước. Hàng mấy chục triệu đàn ông, thanh niên Việt ngã xuống cho những điều giờ này vẫn chưa có : độc lập, tự do, dân chủ, công bang, hạnh phúc…Những tử sĩ đã chết tại chiến trường nhưng những người mẹ, người vợ, người yêu của họ sẽ mãi gánh chịu nỗi đau thương vô bờ ấy. Bài thơ này tác giả xin kính tặng những người đàn bà Việt Nam bao thế hệ đã làm dâu cuộc chiến tranh, lấy chiến tranh làm chồng.

Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi
Hứa hôn với lính lâu rồi
Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu

Giá ngày xưa kịp lấy nhau
Giờ này chắc đã con đầu bằng anh
Đất sâu đợi rỗng tiểu sành
Mộ chưa có cốt rừng xanh gửi hồn

Mỗi khi chim lợn kêu dồn
Khói hương khấn gió Trường Sơn tìm mồ
Đêm về đội lén khăn xô
Thương người nằm khoác ba lô mối đùn

Tay sờ ảnh mộ còn run
Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh
Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng

T.M.H.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Một vinh quang khả ố.

Một vinh quang khả ố

Thứ tư - 23/07/2014 18:19
                      
            Gã tham nhũng Hà Học Hợi nguyên Phó Ban Tư tưởng - 

 
Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên giáo 




viên cấp 1 Hà Tĩnh



       MỘT VINH QUANG KHẢ Ố

                                            
         Đỗ Hoàng
 
        Thời tôi học cấp một và cấp hai trên miền Bắc Xã hội Chú nghĩa quảng từ năm 1958 đến năm 1964 thường được học bài hát chính khi vào tiết học là bài hát “ Gương anh Hà Học Hợi”.
  Tôi còn nhớ bài hát nhịp 2/4 dễ hát, dễ thuộc. : “Anh Hà Học Hợi là đuốc sáng ngời, luôn làm gương cho bầy em noi theo”. Bài này và bài Diêm Đình Ngộ là Ngô Đình Diệm là bài tụng ca của tuổi ấu trò trên miền Bắc.
 Khi lớn lên vào Trung học, Đại học, đi bộ đội, đi làm tôi không còn nghe bài hát này nữa. Thế hệ học sinh sau này chắc cũng không có bài tủ ca này. Tên Hà Học Hợi cũng tên Em bé Đuốc sống Lê Văn Tám, Lý Tử Trọng, Võ Thị Sáu hay Kim Đồng vậy. Nó đã đi vào huyền thoại làm gương muôn đời  cho học sinh sinh viên.
      Mãi khi đọc kỷ yếu học sinh trường Lê Thế Hiếu - Quảng Trị, trường Huỳnh Thúc Kháng – Nghệ An tôi mới rõ Hà Học Hợi là học sinh gương mẫu năm 1950. (Như anh hùng bây giờ)
“Năm 1950, anh Hợi (Hà Học Hợi) học giỏi, tham gia các phong trào của học sinh toàn trường, toàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cuối năm học anh được bầu là học sinh gương mẫu toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đoàn Thanh niên Cứu quốc phát động phong trào thi đua “Hà Học Hợi” . Bài hát ca ngợi Hà Học Hợi ra đời từ đấy và hát mãi cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965.
   Thế rồi một lần phỏng vẫn nhà văn Trịnh Đình Khôi về cuốn hồi ký, ghi chép Lạc Quan buồn tôi bất ngờ gặp lại người thực trong bài hát ấu trò xưa.
  Cuốn sách của anh Khôi quá nổi tiếng dù nó chưa xuất bản công khai nhưng một nhà văn công tác hơn 30 năm ở “Phủ đầu rồng” Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam biết bao chuyện thâm cung bí sử về phủ này, về những nhân vật quá to và quá nổi tiếng trong văn nghệ và trong chính trường.



Trích

Hương Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiện nay, có rất nhiều người con của Hương Sơn thành đạt 

trong cả nước: Giáo sư Lê Xuân Tùng nguyên Uỷ viên Bộ 

Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Thượng tướng Lê Minh 

Hương nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; 

Giáo sư, Viện sĩ y học Phạm Song nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế; T
Tiến sĩ Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

 Việt Nam; Tiến sĩ Trần Cẩm Tú- Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; Tiến 

sĩ luật học Đặng Quang Phương Phó chánh án Toà án Nhân

 dân Tối cao


 ; nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương Hà Học Hợi


  Nhà văn Trịnh Đình Khôi không muốn động chạm ai hết, anh không nêu tên thật, chỉ ghi vài chữ ký hiệu, người trong cuộc thì biết, người ngoài không thể biết. Một cơ quan trong nền kinh tế thị trường này, nhà văn Trịnh Đình Khôi đã nhiều lần có đề nghị không nên để nó. Nó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử rồi. Để nó lại nó thành sán xơ mít ký sinh. Không chỉ nói vo, anh nhiều lần nói trước anh em nhà văn rằng: “Nhiều nước không có Ban Tư tưởng – Văn hóa, chỉ có những nước cộng sản mới có. Anh có kiến nghị hẳn hoi gửi cho Đảng của anh và Chủ tịch nước cách đây những 20 năm là nên giải tán Ban này, không nên để nhiều Ban siêu bộ mà hiệu quả không có gì, chỉ xót tiền dân. Phương án hai là đổi tên thành Ban Tuyên Giáo. Phương án này được trên nghe và họ đã đổi tên.
  Trong các nhân vật anh Khôi đề cập, tôi chú ý một nhân vật H. Tên Tuyên Giáo cũng không ổn. Nhà cầm quyền ưa làm gì thì làm!
H quan to, có tiêu chuẩn xe ô tô đưa đón đi làm việc. H được phân hai căn hộ ở quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Xin trích trong Lạc quan buồn:
Phó Ban H trong mục Ban Tuyên Giáo tổng kết trao giải thưởng cho H.
  “H bị chính 32 đảng viên chi bộ về hưu kiện về chuyện tham nhũng đất đai, nhà cửa mà còn tham nhũng thêm (Văn bản lưu) nhiều việc khác. H được chia 2 căn hộ ở Thanh Xuân, có xe đưa đón mà vẫn vế phố Lê Thánh Tông chiếm đất làm nhà. H bị nhân dân chưởi bới. Chi bộ họp và kiện lên trên nhưng trên không xử lý. Nghe nói H có ô dù to, có đồng hương cấp cao che chở. H hạ cánh an toàn ở tuổi trên 70, quá tuổi nghỉ hưu 7 đến 8 năm. H ở Lê Thánh Tông không được, dân ném cứt qua cửa sổ, H phải bỏ đi. H bán nhà đến 6 tỷ, 7 tỷ (giá bây giờ cũng trên 15 tỷ). Cuộc đời thật trớ trêu, H tham nhũng như thế mà lại được điều sang Ban 6A – Ban chống tham nhũng  -   công tác trốn hưu). “
H chẳng phải người trong Cõi ồn, Cõi lặng, không phải Người hay cãi.
Tôi  hỏi anh Khôi: - Nhân vật nào thế anh?
-          Ông Hà Học Hợi đấy mà – Anh Khôi dè bỉu đáp.
-          Ông này có bài hát về ông nổi tiếng lắm, thuở đi học bọn em hay hát trong lớp. – Tôi nghi ngờ có ý hỏi vặn lại.
-          Chính lão – Anh Khôi cười chua chát
Tôi nói với lòng căm phẫn:
    - Đúng là một vinh quang khả ố!

                        Hà Nội, ngày 22 – 7 - 2014
                                          Đ - H

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Trung Quốc khẩu phật, tâm xà

Trung Quốc khẩu phật, tâm xà


       
NGUYÊN BẢN TIẾNG TRUNG




                         



       

     TRUNG QUỐC MIỆNG NAM MÔ, BỤNG BỒ DAO GĂM
                                         

                      (Phật khẩu, xà tâm)

    
                                    

       Đỗ Hoàng

 
                                             Mở đầu

  Trung Quốc là một nước có lịch sử lâu đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông, nông dân, công nhân Trung Quốc đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ xã hội tư sản cũ tối tăm, độc ác làm cuộc đổi đời đi theo con đường tân dân chủ nhân dân.
  Hiện tại Trung Quốc đang xây dựng Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc riêng của Trung Quốc .


    

    Dân tộc Trung Hoa có lịch sử văn minh hàng nghìn năm và nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng. Qua những tài liệu về mặt khảo cổ học cận đại của Trung Quốc, ở lưu vực Hoàng Hà đã khai  quật được nhiều hóa thạch người thời đồ đá cũ vào buổi đầu xã hội nguyên thủy và một số di chỉ đồ đá cổ xưa như việc phát hiện hóa thạch “người Lam Điền”. Có thể biết được cách đấy khoảng một triệu năm, “ người Lam Điền đã sinh sống cả một miền trung du Hoàng Hà. Đó là người đứng thẳng cổ xưa nhất được biết ở vùng Châu Á cho đến nay.
   Lưu vực sông Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa cũng là nới có quan hệ mất thiết với ba triều đại quan trọng trong việc lập nước của Trung Quốc là nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu. Các bộ lạc ở lưu vực Hoàng Hà vẫn còn rất nhiều có khi tới con số hàng nghìn, hàng vạn. Các đế quốc như Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán Đường, Tống… đều định đô ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Vào thời Tam đại và thời Tần Hán, không kể về mặt kinh tế, chính trị hay văn hóa, lưu vực sồng Hoàng Hà đều quan trọng hơn nhiều so với lưu vực sông Trường Giang. Trung tâm văn hóa đồng đen thời Tam đại ở lưu vực sông Hoàng Hà và vùng đất trung tâm của dân tộc Trung Hoa cũng đều ở lưu vực này.
   Nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước trên thế giới đều rất yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh. Nhưng lịch sử giai cấp thống trị Trung Quốc là lịch sử ăn thịt người. Trung Quốc luôn luôn ở trong trạng thái chiến tranh liên miên. Cuộc đại cách mạng văn hóa năm 1966  - 1968 đã giết chết 37 triệu người làm cho dân chúng thống khổ, điêu linh một thời.
 Mãi cho đến năm 2010 thế kỷ 21, Trung Quốc mới trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới, đưa 700 triệu nông dân thoát khỏi đói nghèo. Đó là một thành công hết sức vỹ đại.
   Nhờ lợi dụng triệt để Khổng giáo, Trung Quốc là một nước có tổ chức chặt chẽ, một quốc gia thống nhất, điều mà phương Tây có tâm lý rất sợ hãi. Bỡi vì châu Âu diện tích không lớn hơn, người không nhiều hơn Trung Quốc, nhưng lãnh thổ bị chia ra nhiều quốc gia nhỏ bé, không thể tập hợp sức mạnh như Trung Quốc.


 


I-                   Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo

    Trung Quốc coi chính trị là thống soái, từ xưa đến nay đã dùng vũ lực thôn tính các quốc gia nên hành xử của giai câp thống trị Trung Quốc là nói một đằng làm một nẻo, lời nói không đi đôi với việc làm.
  Đây là bản chất của kẻ thống trị. Họ nói chung sống hòa bình nhưng lại phát động chiến tranh. Họ nói “Tứ hải vi gia” (bốn biển một nhà) nhưng lại “ăn” thịt người”.
      Bốn biển một nhà cũng là xem bốn biển là một nhà. Các dân tộc thiểu số ở bốn phương đều chung một đại gia đình dân tộc. Đây là lý tưởng đại đồng của Nho giáo xây dựng nên.. Cho nên trong thiên “Nghiêu viết” của sách “Luận ngữ”  có chép lúc vua Nghiêu nhường đế vị cho vua Thuấn: “Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung” (Bốn biển nghèo khó thì lộc trời đã tận). Ý nói cuộc sống của nhân dân bốn phương đói rách thì đến lúc vua cũng phải tự rút lui. Thiên “Vương chế” sách “Tuân Tử nói: “Tứ hải chi nội nhược nhất gia” (Trong bốn biển giống như một nhà) chính là nói sự cai trị theo vương quyền của Thiên tử. không những thực thi trong nước mình mà còn phải thực thi khắp nơi, tức là trong bốn biển. Nho gia yêu cầu các vị vua và các sỹ phu đều phải có khí phách bao dung cả thiên hạ, xem bốn biển như nhà mình. Như quyển 8 “Sử ký” chép: “Tiêu Hà khuyên giải Cao Tổ Lưu Bang rằng: “Thiên tử dĩ tứ hải vi gia” (Bậc vua chúa nên xem bốn biển là nhà).
  Cho nên nói “Tứ hải vi gia” là quan niệm chính trị lý tưởng hóa của Nho gia như không phân biệt miền xuôi, miền ngược, các dân tộc đều là anh em bình đẳng thân thiện.
  Nhưng Trung Quốc xưa nay đều thực hiện nội chiến xâm lấn lân bang từng tấc một biến đất biển, nước người thành đất biển của mình như: Ấn độ, Nê pan, Pakitstan, Hàn Quốc, Nhật bản, Việt Nam, Phi luật tân, Mã lai,Thái lan…


