Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nhà văn Đặng Ái

Nhà văn Đặng Ái

Thứ bảy - 31/08/2013 11:48
                          
 NHÀ VĂN ĐẶNG ÁI

 
  Bây giờ có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết tràn ngập văn phong báo chí loại xơ cứng, khô khan, tuyên truyền một chiều viết theo bài bản định sẵn thì đọc lại truyện ngắn Nam Cao – cây đề cây đa của văn chương nước Việt trước đây và đọc truyện ngắn của nhà văn Đặng Ái người thường gặp với chúng ta hôm nay, làm ta càng thêm yêu quý truyện ngắn nói riêng và văn xuôi, văn chương nói chung của Đất Việt.
  Nhà văn Đặng Ái viết văn rất sớm với năng khiểu bẩm sinh, nổi tiếng từ cuối thập kỷ 60 và đâu thập kỷ 70 thế kỷ trước. Nhà văn Đặng Ái đã vẽ nên một một thế hệ, một thời sống tốt, sống đẹp, cồng hiến hết mình cho quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến ái quốc chống Mỹ xâm lược. Những nhân vật đủ thánh phần, đủ thấp cao giới tính đã vì nghĩa cả hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc.
   Những người mà thế hệ hôm nay có thể không biết và không hiểu về họ, có người quên họ, nhưng đọc văn Đặng Ái chúng ta phải nhớ họ, suy ngẫm về họ.
  Một cô gái mù lặng lẽ năm này qua năm khác kéo bè sang sông chở bộ đội đi ra chiến trường không cần mọi người biết tên, một phi công bị thương nặng vẫn lái máy bay chiến đấu như anh hùng phi công Meretxep ở Liên Xô (cũ), một cô gái chung thủy đợi người yêu từ chiến trường về, một người thợ say mê học tập để nắm vững tay nghề làm việc cho tập thế, một anh kỹ sư được làng cử đi học đại học vẫn quyết tâm về xây dựng làng quê khốn khó…
  Bầy giờ Đặng Ái rất ít viết và hầu như không viết nữa, ngoài vài quyết sách báo chí  thi thoảng trình làng. Hỏi anh, anh cho biết – Văn báo chí nó giết văn chương, với lại thần tượng mình tôn thờ không còn lóng lánh như xưa nữa.
  Điều đó tôi nghĩ hoàn toàn đúng. Đời hôm nay có được là nhờ những người vô danh ấy. Họ đã đỏ máu và mồ hôi cho cuộc sống thanh bình hôm nay.
 Nhưng đời đã quên họ.Bởi họ là những con người thật thà chân chất, họ làm sao biết được thế hệ mình và mình bị lừa để phục vụ cho một lợi ích phe nhóm.
  Xin chia sẻ với nhà văn Đặng Ái
vannghecuocsong.com
   

ĐÒ ƠI
(trích)
-         Các anh cứ gọi em là cô gái lái đò thôi mà!
-          Lúc này trông cô như trẻ con, bướng bỉnh mà nũng nịu.
  Chừng đã ấm người, cô lái đò đứng dậy. Cô đi lại giường, lật chiếu lấy ra một túi nhựa màu nâu, luồn tay vào trong túi cô lấy ra một cái bút chì, mấy cái cặp ba lá, mấy cái huy hiệu đoàn, một cái gương tròn bằng lá lót bánh dì giò mà các cô gái bây giờ rất ít dùng. Sau đó là một cái lược sừng đen nữa. Cô để tất cả các thứ đó lên giường bằng sự thận trọng có hơi lẩm cẩm của một bà già hoặc như trẻ con chơi đồ hàng vậy. Cuối cùng cô lấy ra một cuốn sổ học sinh dầy, bìa xanh. Một thỏi sắt theo cuốn vở rơi xuống đất. Cô ngồi ngẩn ra một lúc như suy nghĩ rồi lấy chân lùa ngang mặt đất mà tìm. Khi chân đã chạm thỏi sắt cô mới cúi xuống, nhặt lên . Đó là một mảnh bom dài khỏng hai đốt ngón tay. Trước khi cô đặt mảnh bom lên giường, chúng tôi đã kịp nhìn thấy những cạnh sắc lởm chởm của nó.
  Quay mặt về phía chúng tôi, cô rụt rè:
 - Các anh ghi cho em môth dòng làm kỷ niệm nhé!
  Chúng tôi giở quyển vở ra. Một trăm trang đặc những kiểu chữ khác nhay khi bằng bút chì, khi bằng bút bi, khi bằng bút thường… không còn chỗ nào để ghi cả. Hình như khi qua đò, không nhiều thì ít ai cũng ghi lưu niệm cho cô gái. Tuy cô không nói ra nhưng chúng tôi biết cô gái này giàu và quý tình cảm đến chừng nào!
 Vẫn ngồi ở giường,, tay chắp vào lòng, cô nói thêm:
  - Các anh ghi cho em một chữ cũng được. Sau này em giở ra đọc và nhớ tới các anh, nhớ tới đêm nay chở các anh qua sông.
   Một người trong chúng tôi – anh chiến sỹ trẻ nhất – lặng lẽ mở ba lô lấy ra cuốn sổ tay mới toanh của anh. Anh ngắm nhìn một lúc rồi giơ cuốn sổ lên trên ngọn lửa, nói với cô:
  - Chúng tôi biếu chị cuốn sổ này nhá! Làm kỷ niệm…
 Cô ngúng nguẩy:
 - Em chẳng lấy đâu! Anh còn đi xa lấy gì mà dùng.
  - Quyển vở của chị hết giấy rôi!
 - Ô… Như bị bất ngờ, cô lặng đi một lúc lâu, sau đó nói nhỏ như nói một mình – Hết rồi à?... – Rồi cô vội thanh minh – Em tưởng là còn.
  Chúng tôi trao tay nhau lần lượt ký tên vào cuốn sổ.
 - Nào, cô cứ nhận cho anh em chúng tôi bằng lòng.
   Có anh đùa:
  - Hay là chê của bộ đội?
    Cô vội vã:
-         Không
! Em chắng dám chê bao giờ!
-         Vậy thì nhận lấy chứ!
-         Các anh đã cho thì em xin vậy- Cô nói thật là miễn cưỡng.
 Chúng tôi trao cuốn sổ cho cô, nhưng thật là lạ lùng (tựa như chơi bịt mắt bắt dê vậy) cô chìa tay ra hướng khác, quờ quạng. Cầm được cuốn sổ cố áp vào ngực như một vật quý giá nhất đời. Đặt nó xuống đùi, cô đưa cả hai tay mà sờ, lật đi lật lại, mắt hơi ngước lên, miệng vẫn hé cười, cái cười mơ hồ dài dại…
  Mắt cô chớp luôn, chớp luôn, đôi mày cong cong, đôi lúm đồng tiền…
  - Ô…!Bỗng thấy một cái gì khác lạ ở cô lái đò, chúng tôi ngạc nhiên, rồi từ từ, lòng như bị ai thắt lại. Có thể như thế được ư. Trời!. Chúng tôi không nhìn cô lái đò mà nhìn nhau…
  Ai cũng hiểu rồi.
  Im lặng.
  Ngoài trời mưa như nặng hạt hơn. Gió bấc vẫn thổi lồng lộn. Căn nhà rungleen từng đợt muốn ụp xuống. Bếp lửa đang đượm, bốc lên đùng đùng. Những lưỡi lửa cháy vật vả , sôi sục…
 Chúng tôi im lặng nhìn cô gái sung sướng đến nghẹn lời:
-         Ôi! Quyển sổ các anh cho đẹp quá!
    Đang mải mê với cuốn sổ chợt cô dừng lại, nghiêng đầu nghe ngóng. Cô khẽ nói: “ Lại có người qua đò”.  Rồi đứng dậy.
  Chúng tôi tạm biệt cô lái đò, theo tiểu đội trưởng lần lượt ra đi. Ai cũng nhìn như cố níu hình ảnh cố gái, nhất là đôi mắt đen láy, chớ luôn, chớp luôn ấy. Cô gái bước ra ngoài mưa tiễn chúng tôi, lát sau chen giữa tiếng gọi đò văng vẳng, tiếng cô gái vọng lên: “Ai gọ đò đới!”. Tiếng “đới” kéo dài tha thiết đến nôn nao cả người.
 Đêm ấy mưa gió rét như cắt da thịt, nhưng chúng tôi cứ bước phăng phăng. Lòng chúng tôi như bị bốc cháy bở một ngọn lửa nóng vô cùng.
Tháng 7 – 1972
Đ - A

