Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Gặp nhà thơ, tướng quân Khổng Minh Dụ


Gặp nhà thơ, tướng quân Khổng Minh Dụ

Thứ năm - 16/05/2013 10:26
                    
NHÀ THƠ, TƯỚNG QUÂN KHỔNG MINH DỤ 
            
Đỗ Hoàng
 
   Hôm nay giữa tháng năm nắng cháy nhiệt độ Hà Nội lên gần 40o C, tôi và nhà thơ Trần Hậu rủ nhau ra quán bia Cung Việt Xô giải nhiệt.
   Bất ngờ gặp anh Dụ đang một mình “cô đơn” một cốc bia. Anh mời nhiệt thành vào bàn và đãi bia tôi và Trân Hậu một cách thậm tình.
  Nhà thơ Trần Hậu chưa biết anh Dụ, tôi giới thiệu luôn. Trần Hậu đọc bài thơ anh Dụ in trên Văn nghệ công an một cách cuốn hút. Anh Dụ thích lắm. Ai cũng vui.
   Tôi nhớ lần Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ  V, thứ VI gì đó ở Hội trường Ba Đình, nhà thơ Khổng Minh Dụ lên phát biểu ý kiến. Ý kiến của anh được mọi người chú ý và tôi vẫn còn ghi nhớ. Anh nói rằng: “Không chỉ các nhà văn đau xót vì sự hy sinh của nhân dân trong cuộc kháng chiến của dân tộc mà tất thảy người Việt Nam nào cũng đâu xót vì chiến tranh. Chúng tôi những người lính, người công an cũng đau xót không kém. Chúng tôi chưa cấm ai viết về sự hy sinh mất mát đó. Nhiều cơ quan, nhà xuất bản tự cấm lẩn nhau rồi đổ vấy cho cơ quan bảo vệ văn hóa. Việc đó không bằng…”
   Giờ giải lao tôi đến bắt  tay anh, chúc mừng lời phát biểu tâm huyết.
  Tôi nghe danh anh Khổng Minh Dụ trước khi gặp anh ở Đại Hội nhà văn.
  Một lần nhà thơ Trần Ninh Hồ bảo tôi nhân tập thơ Tâm sự người lính bị Ban Tư tưởng Văn hóa cấm các đài báo tuyên truyền trước đây. Anh Hồ nói: “ Tao bảo Khổng Minh Dụ không nên bắt Đỗ Hoàng. Tôi với ông đều bộ đội ở Đại bản doanh, còn thằng Hoàng nó là lính chiến trên chiến hào, nó có quyền viết về nỗi đau của thằng lính. Tôi đọc Tâm sự người lính rồi. Nó viết dữ dội đấy, nhưng chiến tranh dữ dội hơn nhiều”
  Sau đó thì anh em quen thân. Thỉnh thoảng anh Dụ mới tôi và bạn bè đi uống bia.

    Nhà thơ Trần Hậu
  Tôi biết anh Dụ ngoài công việc còn lo gia đình rất tận tâm, tận tình, tận nghĩa. Vợ anh trọng bệnh phải nằm nhà 14, 15 năm trời. Gương chăm chút vợ con của anh sánh với gương nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh chăm vợ bị liệt 18 năm đằng đẳng.
  Nhà thơ Khổng Minh Dụ xuất thân là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Anh vừa chiến đấu vừa viết văn. Sau đó anh sang ngành công an và ở miết đó khi được thăng lên cấp tướng, Cục trưởng Cục bảo vệ Văn hóa Bộ Công an rồi về hưu. Hồi đó thắng hàm cấp tướng ở cơ quan bảo vệ văn hóa là hiếm lắm.
  
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tôi nhắc lại chuyện cũ.
 - Mình đã có ý kiến bắt cậu bao giờ, họ phóng đại lên đấy – Anh Dụ cười một cách bề trên.
- May có những người như tướng quân nên đất nước không có vụ Nhân vắn – Giải phẩm thứ hai – Tôi nói chân thành không khách sáo.
 - Cuộc đời nó cũng phải thay đổi, tiến lên và có cách nhìn, cách nghĩ nhân văn hơn chứ - Anh Dụ cười tươi tỉnh.
 Quay lại chuyện văn thơ. Tôi nhắc chùm thơ của anh in trên Tập chí Nhà năm trước do tôi chọn, và tập thơ tình của anh tặng tôi được nhiều anh em thích.
  Trần Hậu cũng góp vui:
 - Tướng quân làm thơ tình hay là quá trân trọng. Chúng tôi mừng tướng quân một ly bia đầy.
   Anh Dụ khoái lắm!

*
*  *

   Tôi hỏi anh:
- Bấy giờ trên mạng họ đưa sự việc Hồ Tập Chương thay Cụ Hồ do tình báo Hoa Nam cài vào, anh thấy thế nào?
  - Đó là việc tầm bậy, tầm bạ, cậu mà nghe à? – Anh Dụ tỏ vẻ giận dữ. -Không nên nghe những việc như thế.
 Tôi đồng cảm với anh.
 - Còn việc Nguyễn Khoa Điềm bị ông cậu ruột của vợ (Thái Thị Lợi) tố cáo trước Đại hội Đảng lần thứ X là không Đảng viên mà mạo nhận đảng viên để luồn sâu, leo cao, nhiều người có tờ đơn phô tô ấy, anh biết chứ? – Tôi hỏi tiếp.
- Tớ cũnug có tờ đơn ấy. Nhưng thôi họ đã được tổ chức xử lý công bằng, họ về rồi, quên đi. – Anh Dụ có vẻ ngậm ngùi – Uống bia đi và anh em chúng ta cố viết cho hay. Vì chúng ta là nhà văn!
Oke! Zô ! Zô!

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét