Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Điềm ơi! Đừng rên rỉ nữa.


Điềm ơi! Thôi đừng rteen rỉ nữa.

Thứ hai - 20/05/2013 12:02



 

Thái Doan Hieu  (phải) và Nguyễn Trọng Tạo




ĐIỀM ƠI, THÔI ĐỪNG RÊN RỈ NỮA !

{Trả lời bạn văn Đinh Triết ở Australia và một số bạn đọc không hiểu yêu cầu trợ giúp sau khi đọc bài tản văn
của tôi Không tiêu hóa được chính kiến (1) đăng trên trang trannhuong.comvà một số web khác]


THÁI DOÃN HIỂU

Anh Hiểu,
Tôi không mở được mã bài chẩn bệnh của Anh  đối với Nguyễn Khoa Điềm chính xác đến mực nào ?
 Triết

Thưa Anh Đinh Triết, cùng các bạn đọc yêu quý.

NGUYỄN KHOA ĐIỀM khi còn đi với Nhân Dân thì viết được những bài thơ vềĐất Nước rất hào sảng, nhưng khi leo lên đến đỉnh cao của quyền lực thì quyền lực lại nhanh chóng biến đổi  con người.Thôi đành, đi theo ma phải mặc áo giấy vậy, quay lưng lại với Nhân Dân. Nguyễn Khoa Điềm dĩ nhiên không có cái khí phách can trường của Chu Văn An dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên gian nịnh hách nhất trong triều, Điềm về hùa với nhóm lợi ích, cưỡng bức 90 triệu dân đi theo vết xe đổ của CNXH. Hệ quả là đất nước cứ bùng nhùng trong hàng chục quốc nạn không có lối ra, nặng nhất là chảy máu chất xám và tệ tham nhũng với hàng bầy sâu dân mọt nước, nạn cường hào cướp đất của dân, nạn công an làm luật trắng trợn trên mọi nẻo đường giao thông, nạn dối trá, bịp bợm, nạn  hội chứng chạy, phong bì, nạn ma tuý xì ke, đĩ điếm, nạn kinh doanh quyền lực, mua bán bằng cấp, nạn buôn thần bán thánh, nạn dùng luật rừng xử án phơi bày tất cả sự yếu kém của nền tư pháp Việt Nam trước bàn dân thiên hạ… Đất nước thiếu lãnh tụ - người cầm lái và cầm cân nẩy mực từ trên xuống dưới. Xã hội phân hóa giàu – nghèo thảm khốc. Chúng ta đang sống trong thời kỳ “đồ đểu” lên ngôi (Trần Quốc Vượng) với một xã hội đảo điên bởi sự thao túng từ các tay nô bộc bất tài vô đức. Trong thời gian đương chức đương quyền, Điềm cũng làm nhiều trò lố: đàn áp các nhà Dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, cho tay chân bao vây ném đồ thối vào nhà thầy học của mình là Cụ Hoàng Minh Chính, bịt miệng, bỏ tù nhà văn Dương Thu Hương  và các văn nghệ sĩ đòi tự do cho ngòi bút. Nhưng khi về vườn, trở lại với đời sống thường nhật của một dân đen, tiếp xúc với đời sống nheo nhóc cùng khốn của người dân Huế, Nguyễn Khoa Điềm mới vỡ mộng ra là những lý tưởng mà anh ta ôm ấp bấy lâu chỉ là cái tưởng ...có lý ! Cuộc cách mạng lạc đường rồi ư ? cách mạng đổ ra cả núi xương sông máu mà không có mục đích ? Nước Nhật bại trận năm 1945, sau 30 năm thành cường quốc kinh tế. Nước Việt Nam thắng trận năm 1975 đánh bại tên Hung nô bạo tàn nhất thế giới, sau 30 năm vẫn là nước lệt đệt theo sau thế giới về nghèo đói và lạc hậu. Toàn bộ kinh tế khổng lồ của đất nước hằng ngày ào ạt chảy vào hồ lô những nhóm lợi ích, những tên tư sản đỏ, của cải chúng vơ vét được mấy chục đời ăn không bao giờ hết. Độc lập mà không có tự do, độc lập mà không có cơm no áo ấm cho dân, cả nước vẫn sống dưới mức nghèo khổ so với thế giới thì độc lập ấy có nghĩa lý gì như bác Hồ đã dạy. Lỗi tại ai vậy thưa đồng chí UVBCT Nguyễn Khoa Điềm ? Tại các đồng chí lãnh đạo chứ còn ai, trong đó có ngài ! Thế là Nguyễn Khoa Điềm rơi vào khoảng trống cô đơn, rối loạn tín ngưỡng, sợ hãi, tuyệt vọng, lạc lõng với mọi người. Anh ta buồn, anh ta sám hối, anh ta lo lắng cho vận nước (!?) Lo lắng cái nỗi gì ? Khi quyền lực có trong tay thì Điềm không cất chân động tay, nay sư tử rụng hết nanh vuốt lại ngồi trong xó gầm gừ, xót xa cho hiện tình đất nước: văn hóa xuống cấp, đạo đức băng hoại, tình người trắng vôi, khủng hoảng niềm tin từ trên xuống dưới. Là Trưởng ban Tuyên giáo TW đảng, bộ trưởng bộ văn hoá - người nắm linh hồn dân tộc sao Điềm không có một quyết sách nào tử tế để cứu nguy dân tộc ? mà còn than cái nỗi gì ?  Mới rời khỏi cỗ xe quyền lực, Điềm hỏi rất ngố "Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta - Trong không gian đầy sợ hãi?...”. Thì vào tay ai nữa, nó nằm trong tay bọn đàn em ở bộ Chính trị của Điềm chứ chạy đi đâu ? Quyền lực của một UVBCT thì cao ngất ngưởng nhưng không có thực quyền tập trung. Bộ Chính trị chỉ là một thứ vua tập thể với 15 ông vua con mà bạn đọc cũng cần thông cảm cho Điềm. Danh hư họa thực là vậy. Đi với BCT thì được mình, đi với Dân thì mất mình. Nguyễn Khoa Điềm những năm tháng trong BCT giống như ngồi trên lưng cọp. Gương Trần Xuân Bách còn sờ sờ ra đó.Từ một trí thức thông minh, học rộng biết nhiều, đức độ muốn tồn tại Điềm phải tập làm con chim khướu hót theo. Không hót thì chết. Có thể chính Điềm và NPT là tác giả đại tài chế ra công thức trộn nước vào lửa "kinh tế thị trường định hướng XHCN" tạo nên một nền kinh tế TBCN hoang dã méo mó què quặt không giống ai. Tuy thế, uy tín của Nguyễn Khoa Điềm cũng nhiều phen gieo neo. Khi cử người đi dự đại hội Đảng khóa XI,  Điềm chỉ được hai phiếu.