 

II – Tráo trở ( Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo)

    Tháng giêng năm 1991, Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ.  Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản TrungQuốc  do Bí thư trưởng Giang Trạch Dân dẫn đầu, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu đã hội đàm thành công. Với phương châm 16 chữ vàng và 16 chữ chỉ lối thực thi:
A – 16 chữ vàng
Sơn thủy tương liên
Lý tưởng tương thông
Văn hóa tương đồng
Vận mệnh tương quan
B- Phương châm 16 chữ
Ổn định lâu dài
Hướng tới tương lai
Hữu nghị láng giềng
Hợp tác toàn diện

Nhưng:
Năm 1974, giới cầm quyền Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Năm 1979, đánh chiếm ba tỉnh Cao Bắc Lạng.
Năm 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma.



Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của việt Nam.
  Hiện nay Trung Quốc không phải là Trung Quốc của thập kỷ 70 thế kỷ 20 nữa!
  Bây giờ Trung Quốc là Đại Hán 100%.
    6 000 năm nay Trung Quố đã thôn tính hơn 1 000 quốc gia lớn nhỏ. Trung Quốc luôn sợ nước mạnh, khủng bố, đe dọa xâm chiếm nước nhỏ , yếu. Tâm lý sợ kẻ ác, giết hại người lương thiện, hiền lành.
  Nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới đều hết sức căm phẫn kẻ gây ra chiến tranh.
 Nhà thơ Tào Tùng đời Đường đã viết:
“Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
Sinh dân hà kế lạc tiều tô
Bằng quân mặc thoại phong hầu sự
Nhất tướng công thành vạn cốt khô!”
Tạm dịch:
(Nước Trạch núi sông bãi chiến trường
Dân tình xơ xác quá tang thương
Xin đừng bàn chuyện phong hầu nữa
Một tướng vạn mồ lính nát xương!)



Trung Quốc dùng vũ lực và ngoại giao pháo hạm đối đầu với nhân dân Việt Nam tất thiên địa không dung!
  Lão tử đã viết:
“Ai lấy đạo phò vua, không dùng binh mà bức thiện, sẽ thấy đặng kết quả tốt. Chỗ đóng sư đoàn, gai góc mọc đầy. Sau cuộc chiến chinh, nhiều năm đói kém!
 Vậy thắng một cách khéo léo, không dám dùng sức mạnh, thắng mà không khoe khoang, thắng mà không kiêu căng, thắng vì cực chẳng đã, thắng mà không áp bức. Ấy là đạo Trời. Trái Đạo mất sớm.
 Quẻ Cách trong Kinh Dịch nói: Trời đất đổi bốn mùa nên, vua Thang, vua Vũ đổi mệnh thuận trời mà ứng với người, thìcủa que Cách lớn vậy thay.
 Quẻ Vị tế trong Kinh Dịch nói
Lời tượng nói rằng: Lửa ở trên nước là quẻ Vị tế, đấng quân tử coi đó mà cẩn thận phân biệt các vật, và ở các phương!
  Xem vậy là biết Trung Quốc hành động nghịch thiên, trái địa rồi. Tuy trong xã hội đầy rẫy tội ác  và cạm bẫy rình mò, nhưng chúng ta phải cần có một trái tim lương thiện thì có thể chống lại cường quyền, bạo quyền tàn ác. Nếu chúng ta mở rộng ảnh hưởng của việc thiện, tôi ác trong xã hội sẽ giảm đi! Thiên hạ sẽ đại đồng.
  Nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình không dùng vũ lực, nhưng Trung Quốc hiếu chiến và ngoại giao pháo hạm muốn độc chiếm biển Đông thành của riêng mình. Song bản chất Trung Quốc mềm nắn rắn buông, nhân dân Việt Nam quyết không sợ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên dưới một lòng đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ của mình.
Tướng quân Lý Thường Kiệt đời Lý đã tuyên ngôn:
“Nam quốc sơn hà, nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”


 

Tạm dịch:
Sông núi trời Nam của nước Nam
Sách thần viết sẵn việc chi bàn.
Cuồng điên giặc cỏ còn men tới
Sấm sét anh hùng đánh chúng tan!

                      Hà Nội ngày 14 -7 -2014
                            Đ – H   (chuyển ngữ)