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tưởng nhớ nhà thơ Đặng Hồng Thiệp

Tưởng nhớ nhà thơ Đặng Hồng Thiệp

Thứ hai - 26/08/2013 12:07
                  
 TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ ĐẶNG HỒNG THIỆP
                         Đỗ Hoàng

 
        Nhà thơ Đặng Hồng Thiệp xuất hiện đều đặn trên các sách báo Trung ương từ đầu thiên niên kỷ XXI. Nhiều tờ báo tạp chí văn chương lớn nhất nước như  báoVăn nghệ, Tạp chí Nhà văn, tạp chí Thơ, Văn nghệ Trẻ… cũng in thơ anh. Tên tuổi nhà thơ Đặng Hồng Thiệp dần dần được khẳng định trong lòng bạn đọc yêu thơ.
  Tôi làm biên tập ở Tạp chí Nhà văn rồi được làm Trưởng Ban Thơ của Tạp chí hơn 10 năm, nên tôi có điều kiện đọc tác phẩm của anh để giới thiệu trên Tạp chí. Và tôi hiểu thi phẩm của anh trước khi gặp con người thực của anh trong đời.
  Nhà thơ Đặng Hồng Thiệp nổi tiếng trong văn giới với chùm thơ của anh được giải thương báo Văn nghệ Trẻ, tiếp đến là giải thưởng Tác phẩm hay năm 2012 của Tạp chí Nhà văn.
  Tôi khi đọc bài cho in cho anh nhiều lần, tôi rất ấn tượng bài thơ Bên đấu trường Cơlise
   Bên đấu trường Cơlise

 Văn minh dấu ấn
Đế chế La Mã miền tây
Rô Ma
Vaticăng
Cơlise nổi tiếng
Chơi trò mãnh thú vật người


Những công trình hai nghìn tuổi trầm tư
Vọng gươm khua đất nước hợp tan
 Miền nam Napôly sống động
Mutxôlini đốt lửa hoang tàn

Những đấu trường người trần gian
Bao giờ thôi dã thú?...

  Bài thơ này tôi đã đề nghị tặng giải thưởng Thơ hay Tạp chí Nhà văn năm 2012.
  Bài thơ đoạt giải là phần thưởng xứng đáng cho đời thơ của anh và cho niềm vui của tôi, người có “con mắt xanh” tìm ra ngọc trong cát bụi.
  Anh trở thành cộng tác viên thân thiết của Tạp chí Nhà văn. Gần như thường năm, Tạp chí Nhà văn đều được anh mời vào nghỉ mát Cửa Lò, nơi anh có một khách sạn khá đàng hoàng trên 50 phòng nghỉ.
  Rất nhiều lần cơ quan đi nghỉ mát Cửa Lò, tôi vì có chút việc riêng gia đình nên không đi được. Tôi chỉ biết nhà thơ Đặng Hồng Thiệp qua tác phẩm và qua ảnh chân dung.
 Qua ảnh, tôi thấy anh là một còn người với gương mặt phúc hậu, trung thực, chân tình và khi gặp anh tôi nghĩ người trong ảnh và ngoài đời đều thật giống nhau.
  Cuối cùng tôi cũng đã đến thăm anh theo lời mơì rất thâm tình của anh. Đó là vào một ngày cuối thu cách đây 2 năm (2011), tôi đến nhà riêng của anh ở 103 Minh Khai – Vinh. Sau đó anh cũng bạn anh là anh Năng đưa xe về Cửa Lò xem khách sạn của anh.

                                                *
                                              *  *
   Anh Thiệp đã từng anh bộ đội Cụ Hồ từ thập kỷ 60 thế kỷ trước. Ngày chiến đấu bên đất bạn Lào, anh đã có thơ viết trong sổ tay. Anh yêu thơ từ thuở đáng trẻ trai:
TRỞ VỀ
Cỡi mây bay về Tổ Quốc ta
Bồng bềnh mây trắng nở hoa
Đâu ông trời xưa mẹ bảo
Sao đường không lắm ổ gà?

Chập chùng núi biếc Trường Sơn
Vượt thẳm mùa xuân đến sớm hơn
Chium về gió lộng hồn thanh thản
Đồng đội vòng tay ấm nóng ran!

Đồng Chum – Nà Sản tháng 6 – 1961

   Rời quân ngũ anh đi học đại học tài chình. Ra trường anh về công tác tỉnh nhà liên tục cho đến khi nghỉ hửu. Anh đã nhiều nhiệm kỳ làm Chánh văn phòng Ủy ban tỉnh Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An.
  Tuy vậy như hồn thơ anh vẫn âm ỉ cháy trong lòng. Anhg lặng lẽ sống, lặng lẽ viết. Anh đã viết nhiều tập thơ, bút ký, hồi ký, phê bình văn học.
  Vừa rồi anh nhờ tôi đọc tập thơ với tên gọi là Vương của anh. Tôi đọc xong, nhắn tin cho anh mãi không thấy anh trả lời. Rồi nghe tin anh mất .Thật buồn và thương tiếc anh.
 Xin trích bài thơ Xuân trong tập thơ Vương chưa kịp in:

XUÂN

Tàn đông lá đã thôi rơi
Chồi nọn lộc biếc nắng khơi nỗi niềm
Sáng ai lấp lánh bên thềm
Câu thơ bay lửng trên nền trời vương!
Đ – H - Th
  Sinh thời, anh Thiệp hay băn khoăn hỏi tôi:
  - Đỗ Hoàng thấy thơ mình đứng ở đâu trong tỉnh nhà? Trong nước?
Tôi không đắn đo và không nói theo xã giao hữu nghị, tôi nói đúng suy nghĩ của tôi:
    - Anh là  một cây bút thơ của tỉnh nhà có dấu ấn và của cả nước với những tác phẩm thơ được bạn đọc ghi nhận. Anh cùng những tên tuổi khác như  Trần Hữu Thung. Minh Huệ, Thạch Quỳ, Nguyễn Trọng Tạo, Vương Trọng, Xuân Hoài, Lê Duy Phương…ghi dấu ấn trong lịch sử văn học Nghệ Tĩnh. Đó là việc không thể phủ nhận.
  Anh Thiệp rất đồng ý với nhận định cá nhân của tôi.
 Anh cười mãn nguyện.
  Thế mà anh đã đi xa. Cầu anh an lạc dới cõi vĩnh hắng.
Hà nội, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Đ - H

 

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bây giờ là lúc - Bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm

Bây giờ là lúc … bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm, phi thơ ca, đầy cay cú, ấm ức, hậm hực, nguyền rủa…

Thứ năm - 22/08/2013 14:11



     
          
Nhà thơ Đỗ Hoàng
Bây giờ là lúc … bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm, phi thơ ca, đầy cay cú, ấm ức, hậm hực, nguyền rủa…
Đỗ Hoàng