Bi kịch của Nguyễn Khoa Điềm là bi kịch của một người không tiêu hóa được chính kiến, không tìm ra phương hướng cho cuộc đời mình, cho vận mệnh của đất nước. Cuộc đời của Nguyễn Khoa Điềm giống cuộc đời của Tô Đông Pha và Nguyễn Du trong tâm trạng hoạn lộ thì hanh thông nhưng trong bụng toàn chứa những cái không hợp thời, quá đát.

Nguyễn Khoa Điềm và Thái Doãn Hiểu tôi có khá nhiều điểm giống nhau: Điềm xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, có bà nội là công chúa con vua Thành Thái, có cha là nhà phê bình văn học macxit xuất sắc Hải Triều (3), có cô ruột là nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.  Hiểu tôi sinh trong một gia đình nhà nho thanh bạch, có bố là nhà cách mạng lão thành Thái Doãn Tiên, Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương 1930,  là nhà giáo trí thức tham gia Xô viết Nghệ Tĩnh, bạn tù của Hồ Tùng Mậu và Tôn Quang Phiệt. Hai người Điềm - Hiểu cùng ra đời trên giải đất hẹp miền Trung nghèo kiết. Hai người cũng sinh năm Quý Mùi 1943. Hai người cùng học Đại học Sư phạm một thời, cùng trở thành thầy giáo  văn chương. Điềm và Hiểu cùng tham gia chiến tranh chống Mỹ. Điềm làm thơ và trở thành nhà thơ nổi tiếng, Hiểu viết nghiên cứu và phê bình văn học, trở thành học giả ngoài quốc doanh đáng nể. Điềm làm Chủ tịch Hội Nhà văn, Hiểu cũng chẳng màng vào Hội. Điềm lên làm bộ trưởng bộ Văn hóa, Hiểu cũng chẳng động dong. Điềm leo lên làm UVBCT phụ tranh văn hóa tư tưởng, Hiểu vẫn chỉ là Phó thường dân Nam Bộ. Cái số nó thế: Điềm sinh ra là để làm quan, Hiểu sinh ra là để làm dân.  Điềm thuộc giai cấp thống trị ăn trên ngồi trước cỡ bự, Hiểu tôi thuộc giai tầng bị trị dưới đáy. Điềm xa rời Nhân Dân hơn 15 năm, Hiểu tôi trọn đời trước sau như một dùng cây bút phụng sự Nhân Dân không bao giờ chệch hướng.

Điềm ạ, không như anh, giới trí thức chúng tôi buồn từ lâu những ba bốn chục năm nay cho sự hẩm hiu của đất nước, sự lầm than của Nhân Dân. Chúng tôi thì chẳng có thời gian để buồn, ngày ngày phải đánh vật với đồng lương chết đói trên thí  dưới cho, chỉ  đủ “cầm hơi và để khỏi mất giống” (K.Mác). Đọc "Đất nước những tháng năm thật buồn"  (3) của Điềm quả buồn thực. Nó phả cái nỗi buồn nhếch nhác sang cả tôi. Điềm thường xuyên sống trong nhung lụa, quyền uy sinh sát trong tay, miệng nói ra toàn là gang là thép, có bao giờ Điềm biết buồn. Thế mà nay toàn cái giọng hắt ra. Điềm "chường cái mặt thật của mình trong thơ" (4) cho bàn dân thiên hạ chiêm quan. Dại thật. Làm chính trị phải có thủ đoạn và nói dối như cuội. Làm thơ cũng vậy thôi. Sao Điềm dại  thế ? cứ thổ lộ bô lô hồn nhiên như thời "Mặt đường khát vọng" vậy sao ? Điềm là người từ xứ sông mê trở về cơ mà, người ta sẽ xét nét Điềm ở mọi phương diện.

Không còn quan dân lệ cách với mấy lần lính gác, một vị đại đại quan viên Nguyễn Khoa Điềm và một gã thảo dân Thái Doãn Hiểu bây giờ đã có thể ngồi với nhau trong một quán cóc lơ xơ bên bờ sông Hương sì sụp xơi với nhau một tô bún Huế cay xè ngún khói hoặc nhâm nhi vài cái bánh bèo, bánh nậm, đọc cho Điềm nghe chân dung của Điềm được Hiểu khắc chạm khá kỳ công những bốn chục trang trong "Thi nhân Việt Nam hiện đại" (5). Nhưng không, ra Huế dự Fettivan thơ Huế năm 2008, hắn  không dành làm chuyện theo thói tục này mà nhảy núi, chui vào thảo am đàm đạo rất tâm đắc việc đời việc văn với Tỳ kheo Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Trần Đăng Khoa tinh ý nhận ra kẽ nứt Hiểu đã xem thường Điềm từ đó và cứ cười ngất mãi.

Điềm ơi, thôi đừng làm thơ, đừng ngậm ngùi rên rỉ nữa ! Lộ bem ra cả rồi. Các nhà thơ Trần Mạnh Hảo, (6), Lê Duy Phương (7) thương tình mà tán dương  thế thôi, chứ thực ra lôi kéo một người đã hết xí quách như Điềm bây giờ phỏng có ích gì. Chẳng qua là họ muốn tìm sự đồng cảm ở Điềm để xả xú bắp nỗi sầu nhân thế ra mà thôi. Lại khen thơ Điềm "Những câu thơ tuyệt hay mà nhà thơ rút ra từ gan ruột đã làm tôi choáng váng"  (6). Kể cả Thanh Thảo và một vài gã nữa, họ nịnh đầm đấy. Nếu lấy mỹ học làm thước đo thì thơ Điềm chỉ rặt một loại văn xuôi chặt khúc, chẳng có câu nào hay cả. Từ ngày về hưu, Điềm làm cả tập thơ, chẳng bài nào lọt mắt xanh nhà phê bình Thái Doãn Hiểu, nó làng nhàng những lời thở than sám hối dại dột, chỉ làm sướt mướt một số mệ hay mủi lòng, nó gây kích thích tò mò cho một số kẻ ưa thóc mách buôn dưa lê. Ừ, thì người ta cũng quý Điềm ở chỗ : sau lần áo vải trái tim của một quan lớn vẫn chưa đến  nỗi xơ cứng, vẫn còn biết đập một nhịp thắm đỏ với Nhân Dân, vẫn còn biết yêu ghét, giận hờn, buồn tủi, đắng ngọt… với chốn nhân gian bé tẹo này !