 
  Từ khi bị mất chức vì ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo tố cáo Nguyễn Khoa Điềm không phải đảng viên, trong tù khai báo với địch, bị chi bộ nhà tù lao Thừa Phủ - Huế cô lập, Nguyễn Khoa Điềm bị bãi chức buộc về hưu sớm, ông luôn viết ra những cái gọi là thơ nhưng thực chất nó chỉ là thứ Vô lối, nói vo, nói lấy được thể hiện một tâm tạng bực bội, đầy cay cú, ấm ức, hậm hực vì mất chức, mất quyền mất hết bổng lộc, vàng ròng mà vơ vét chưa thỏa tấm lòng.
  Nhiều kẻ tấng bốc các bài viết vô lối ấy của ông, coi ông là nhà thơ đứng về phía nhân dân dám lên án bạo quyền và cường q     uyền đương đại, hy vọng tôn ông, đưa ông lên làm ngọn cờ đầu làm quốc trưởng cho một thể chế chính trị mới thay chính thể Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài toàn trị, đảng trị, đang cầm quyền.
  Thật ra con người chính trị của Nguyễn Khoa Điềm là con người đầy tham vọng và lắm cơ mưu, gian lận, táng tận lương tâm, tùy thời, theo thời, chờ thời…. Một con người thiếu trung nghĩa trong lập thân, luôn hãnh tiến.  Phàm là quan, nếu có non chỗ này, yếu chỗ kia… tất có thể lượng tình mà bỏ qua được. Nhưng thiếu đức trung nghĩa thì thiên hạ chưa từng dễ dãi mà tha thứ cho ai bao giờ. Bất lương, láu cá. bội tín… đều bị lên án (Hàn Phi Tử)
  Trong thể chế chính trị Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền trước đây và Đảng Cộng sản Việt Nam toàn trị, đảng trị bây giờ, họ rất khắt khe  và điều tra kỹ lý lịch, coi trọng lý lịch hơn tài, đức.. Ngày từ tuổi mầm non mẫu giáo, cấp một, ấu trò đã bắt buộc khai thật đúng, thật rõ ràng về lý lịch, nếu khai gian, man khai thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Thế mà Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên vẫn khai mình là đảng viên thì đúng là gan cóc tía, coi trời bằng chai! Để luồn sâu, leo cao (Theo đơn tố cáo của Nguyễn Đức Đạo – Thư viết tay – Bản pho to) lên hàng nhất phẩm (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam - Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa) thì đủ biết Nguyễn Khoa Điềm gian hùng ngang tầm cỡ Tào Tháo ngụy bên Tàu. Nếu không bị phát giác, ông ta sẽ lên tận đế vương nước Việt!
  Vì tham vọng quá lớn, nên khi bị đứt gánh giữa chừng, Nguyễn Khoa Điềm đau hơn hoạn và tỏ ra cay cú, hằn học, oán trách, làm mình làm mẩy, giận mất khôn, viết ra những thứ Vô lối phản lại ý chí lý tưởng ông phụng thờ, ông theo trước đây, làm tổn hại đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  Bài vô lối Bây giờ là lúc… là một trong những bài như thế.
    Trước hết nó không phải là thơ. Nó là loại Vô lối đang thịnh hành hôm nay ở nước Việt mà nhiều kẻ đưa lên mây xanh là thơ hậu hiện đại, hậu hậu hiện đại…
  Riêng cái tựa đề của nó không ổn chút nào. Bây giờ là lúc đặt tựa đề không rõ ràng, tựa đề biểu tượng không chỉ hai mặt mà là biểu tượng nhiều mặt. Sao một nhà thơ nồi tiếng, quyền cao chức trọng như Nguyễn Khoa Điềm mà đặt tựa đề bải viết của mình bằng biểu tượng hai mặt và nhiều mặt như thế?
 Bây giờ là lúc, gió gọi anh đi, bây giờ là lúc cho anh làm mới cuộc đời mình, bây giờ là lúc ăn ngủ với bụi đường như Nguyễn Khoa Điềm viết.    Nhưng bây giờ là lúc lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Có người có quyền hiểu như vậy! Và vân …vân…vân…
  Một ông quan to, trùm tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam sao lại ởm ờ như thế được?
  Những khẩu hiệu, chính luận, thơ ca… ông viết hoặc ông duyệt trước đây đều rõ ràng rành mạch, sao bây giờ ông lại chơi hỏa mù con cúi!
Xin xem Nguyễn Khoa Điềm vào bài:
Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô
…..
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
    Com lê, cà vạt, micro, điện thoại, ti vi, truyền thanh, internet, dcom 3g …là của nhân loại sáng tạo ra để nhân loại dùng. Nó đâu là thứ chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam dùng. Người ăn xin ăn mày,vẫn dùng cơ mà. Đảng Cộng sản Việt Nam làm gì mà tạo ra được các sản phẩm ấy mà Nguyễn Khoa Điềm làm mình làm mẩy như của nhà mình.
 Nguyễn Khoa Điềm lại viết tiếp những câu vô lối rất bui bậm, tục tởm…
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép 

  Những nhà văn, nhà thơ tai tiếng với những kiểu viết bụi bẩn, ô trọc, bôi nhọ con người như Nguyễn Quang Lập, Tạ Văn Sỹ còn không dám hò hét toáng lên lên như Nguyễn Khoa Điềm, không dám cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ, với gái điếm như thế.
 Tạ Văn Sỹ bụi bẩn nhất, ô trọc nhất mà mới dám viết cho cô điếm làm tình với mình trong một đêm rồi chia tay:
Chia tay không hẹn không hò
Anh em không phải đợi đò, đợi sông
Cầu cho em mãi má hồng
Để êm đi hết phiêu bồng gió đưa.
   
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

    Nó còn trong sáng hơn nhiều.
 Bình phong tuy bại, cốt cách do tồn (Bình phong tuy đổ rồi nhưng dáng dấp thanh cao của nó vẫn còn mãi). Nguyễn Quang Lập, Tạ Văn Sỹ có thể viết bẩn, bôi bẩn con người, nhưng Nguyễn Khoa Điềm không thể cho phép viết như vậy.
  Cũng như ông Tú Xương, một ông tú tài có thể viết:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thương ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường!
 Nhưng Nguyễn Khuyến đại quan, cụ không bao giờ viết như thế. Đến say cụ cũng chỉ thế này :
Rượu tiếng rằng hay, hay chửa mấy
Độ dăm ba chén đã say nhè!
  Chung quy do lòng tham của Nguyễn Khoa Điềm quá lớn, tham quyền lực:
Anh mải mê trên đường hoạn lộ
(Cõi lặng)
Tìm mọi cách để đạt được dù có luồn háng như Hạng Vũ:
Nhiều lúc đá dạy ta phải mềm
(Hy vọng – Cõi lặng)
Miếng ăn là miềng tồi tan
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu
(Ca dao)
    Đất đai thước đất thước vàng ở Hồ Tây, lầu đài biệt thự ở Đội Cấn, ở Vỹ Dạ - Huế, tiền lại quả của phe nhóm, tiền chia chác dự án phần trăm hậu hỹ, tiền sửa lăng tẩm… nó làm sôi lên lòng tham của Nguyễn Khoa Điềm. Giá như làm tiếp một vài nhiệm kỳ Bộ Chính trrij Đảng Cộng sản Việt Nam, ông. sẽ có lâu đài, đất đai ở Pari, Lon don, Oansinton, Tokyo, Mặt Trăng, Sao Hỏa…thì hay biết mấy! Tiếc thật! Mã cha thằng cậu ruột vợ!
    Lợi lộc tham nhũng nhiều như vậy, nên vì thế mà Nguyễn Khoa Điềm không biết hay cố quên lời cổ nhân đã dạy:
Đa tàng tất hậu vong
Tri túc tất bất nhục
Tri chỉ dĩ bất đãi
Khả dĩ trường cửu
(Lão Tử)
Tham nhiều chắc sẽ mất
Biết nhiều ắt sáng ngời
Biết dừng thì thanh sạch
Còn mãi với muôn đời!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Hay:
Kẻ nào đam mê quyền lực
Sẽ làm hỏng đôi cánh cuộc đời
Kẻ nào luôn hy sinh hạnh phúc
Sẽ rạng rỡ dưới ánh sáng mặt trời
(Villiam Blake  - Tạng Thư – Đỗ Hoàng dịch thơ)
Và khi mất chức đi thì Nguyễn Khoa Điềm điên lên, phát ngôn bừa bãi, ác ngữ:
Anh tham chiến trận tấn công cuối cùng
Vào cái chết

Hãy lột ngược da anh
Và ghi lên đó mật khẩu:
- Không lùi bước 

 Nguyễn Khoa Điềm sẽ tự mình tự chết trong tiếc nuối, tham sân si. Những thứVô lối của ông viết ra không mảy may xúc động được ai, nó không có một chút gì là văn chương nghệ thuật, nó chết như cuộc đời của ông.

Hà Nội, ngày 22 – tháng 8 năm 2013
Đ -H
Nguyên bản:
BÂY GIỜ LÀ LÚC
Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường
Một mình một ba lô với xe đạp
Bây giờ gió gọi anh đi
Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép
Thế giới thật rộng, những ngã đường độ lượng
Cho anh làm mới cuộc đời mình.
Anh gọi đó là chuyến về không hạn định
Để làm một người trong mọi người
Anh tham chiến trận tấn công cuối cùng
Vào cái chết

Hãy lột ngược da anh
Và ghi lên đó mật khẩu:
- Không lùi bước
( Bài in trên báo Văn nghệ khoảng năm 2007) In trong tập “Vô lối”Cõi lặng năm 2010.


BÂY GIỜ LÀ LÚC
 (Có thể viết như thế này):
Bây giờ là lúc
Chúng ta phải thay đổi chính thế này.
Bới vì Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên quyền, toàn trị, đảng trị, độc ác.
Ta ở trên ngôi cao nhất
Ta biết
Hỡi quốc dân, đồng bào
Ai có súng dùng súng
Ai có dao dùng dao
Em Cu Tai, cu Tang
Chị Hơ ve, Hơ Chang, 
Anh Hồ Vai, Hồ Vạ
Chị bán cá Vỹ Dạ, 
Chị bán tôm chợ Đầm
Anh câu mực Quảng Điền
Anh ăn trộm khách sạn
Ông ở Cửa Ngăn cưa ván
Cô nấu rượu làng Chuồn
Ả án vải đi buôn…
Em làm đĩ Phu Văn Lâu
Kẻ cướp tàu
Kẻ cướp chợ
Các anh chị em ơi
Hãy theo tôi

Bây giờ là lúc
Tôi sẽ từ giã xà - rông, xà - riêng không đóng khố cởi trần
Tôi sẽ mặc com lê, ghi lê, cài cà vạt, đi giày đinh, cầm micrro – ông nói – nắm đấm tuyên bố những lời vô cùng trịnh trọng
Tổ quốc ta muốn sống hay là chết?
Trước bọn vương quyền bán hết đất, hết biển, hết trời
Trước bọn vương quyền – nhưng con sâu nguy hại hơn đại tướng của giặc, chuyên làm giàu trên máu nước mắt mồ hôi
Dân chúng.
Tôi chỉ là chức cờ đèn kèn trống, chức rẻ rúng mà phần chia chác dự nhiều vô thiên lủng
Vàng đếm không xuể
Huống gì chúng coi về kinh tế
Chúng ăn ba vạn tám nghìn đời không hết bạc vàng.

Bây giờ là lúc
Hỡi 100 triệu quốc dân đồng bào hãy đứng về một phía
Không phân biết Kinh, Tày, Khơ me, đỏ hồng hay tía…
Hãy theo tôi
Quyết một lời
Cách mạng lại!

Bây giờ là lúc 
Đất nước thực hành quyền dân chủ, tự do
Tự do hội họp
Tự do lập nghiệp đoàn
Tự do đảng phải
Đất nước đa nguyên
Chính trị phải đa đảng
Tự do báo chí
Tự do 
Tự do
Dân chủ
Và dân chủ…
Bây giờ là lúc
Quân đội và công an 
Không tham gia đảng phái
Quân đội và công an 
Chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân
Không cầm súng bảo vệ bọn buôn thần bán thánh
Gác cửa hầu theo (hotel) – khách sạn cho chúng nó chơi gái.

Bây giờ là lúc 
Và mãi mãi
Tôi đây được bầu làm Quốc trưởng
Tôi sẽ nguyện suột đời vì dân vì nước
Chiến đầu đến hơi thở cuối cùng.
Không lùi bước!
Xin hết.


Xin tham khảo bài viết tôi đã viết cách đây 3 năm:


     Đây là bài Vô lối một trong rất nhiều bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm mang một sự hằn học, cáu gắt giận dữ vì bị mất chức, mất quyền, mất bỗng lộc mà viết ẩu, viết lung tung, viết sai cơ bản làm tổn hại đến tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đến cộng đồng, nhân quần, thành quả lao động, sáng tạo của nhân loại từ nghìn đời nay. Đọc Nguyễn Khoa Điềm cũng như đọc những người cùng thời viết với ông, tôi bao giờ cũng nhớ đến câu nói nổi tiếng của nhà thơ Nga tài danh Nhê ca rê xốp: “Làm tròn bổn phận của người công dân thì rất đau khổ cho con người nghệ sỹ”. Bao nhiêu vạn cây bút công nông binh Nga trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất có công đóng góp cùng với dân tộc giải phóng nước Nga ra khỏi chế độ Sa Hoàng nhưng thơ ca của họ không còn gì cả. Thơ ca và Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm cũng không có giá trị gì về mặt nghệ thuật, tư tưởng. Tử tưởng giải phóng Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm là tư tưởng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ Tịch, các cây bút chỉ viết theo mệnh lệnh. Nếu đọc lại những bài chưởi Mỹ, chưởi nguỵ của ông thì thấy nó không có sức thuyết phục, không nói là kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá. Ta không thích mà địch thì không đau. Như: Mỹ và những đĩ, những xnách ba (Lính Mỹ, khẩu súng và chiếc kèn đồng) Quay lại với bài Vô lối – Bây giờ là lúc
Ngay cái tựa đề đã là không ổn - Bây giờ lúc như thế nào? Lúc làm lại cách mạng hay là lúc thay đổi chính thể hay là lúc xoá hết kỷ cương phép nước, xoá hết công lao dân tộc? Hay là lúc chưởi đổng? Nguyễn Khoa Điềm nói chia tay với điện thoại để bàn, các vi dít, nắm đấm mỉcô, từ giả comlê, cà vạt, giày đen… là vô cùng sai trái. Đấy là công lao của loài người trải qua hàng nghìn đới sáng tạo phát minh ra. Không chỉ quan chức dùng mà tầng lớp nào trong xã hội cũng dùng đến. Một thảo dân cũng không ai nói thế và cũng không phải việc gì chia tay. Người bình thường vẫn dùng điện thoại để bàn, micrô và các vi dít. Bây giờ nhiều cô bán rau, bán thịt lợn, bán hoa còn dùng cả điện thoại di động 3G thì sao. Đám cưới người ăn mày, ăn xin dùng micrô không dây nữa kia mà. Tại sao Nguyễn Khoa Điềm hợm hĩnh, làm mình làm mẩy chia tay sản phẩm tiện dụng của loài người phát minh, sáng tạo ra! Taị sao bực tức gọi chiếc micro sao là nắm đấm của võ sư được nhỉ? Chiếc micro với hình ảnh Bác Hồ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bất tử đó sao! “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp). Đây rõ ràng là khẩu khí của kẻ tiểu nhân. Tiếp đến các câu 2 câu 3 câu 4 … và hết bài là vô cùng phương hại đến tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đến nhân dân lao động, đến đồng nghiệp, đồng đội của mình. Cổ nhân nói: “Bình phong tuy bại, cốt cách do tồn” (Bức bình phong có đổ nát nhưng dáng vẻ của nó vẫn uy nghi còn mãi). Trong cuộc sống hiện tại của đất nước ta ngay cả người bị tù trong các trại cải tạo vẫn được lên mạng chứ gì một người giữ trọng trách cao nhất về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Khoa Điềm, một ông quan đạt đến đỉnh chung mà để đến mất chức mới tự do lên mạng. Người cấm mạng chính là Nguyễn Khoa Điềm ký cấm chứ ai cấm! Rõ ràng ông bôi nhọ cái cơ quan mà ông quan lý nó bao nhiêu năm nay. Nguyễn Khoa Điềm dùng những chữ rất bụi đời mà nhiều người viết bụi như Phương Xích lô ở Huế, như Tạ Văn Sỹ ở Kon Tum cũng không dám viết. Nào là anh ăn ngủ với bụi đường, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ, hò hét một mình… Đọc câu nào thấy Nguyễn Khoa Điềm viết cũng sai và có tính chất bôi nhọ Ban Tư tưởng – Văn hoá của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thời ông làm Trưởng ban hàm Uỷ viên Bộ Chính trị. Như: - Rồi đọc những gì mình thích/ Ghi chép những gì mình cần ghi chép…Mình ra thế giới thật rộng, những ngã đường độ lượng…Cho anh làm mới cuộc đời mình. Hoá ra Ban Tư tưởng Văn hoá cẩm mọi người đọc, cấm mọi người ghi chép, cấm hò, cấm hát. Trong Ban Tư tưởng - Văn hoá là một thế giới chật hẹp, cũ kỹ muôn năm… sao? Ba câu kết thật rùng rợn và vô nhân đạo. ..."Hãy lột ngược da anh/ Và ghi lên đó mật khẩu: / -Không lùi bước" Một kiểu nói thách thức. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm chiến tranh nhưng không làm hại kẻ đã qui hàng” Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người trở lại”, đến quân thù vẫn cấp cho 5000 xe ngưa, mấy trăm tàu thuyền về nước (Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo), không ai lột da kẻ thù, huống gì người cùng với cộng đồng da vàng, máu đỏ. Nguyễn Khoa Điềm dù chỉ là một công dân bình thường cũng không được viết những dòng vô lối như trên. Hội Nhà văn Việt Nam đã rất sáng suốt không tặng giải thưởng cho tập Vô lối Cõi lặng.
Hà Nội ngày 20 – 6 – 2010
Đỗ Hoàng
 

 

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Câu lạc bộ và câu lạc bộ rởm

Câu lạc bộ và Câu lạc bộ rởm

Chủ nhật - 18/08/2013 11:19
    CÂU LẠC BỘ VÀ CÂU LẠC BỘ RỞM

Lts: Ở nước ta trước đây Câu lạc bộ được tổ chức tự do, không phải xin phép chính quyền nên có hàng nghìn, hàng vạn câu lạc bộ mở ra để thỏa mãn nhu câu người ta. Cũng như thời Mặt trần bình dân thuở Pháp thuộc. Dân ta được mở các hội phi chính phủ như : Hội ăn thịt chó, hội câu cá, hội nhảy đầm, hội hút thuốc phiện, hội hát ả đào, hội câu cá, câu chim, hội tán gái…Tính đến có hơn 3 000 hội trên toàn Đông Dương. Câu lạc bộ hiện nay nhiều gấp hàng nghìn lần, tổ chức na ná như các hội thời Pháp thuộc.
 Các hội chính thống thường gọi là hội chính trị xã hội, nghề nghiệp thì Nhà nước quản lý, hưởng ngân sách Nhà nước nên người muốn vào các hội ấy rất khó khăn. Ngoài tiêu chuẩn chính trị, con có tiêu chuẩn nghề nghiệp rất cao nên khó vào. Hơn nữa vỉ hưởng ngân sách Nhà nước – Tiền thuế dân đóng nên số hội viên rất hạn chế.
   Ví dụ như Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên không quá1 000 người. Trong bối cảnh ấy, nhiều người biết xoay xở, giỏi tổ chức đã lập ra các Câu lạc bộ văn, thơ , nhạc, họa thu hút hàng nghìn vạn người tham gia.
 Nổi lên trong hàng nghìn câu lạc bộ ấy có Câu lạc bộ thơ Việt Nam của Bành Thông trên dười vạn hội viên, tiếp đến là Câu lạc bộ thơ của Đăng Hạ cũng xấp xỉ số hội viên như Bành Thông.
  Câu lạc bộ của họ triển khai rộng khắp đất nước bao trùm 65 tỉnh thành, đông đủ thành phần thma gia kể cả sư sải, tăng lữ đạo giáo.
 Có cái là những người giỏi tổ chức như trên không vì lợi ích cộng đồng mà vì tư túi nên để nhiều tiếng xấu trong đồng loại. Bành Thông và Đăng Hạ ra tuyển tập có hàng nghìn người tham gia, nhưng rất nhiều người đóng tiền nhưng không có tên trong tuyển tập, để nhiều người phải nhở đến công quyền can thiệp.
Xin in bài của nhà văn, nhà triết học Nguyễn Hoàng Đức để bạn đọc tham khảo.

van nghecuocsong.com


  
        Bành Thông - Chủ tịch CLB Thơ Việt Nam

CLB SÁNG TÁC THƠ CHUI, BÀI XÌ CUỐI CÙNG CỦA NHÂN CÁCH NỀN THƠ

Nguyễn Hoàng Đức

“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng bị lòi ra”, mà lần này là lòi tóe tòe loe, lòi không cách gì có thể dùng miệng lưỡi giảo hoạt khôn ranh mà biện hộ được. Một bài học bi kịch đã hiển minh rằng: không thể có niềm kiêu hãnh lớn dựa trên những việc làm bé, mà đã bé thì chớ lại còn tháu cáy vui chơi tí tởn. Đó là vụ Câu lạc bộ sáng tác văn học nghệ thuật “quốc gia” bị vỡ lở vừa qua với Đăng Hạ là nhà thơ, nhà báo – 29 tuổi, là chủ tịch đã dựng lên hơn 30 CLB sáng tác VHNT Việt Nam có chi nhánh ở nhiều tỉnh và thành phố, kết nạp hơn 4 nghìn hội viên, thu tiền vô tội vạ. Ông Lê Hồng Thiện, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, phó trưởng Ban Thơ Hội VHNT tỉnh Hưng Yên đã phải thốt lên “nhà thơ nhiều như mưa”, khi tại tỉnh này rầm rộ mọc lên các CLB sáng tác VHNT Việt Nam, kết nạp và phong cho gần 100 người thành nhà thơ. Các “nhà thơ” ở đây chủ yếu là những cán bộ hưu trí, người cao tuổi.

Đây là sự kiện nổi cộm không hề nhỏ tí nào, mà nó còn thể hiện một sự thật ngang trái cay đắng nào đó cho tầm vóc của quốc gia cũng như cách sống của dân tộc. Tại sao nhà thơ nhiều lại gây tai họa đến vậy? Nếu nông dân trồng được nhiều rau thì rất tốt, vì người ta không ăn hết thì để chăn nuôi. Nếu nuôi nhiều đầu bò cũng tốt vì vắt sữa nhiều ăn không hết thì cô đặc để giành hoặc dùng cho chăn nuôi. Một làng có nhiều trí thức thì càng tốt. Nhiều kỹ sư cũng tốt.

Nhưng tại sao nhiều thơ, nhiều nhà thơ lại không tốt? Vì thơ không phải là lao động, cũng không phải sản phẩm của lao động, mà chủ yếu là du hí vui vẻ. Vậy con người du hí vui vẻ nhiều lại không tốt sao? Theo triết gia Aristote, thì du hí vui vẻ còn là mục đích chính của cuộc đời. Nhưng đó là du hí vui vẻ sau khi người ta đã lao động làm ra sản phẩm cho cuộc sống rồi mới nghỉ ngơi. Còn không lao động chỉ đòi vui chơi đó là cách lười biếng, lãn công, trốn việc. Khi con người lười nhác trốn việc thì còn gì để nói. Đó là cách nhân gian vẫn gọi là đám vô tích sự, ăn hại, làm khổ người khác.

Việc người già về hưu, rỗi việc, buồn thì làm thơ, đó là việc làm rất tự nhiên lành mạnh, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, khi các cụ đã làm thơ rồi thì bắt đầu hám danh vọng, tham gia các câu lạc bộ xuyên quốc gia, muốn có bằng khen và giải thưởng. Tức là các cụ háo danh vô bờ bến. Đó mới là cái đáng buồn khôn xiết kể. Tại sao? Tuổi già tức người ta đã bước qua tuổi tri thiên mệnh, tuổi càng nhiều nhân đức càng cao, đằng này lại đi hám danh ở mức i tờ, bỏ cả tiền ra để mua bằng, mua giải, chẳng đáng buồn sao? Nếu cái bằng hay cái giải là thứ để khao khát và phấn đấu thì người ta phải cố công ngay từ lúc trẻ chứ, đằng này vào lúc sức tàn lực kiệt mới mong gặt hái, có phải chính họ đã coi thường thơ chỉ là thứ vui chơi đầu ra. Trời ơi, con người vui chơi tí tởn đến mãn đời thì có tài sản gì để người ta kính trọng. Có phải chính vì không được kính trọng mới rủ rê nhau bệ tí thơ có ấn giải về để trộ bà con làng xóm?!

Nhiều chuyên gia viết: tuổi già là tương lai đã ở phía sau. Người già không còn nghĩ đến tương lai nữa mà họ sống lúc nào hay lúc đó, ăn chạc, ăn gỡ được lúc nào tốt lúc đó. Người già càng không bao giờ nghĩ đến lý tưởng, vì thế người ta không thể nào hướng tới cái đẹp hay nhưng gì cao quí được. Một người cả tương lai lẫn lý tưởng đã ở phía sau, sống theo tinh thần chộp giật lâm thời kiểu ma cà chớp thì làm sao còn cao đẹp cho được. Thi hào Goethe có nói đại loại rằng: Một dân tộc muốn có tác phẩm lớn thì phải có ba thứ: trước hết là lịch sử hào hùng, thứ hai là phải có người tài, thứ ba người đó phải sáng tác vào lúc đang sung sức.

Dân tộc ta đã có lịch sử hào hùng. Nhưng chưa có đủ một con người mang tầm vóc lớn. Có vài người sau: Nguyễn Du dù rất tầm vóc nhưng vẫn là người chủ yếu chuyển dịch tác phẩm hạng hai “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc sang thơ lục bát. Trần Đăng Khoa là thần đồng thơ ngay từ lúc nhỏ nhưng lại không tăng tiến nhanh dần đều để trở thành đại thụ. Có một nhà thơ kha khá một chút như Xuân Diệu thì lại tuyên ngôn một câu bất lực tuyệt đối, cũng là lảng tránh mặc cảm bé nhỏ tuyệt đối về thơ là “ca ca cứt cứt”, đám hậu sinh đa số còn nhỏ hơn đã dùng câu này như một phương ngôn lẩn trốn việc phải làm thơ đồ sộ. Còn triết gia Trần Đức Thảo, trong một hội thảo mới đây giành trọn vẹn cho ông đã có những tuyên bố chính thức, “ông chỉ là thần đồng triết học”. Có nghĩa là trong triết học ông cũng chỉ là một Trần Đăng Khoa trông có vẻ uyên bác trên cánh đồng nhí nhảnh, còn bước vào kinh viện uyên bác thật sự thì vẫn chỉ là làm vui tí chút. Kỳ thực các nhà văn, nhà thơ của chúng ta còn thiếu rất nhiều hành trang, cụ thể như: mấy ai chiêm nghiệm và sống tôn giáo? Mấy ai ưu tư về triết học và mỹ học? mấy ai rèn luyện âm nhạc có bản nhạc hay chỉ có người đánh đàn thổi sáo truyền khẩu? Mấy ai leo lên đài quan sát chính trị và xã hội đến mức làm bạn của các lãnh tụ? Hay là bị “Đảng khinh bỉ sâu sắc” lừ mắt nhìn như mấy gã trồng chậu hoa cây cảnh đòi vào sân khấu chính trị ngâm thơ để mua vui? Mấy ai lăn lộn với những phi lý bất công ở đời hay là chỉ lê la quanh quầy tem phiếu kiếm tí đường sữa ưu tiên? Ở Nga, nhà văn Macxim Gorki, cho dù chỉ là nhà văn vô sản hạng hai nhưng đã coi Stalin không bằng nửa con mắt. Ông chê Staslin là thô bạo, kém văn hóa… Thử hỏi mấy nhà thơ nước Việt có thể đứng ở tầm vóc đó? Than ôi, anh ham chơi đến già, mới lôi ra mấy câu vần vèo đòi khoe mẽ lăng nhăng làm sao có thể vươn tới tầm cao đó được?

Họa sĩ Michenlangelo cho rằng: Nghệ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào độ khó của nguyên liệu. Theo đó điêu khắc đắp tuyết sớm thành tối hủy không thể nào vĩ đại bằng điêu khắc cầm búa đục đá nảy ra chan chát, khi đã hoàn thành đứng ngoài sương gió cả ngàn năm. Vậy thì mấy anh chàng chơi thơ có mấy câu vần vèo kia là nghệ thuật khó hay dễ? Trời ơi không thể khó vì nhà thơ nhiều như mưa, tuổi già rệu rã bỏm bẻm vẫn nặn bóp được mấy chục bài thơ đóng thành tập là thường!

Cái gì nhiều không thể được bảo tồn như động vật quí hiếm. Việc đông như mưa rơi hay ruồi nhặng làm thơ ở ta chứng tỏ hào hùng một điều: người Việt rất lười nhác, thích làm việc dễ, thích ham vui, rồi háo danh nhanh chóng nhẹ nhàng. Lương tri của con người xuất phát từ tri thức. Nếu tri thức thấp thì không cách gì lương tri cao. Có phương ngôn “Diện bất sầu, tâm bất quảng”, một người nếu không có diện mạo suy tư, thì tâm hồn họ nông choèn và nhỏ bé. Thử hỏi, cả triệu nhà thơ kia dễ dàng làm thơ và đòi leo lên đỉnh cao danh vọng với bằng khen và giải thưởng, liệu có phải một công việc có ưu tư và khó khăn? Hay với việc tí tởn đó lương tri của họ chỉ là thứ “tâm bất quảng”?

Phải nói lương tâm và nhân cách của nhà thơ trên bình diện phổ quát rất đáng báo động. Đấy cái câu lạc bộ sáng tác kia đã trao giải thưởng cho các hội viên theo lối “ăn bánh trả tiền” – là ai nộp tiền nhiều thì được giải cao, không cần xét đến chất lượng thơ. Không hiểu cái cách vui chơi lĩnh giải này có khác gì mấy chị em buôn son phấn? Có nhiều người nói: cách nhập nhòe đồng thau lẫn lộn này sẽ trộn thơ là lúa với rác. Không hẳn! Việc nhập nhòe tháu cáy kẻ sáng tác, người yêu thơ là cách cố tình của nhiều nhà thơ đã có danh. Tại sao? Vì họ muốn tạo ra ảo tưởng ở Việt Nam còn có nhiều người yêu thơ lắm, đó chính là mảnh đất “cầu” cho họ “cung” thơ.

Việc vỡ trận của CLB sáng tác thơ này làm cho mọi người liên tưởng đến sự “đồng dạng phối cảnh” của các cấp thơ ở Việt Nam: nào trắng trợn ra giá, móc ngoặc, đánh vào lòng hám danh nông nổi, tầm vóc ẻo lả thiếu trí tuệ và lương tâm, ham vui cấu kết bầy đàn để chiếm diễn đàn, rồi leo lên đỉnh cao của giải bằng cầu thang tiền nhiều giải cao, tiền ít giải thấp…

Những điều tôi nói đây không hiểu có chỗ nào quá không, hay tôi chưa nói được một phần trăm sự thật về số lượng nhà thơ đông như mưa rơi ở Việt Nam? Đã là mưa, thì hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa, đằng này các hạt mưa thơ Việt cứ nhằm chỗ xôi thịt, ghế cao, giải lớn mà mưa xuống. Than ôi một khi xôi, thịt, ghế và giải thắng thế thì làm gì còn có chỗ cho nghệ thuật muốn hát dù chỉ một câu hò trong vắt?!

NHĐ   13/08/2013

Cờ đỏ và nhân cách

Cờ đỏ và nhân cách thời nay

Thứ bảy - 17/08/2013 10:33
  
       Cột cờ Lũng Cú


CỜ ĐỎ VÀ NHÂN CÁCH THỜI NAY
Sống ở nước ngoài đã lâu, tôi ít có điều kiện về thăm quê, nên một số từ ngữ tiếng Việt không hay dùng, đôi lúc cũng quên quên, nhớ nhớ. Ấy vậy mà nhìn thấy màu đỏ, hay nghe ai đó nhắc đến từ đỏ, cờ đỏ, đội cờ đỏ là tôi giật mình thon thót. Có lẽ, ai có những giây phút ám ảnh này, mới hiểu, thông cảm cho Phù Thăng và thấy được cái hay, đồng cảm với truyện ngắn Hạt Thóc của ông.
Thế hệ chúng tôi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, chắc chắn không ai có thể quên nhiệm vụ đội cờ đỏ, được làm quen ngay từ ngày đầu đến lớp(vỡ lòng). Đội cờ đỏ của lớp, của trường do tuyển chọn, hoặc phân công từng tổ thay nhau làm trong tuần. Đội này, được phát băng đỏ đeo trên tay. Nhiệm vụ chính giám sát hành vi của các bạn cùng lớp, cùng trường, báo cáo lại thày cô giáo chủ nhiệm, hoặc ban giám hiệu chấm điểm thi đua. Nó là cơ sở để thày cô, ghi hạnh kiểm vào học bạ cuối năm.
Hồi học lớp hai, lớp ba gì đó, tôi cũng được phân công làm cờ đỏ một tuần. Công việc của tôi, giữ trật tự cho việc chào cờ đầu tuần và có quyền cho tổ, bàn nào ra khỏi lớp trước, khi tan học. Thường tổ nào trật tự, chăm chỉ học tập, cờ đỏ cho ra cho ra đầu tiên, còn lại tổ nghịch ngợm, điểm kém ra sau cùng. Ngay buổi sáng nhận băng đỏ, mấy thằng ngồi cuối lớp, nghịch và lười học, nhưng lại con nhà giầu, rủng rỉnh tiền ăn quà sáng, dúi ngay vào tay tôi gói xôi nóng hổi, bảo: Hôm nay, mày phải cho tổ tao ra đầu tiên đấy!
Đang đói vàng cả mắt, mùi của hương nếp đập thẳng vào mũi. Có là thánh cũng chẳng cưỡng lại được, tôi đút tọt gói xôi vào cặp. Cả giờ học đầu tiên, rình khi cô giáo quay mặt lên bảng, tôi lại gục mặt xuống bàn, véo, vặt, giải quyết nhanh gọn gói xôi, chẳng còn một chút tâm trí nào cho bài học. Hết buổi học, sau khi hô cả lớp đứng nghiêm chào cô giáo, tôi cho tổ mấy thằng hối lộ quà sáng, ra đầu tiên. Tất nhiên có gặp sự eo xèo của các tổ khác, nhưng với tôi lúc này, tiếng nói phản đối đó, làm sao giá trị bằng gói xôi nóng hổi kia.
Bây giờ, ngồi nghĩ lại, nếu như mấy chục năm trước, không phá bĩnh bỏ việc, bỏ học, có máu ăn hối lộ từ thuở còn mặc quần thủng đít, với một chút lươn lẹo, có lẽ tôi trở thành thằng cờ đỏ có mấu có cạnh chứ chẳng chơi. Nhưng  nhìn những nhát chém thuê của các đồng chí giáo sư cờ đỏ Phong Lê, Nguyễn Văn Lưu và đám bậu sậu, theo đóm ăn tàn Đông La(Nguyễn Huy Hùng) về luận văn thạc sỹ của Nhã Thuyên, tôi lại giật mình kinh hãi.
Thật ra, cờ đỏ không chỉ gác cổng trong học đường, chỉ điểm trong giới văn học nghệ thuật, mà nó đã chui tận xó bếp, cũng như sinh hoạt của mỗi gia đình, phường xóm. Bố tôi, học trường thuốc từ thời Tây, nhưng không hiểu sao, sau năm 1954, ông không làm việc trong bệnh viện. Đến ông chú tôi cũng vậy, dù đã đỗ tú tài, không chịu học tiếp, hoặc làm việc cho nhà nước, quanh năm với cái hòm cắt tóc, dạo quanh Hải Phòng để kiếm sống. Bố tôi làm đủ thứ nghề, nhưng (tịnh) không thấy ông nhắc đến cái nghề y đã học bao giờ. Sau này, các y, bác sỹ trẻ ở gần nhà, sang nhờ đọc cho cái hướng dẫn sử dụng thuốc, bằng tiếng Pháp, ông mới nói chuyện rôm rả về nó. Thỉnh thoảng, đêm hôm, hàng xóm có người ốm đau đến nhờ, ông buộc phải giúp. Sau này, nhiều người bệnh tìm đến, đội cờ đỏ đánh hơi, rình mò cảnh cáo ông, không được chữa chui, chữa lậu. Thật ra, chữa bệnh cho toàn người nghèo, ông có nhận tiền đâu. Nếu như tính công, họ cũng chẳng có tiền để trả. Nhiều lần cờ đỏ xộc vào nhà bắt ông, khi đang khám bệnh. Họ thu dụng cụ, thuốc men, áp giải ông ra tiểu khu làm kiểm điểm.
Chứng kiến những cảnh đó, tôi thấy sợ. Sự ám ảnh từ tuổi thơ đó, in hằn mãi trong tôi. Sau đó, nhiều lần được cử làm cờ đỏ của lớp, của trường, nhưng tôi đều viện lý do, từ chối. Lúc này, giá trị của sự dị ứng cờ đỏ và sợ hãi lớn hơn những gói xôi nóng hổi kia trong tôi rất nhiều.
Nhìn những cảnh cờ đỏ bắt bớ, đánh đập người biểu tình chống Tầu, những người dân mất đất, mất nhà gần đây, tôi thấy quyền lực, tổ chức của bọn này, ngày càng được củng cố tăng cường. Và dường như hiện nay, ngoài cờ đỏ xuất đầu lộ diện, còn một thứ cờ đỏ luẩn quất đâu đó, dân dã quen gọi là thứ âm binh. Bọn này, có lẽ còn nguy hiểm, kém nhân cách hơn cờ đỏ lộ diện. Trong văn học nghệ thuật cũng vậy. Ngoài những cờ đỏ gác cổng có tên tuổi, chai lỳ còn có những cờ đỏ ma, bịt mặt, ẩn mình trong những bí danh đọc lên cứ như những điệp viên 007 vậy.
Hôm rồi, ông bạn hàng xóm, nguyên là giáo viên trường đảng cao cấp, đưa cho tôi, mấy bài viết của Đông La và bảo: Cái tay Đông La này, làm thơ rỗng tếch, văn viết chưa sạch nước cản, nhưng kiểu chửi của hắn rất giống mấy bà ở quê khi bị mất cắp gà.  Nhân sỹ, trí thức từ trong đến ngoài nước cứ dính vào chống Tầu và khai thác Boxit là hắn cho là trí thức bầy đàn. Hắn chửi tuốt tuồn tuột từ nhà văn Nguyên Ngọc… cho đến nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chỉ vì can tội viết thật, nói thật những suy nghĩ của mình có lẽ làm phật ý bề trên của hắn.
Trước khi ra khỏi cổng, ông bạn còn ngoái lại: Ông đọc đi, rồi viết một bài, chứ ở trong đến ngoài nước chẳng ai có ý kiến gì, thế này thì loạn mất.
Hôm rồi, viết bài về cuốn sách Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, tôi có nhắc đến đoạn phê bình KHÔNG CHÍNH NHÂN của Đông La với cuốn sách này. Bài vừa lên mạng, có nhiều bạn bè và người đọc viết thư, đề nghị tôi hãy gạch bỏ đoạn về Đông La đi, vì họ không muốn nhìn, đọc cái tên này. Có bác căng hơn bảo, cái tên Đông La làm bẩn cả bài viết. Tôi tuy không đồng ý với Đông La về bài viết này, nhưng không có cái suy nghĩ cực đoan như vậy. Nhưng điềm đạm như ông bạn cựu giáo viên, đã đào tạo lý luận cao cấp cho nhiều cán bộ lãnh đạo của đảng, đưa cho, dứt khoát tôi phải đọc.
Đọc xong, tôi còn đọc tiếp một số bài thơ và văn khác trên Blog của chính chủ Đông La. Qủa thật, nếu như ai đã nói, văn tức là người, thì văn thơ của Đông La mang dáng dấp của người không có gốc. Tức là ít (không) có truyền thống giáo dục gia đình. Chỉ thấy lấp ló những từ ngữ  xáo mòn, tự hão huyền về tài năng, với cái đầu rỗng tếch và mớ kiến thức nghèo nàn của mình. Tôi cho đây là những suy nghĩ không được bình thường, nếu như không muốn nói, Đông La nên đến nhà thương Biên Hòa để kiểm tra lại. Với những từ ngữ chợ búa đầy sát khí của mớ lý thuyết hoang đường này, không ai muốn lên tiếng phản bác lại Đông La là phải.
Tôi không hề có ân oán với bác Đông La và cũng chẳng quen biết nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên,( thỉnh thoảng có đọc một vài bài viết của anh. Gần đây nhất bài về luận văn của Nhã Thuyên, nhóm mở miệng). Nhưng công tâm mà nói, Đông La muốn làm thơ có hồn, viết văn thật, lý luận thật, hãy cởi cái áo cờ đỏ ra, rũ sạch những tâm khí đen ngòm cho tâm hồn thanh thản, rồi cắp sách đến Phạm Xuân Nguyên, làm lại từ đầu.
Là người viết lý luận chuyên nghiệp, giáo sư Phong Lê thừa biết luân văn “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa“ của Nhã Thuyên là đề tài khoa học, nghiên cứu về một hiện tượng văn học trong xã hội. (Nói như giáo sư Trần Đình Sử: Là hiện tượng văn học ngoại biên). Nhưng sao GS Phong Lê, Nguyễn Văn Lưu… hùa nhau, vung đại đao chính trị chém tới tấp vào người nghiên cứu và người hướng dẫn luận văn như vậy? Dù trước đây vài năm, một số trường, học viện quân sự có mấy luận văn Tiến sỹ trùng nhau, đại vớ vẩn, đại tầm phào: Lợi ích của việc bộ đội tắm sông…hay gì ..gì đó. Các bác lại ngậm tăm, ngâm thóc giống vậy. Có người cho rằng, các bác ăn cơm chúa thì phải múa cho hay là điều đương nhiên. Tôi không nghĩ như vậy, nhưng chưa tìm ra lời biện giải.
Có lẽ nào, các bác bán linh hồn một cách rẻ mạt cho vài ba cái tầm thường đó?
Nghề văn và văn học vốn là sang trọng, cao quí. Nếu như nhà thương, bệnh viện là nơi cứu sống con người, thì văn thơ sẽ vá lại những linh hồn rách nát ấy. Chỉ có kẻ lợi dụng văn thơ , đạt đến mục đích nào đó, mới đẻ ra thứ quái thai, tầm thường mà thôi. Và đúng như một lần, tôi đã viết: Không hiểu văn thơ nó có bùa mê thuốc lú gì, khi khố rách áo ôm, cấm thấy bác nào nhòm ngó, ấy vậy mà lúc có tý chức quyền, tiền bạc, lăn xả vào cứ như ma ám. Có bác đánh đùng một phát đẻ đến năm, bảy tập, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè, thế rồi thuê các bình luận gia ùa vào bóng kích. Ông khác chức cao, nhiều tiền hơn, thuê hẳn mấy bác phó lẩy nhạc, cho các em chân dài ca chơi. Thế mới kinh!. Bác nào chập cheng quá, thì thuê người viết. Không thuê được, các bác giở trò luộc nấu. Kẻ thô lỗ bảo hành vi đó là trộm cắp, người lịch lãm hơn gọi là đạo văn, thó văn..
Gần ba mươi năm nay, tôi không được hưởng không khí tết ở Việt Nam. Nên ngày đầu năm cứ bài văn, bài thơ nào có chữ xuân, chữ tết là tôi đọc tuốt tuồn tuột, của bất kỳ ai và không cần biết hay, dở. Trường hợp bác Nguyễn Văn Mạc (Magdeburg- CHLB Đức) thó văn (Đêm Giao Thừa Nhớ Mẹ) của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tôi bắt gặp trong hoàn cảnh như vậy. Khi bài viết lên mạng được vài tiếng, tôi nhận được điện thoại của mấy ông bạn hỏi, thù ghét gì ông Mạc mới sáng mùng một đã nhởi dữ vậy?. Các ông buồn cười thật, ngay cái tên Nguyễn Văn Mạc lần đầu tôi mới nghe, làm gì có thù với chả hằn. Bác ta ghi trong bài văn thó cả địa chỉ, số điện thoại, tôi gõ Google mới biết ông ta làm giám đốc giám điếc, chủ tịch chủ tiếc gì đó thôi. Luộc nấu ngang nhiên như vậy, bác Mạc chứ Tổng thống, Thủ tướng tôi cũng phải nhởi như thường. Mà cái số ông Mạc này cũng xui, thó đúng vào cái bài viết về Mẹ hay nhất của Trần Mạnh Hảo, tôi lại vừa có bài viết về nó, nên ngứa mồm không chịu được. Thật ra, nếu tôi không ù suông trước, sẽ có người khác lôi cổ cái bài văn thó này ra thôi.  Rút kinh nghiệm, lần sau bác nào có tính táy máy, nên chọn bài tầm tầm, tác giả ít người biết đến may ra thoát. Chứ cân đai mũ mã đến như bác chủ tịch hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, chẳng biết có cầm nhầm bài thơ của nữ sĩ người Đức hay không, bị các cháu sinh viên trường sư phạm Hà Nội, móc mói, hỏi han, ngượng chết đi được.
Vâng! Nhân cách con người là sản phẩm của chế độ xã hội đương thời. Một xã hội giả tạo với những cơn lên đồng bệnh hoạn này, ai sẽ giữ lại được linh hồn đích thực của kẻ sĩ?
Wien- ngày 14-8- 2013
Đỗ Trường