---------------------------------------------------------------------------------

(1) Không tiêu hóa được chính kiến 

http://trannhuong.com/

http://nguyentrongtao.info/2013/05/06/khong-tieu-hoa-d%C6%B0%E1%BB%A3c-chinh-ki%E1%BA%BFn/

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/to-dong-pha-om-toan-nhung-cai-khong-hop-thoi

http://docago.wordpress.com/2013/05/06/thai-doan-hieu-khong-tieu-hoa-duoc-chinh-kien/


Không tiêu hóa được chính kiến

                          Riêng tặng Nguyễn Khoa Điềm

THÁI DOÃN HIỂU


Quan Thượng thư Bộ Lễ Tô Đông Pha vào triều chầu vua Triết Tông xong, về nhà quá chén bụng căng tức anh ách. Ông lấy tay xoa bụng, thong thả đi tản bộ cho tiêu bớt, mặt  nhăn nhăn nhó nhó, quay phải quay trái hỏi gia nhân theo hầu:

- Các ngươi thử đoán hộ xem cái chi trong này ?

Một hầu gái nhanh nhảu:
-  Dạ thưa đại nhân, toàn là thi phú vàng ngọc cả ạ !

Tô Đông Pha lắc đầu. Lại một hầu nam thưa:
- Bẩm ! Toàn gan ruột cả ạ ?

Tô lắc lắc đầu quầy quậy, cho là trả lời chưa thỏa đáng. Đến lượt mình nàng Triêu Vân thưa:

-  Kẻ sĩ là hàng tôn qúy của triều đình ôm một nang toàn những cái không hợp thời cả ạ!

Nghe nói trúng ý mình, Tô ôm bụng cười ha hả !

LỜI BÌNH:

Cười ha hả mà ruột gan lại đắng chát héo quắt ! Ở đời còn gì chán chường và lố bịch hơn khi phát hiện ra rằng những lý tưởng mà mình ôm ấp trong lòng chỉ là cái tưởng có… lý ! Phải chăng thoại kể trên đây là sự thức tỉnh, sám hối của Tô Đông Pha trong những năm tháng đạt vận nhất của cuộc đời hoạn lộ dưới ô dù che chở của Tể tướng Tư Mã Quang? Sao lại đi với Bóng Tối là phe Cựu đảng đã bị đánh bại c ủa Vương An Thạch là lực lượng tiến bộ đang vươn ra phía Ánh Sáng ? Có lẽ đó là sự tan rã tất yếu óc cố chấp, thói bè đảng ti tiện khi người ta dám từ bỏ đặc quyền đặc lợi riêng để phụng sự cho cái chung là Tổ quốc, từ đó để giải quyết thỏa đáng vấn đề chỗ đứng của cá nhân trong lịch sử.

Đọc truyện Tô Đông Pha, tôi lại nhớ đến cảnh ngộ của Nguyễn Du quãng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn khi ông tự diễu mình:

Đa thiểu nhất tâm trung sở sự
Mỗi vi thiên hạ tiếu kỳ nhi
(Những người cứ trung thành với kẻ mình giúp việc
Thường để người đời chê cười cho đó là ngu)

Người đời, có ai rơi vào trạng huống khó xử: không tiêu hóa được chính kiến của mình như ông Thượng thư bộ Lễ họ Tô và ông Tham tri bộ Lễ họ Nguyễn này không nhỉ? 

 

Nhà tho Nguyen Khoa Điềm

(2) Năm 1970, khi đi thực tập sư phạm ở Đông Sơn, Thanh Hoá, tôi và một nhóm sinh viên trường Đại học sư phạm Vinh đã trèo lên đỉnh rừng thông viếng mộ ông Hải Triều thân phụ Điềm - người nổi tiếng là chủ soái của cuộc tranh luận nẩy lửa giữa "Nghệ thuật vị Nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh" .


(3)  Đất nước những tháng năm thật buồn
Nguyễn Khoa Điềm



NQL: Mình vừa nhận được thơ bác NKĐ gửi cho, tác giả của những vần thơ về Đất nước cháy bỏng năm xưa lại ngậm ngùi nghĩ về Đất nước hôm nay. 
Đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” của bác Điềm, mình bất chợt nhớ đôi câu thơ của bác:
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ/ vô tư quá để bây giờ xao xuyến... tự nhiên thấy cay cay đầu sống mũi.

Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác

Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?

Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người

Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …
 22.4.2013
About these ads


(4) Tên một bài báo tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm.

 (5) Trong Thi nhân Việt Nam hiện đại, Thái Doãn Hiểu xếp Nguyễn Khoa Điềm vào số 152 nhà thơ có công đổi mới thế ca Việt nửa cuối thế kỷ XX. Chân dung của Nguyễn Khoa Điềm rất đẹp, tỉ mỉ và chân xác  trong bộ sách trường thiên 4.000 trang.

(6) Thơ Trần Mạnh Hảo:

Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?

Trần Mạnh Hảo




Lời mào đầu của tác giả: Tôi viết bài thơ này sau khi đọc bài thơ “ Đất nước những tháng năm thật buồn” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Xin cám ơn nhà văn Nguyễn Quang Lập đã đăng bài thơ này trên trang web Quê choa ngay sau khi tác giả gửi đến. ( tại đây)
Cũng xin cám ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gợi hứng cho tôi viết bài thơ “Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng ?”. Nguyễn Khoa Điềm thế hiện trong bài thơ “ Đất nước những năm tháng thật buồn” là một con người cô đơn tuyệt đối trong một xã hội mà đảng cộng sản muốn tập thể hóa cả tấm hồn con người. Sao trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa vui hơn tết này mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại thấy đất nước mình buồn thảm dường ấy ? Những câu thơ tuyệt hay mà nhà thơ rút ra từ gan ruột đã làm tôi choàng váng
:
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?

Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người

Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ “ thời chống Mỹ” gần như duy nhất còn có thể làm được thơ hay. Maiacopxki từng nói : “Anh có thể dối em tất cả nhưng trong thơ anh không thể dối”. Tôi không tin vào những bài thơ nhàn nhạt, tôi chỉ tin vào thơ hay. Anh Điềm làm thơ hay như thế khiến tôi tin anh đang thành thật bộc lộ con người cô đơn, con người gần như tuyệt vọng vào một đất nước đang bị băng hoại như đất nước ta hôm nay. Có khá nhiều người vẫn lên án nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chỉ vì anh đã từng là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phụ trách trưởng ban tuyên giáo…Xin nhắc lại một câu danh ngôn phương Tây : “ Quyền lực làm tha hóa con người”. Vâng, đã đi theo ma thì phải mặc áo giấy. Nếu Trần Mạnh Hảo hay nhà thơ Bùi Minh Quốc… do ma đưa lối qủy dẫn đường mà bỗng dưng vào được bộ chính trị đảng cộng sản, biết đâu ta lại chẳng sắt máu hơn anh Điềm hồi ấy…, biết đâu ta vẫn còn diện áo giấy để làm ma văn học ? Hãy để anh Điềm được quyền làm một nhà thơ công dân, được quyền mặc áo vải, được nói thật với trang giấy và độc giả bằng những vần thơ nhỏ máu…
Tôi bắt đầu yêu quý lại nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm bằng bài thơ rất hay này của anh…

ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ BUỒN THẾ NÀY CHĂNG ?

Đêm trường ma giáo mặt trời đỏ
Những dòng sông là đất nước thở dài
Chó sủa trăng nhà ai ?
Không phải vầng trăng đất nước

Tôi ngồi ngót bảy mươi năm
Chờ một lời nói thật
Bầy sói tru ý thức hệ lang băm
Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi

Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ 

Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó
Vãi linh hồn vào thùng rác nhân dân
Mối mọt ăn rào rào lòng rường cột
Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần
Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám gà què bàn hiến pháp cối xay

Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay
Những thiên đường vỡ chợ
Những học thuyết đứng đường
Hoàn lương tượng đài
Hoàn lương chân lý
Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương

Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do
Mơ được đứng bên lề đường
Nói một câu gan ruột
Đất nước buồn
Đất nước bị ruồi bu

Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa kịp nghĩ một điều gì
Sao đã toát mồ hôi ?
Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi ?

Lý tưởng của loài dơi là muỗi
Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn
Không ai tin vào hoa hồng nữa
Không ai tin vào dơi nữa
Dơi trở về làm chuột khoét quê hương

Sài gòn 24-4-2013
Tác giả gửi cho Quê Choa

 Trần Mạnh Hảo ngẫu hứng từ Nguyễn Khoa Điềm


(7) Thơ Lê Duy Phương
Điềm ơi !
Lê Duy Phương


Khi Điềm còn ở trên cao
Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi
Bây giờ trời đã chiều rồi
Ngẫm ra thì muộn khóc cười làm chi
Phố phường vẫn lắm người đi
Hoa vẫn nở chẳng có gì khác đâu
Khác là ở chốn xa sâu
Trẻ em đi học không cầu qua sông
Khác là tận ngoài biển đông
Chủ quyền ta họ nói không lâp lờ
Riêng màu đỏ của ngọn cờ
Ở Đại Nội hay biển bờ xa xôi
Vẫn luôn phơi phới đỏ tươi
Nhạt là nhạt ở tình người Điềm ơi



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét