Chung quanh việc tập thơ Tâm sự người lính bị cấm
Nhà thơ Đỗ Hoàng
Đỗ Hoàng
Tôi
đang học lớp nâng cao tiếng Anh của Bộ Lao động – Thương binh xã hội tổ
chức thì anh Lê Văn Cảnh, Tổng biên tập báo Đại đoàn kết học viên cùng
học nhân giờ giải lao bảo tôi về phòng anh có việc.
Tôi không biết việc gì mà anh nói có vể hệ trọng thế.
Vừa ngồi xuống ghế, anh đưa cái công văn của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi các Tổng biên tập các báo đài, Ban Tuyên giáo cơ sở về việc cấm các báo đài tuyên truyền hay bình luận gì về tập thơ Tâm sự người lính của tôi cho tôi xem.
Đến hôm nay tôi vẫn nhớ vài ý chính trong công văn này:
“ Vừa rồi Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam cho xuất bản tập thơ Tâm Sự người lính của tác giả Đỗ Hoàng. Tập thơ có cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc và phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ. Đề nghị các báo đài không đưa tin, bình luận gì về tập thơ này”…
Anh Cảnh hỏi dò:
- Cậu viết gì mà họ cấm dữ vậy?
Tôi thoáng chạnh lòng:
- Nói ra thì nhiều lắm anh ạ, nhưng tựu trung lại họ chỉ muốn tuyên truyền một chiều và không cho ai có ý kiến dù chiến tranh đã đi quá xa! Họ làm ở một Ban siêu bộ mà tên nhà xuất bản còn không biết thì nói đến việc quốc sự nào nữa. Anh ạ! Không phải Nhà xuất bản Hội Nhà văn mà là Nhà xuất bản Văn học. Họ chẳng hiểu gì cả!
Sau đó một vài hôm tôi gắp một số người hỏi tôi về tập thơ bị cấm. Tôi bảo rằng, tôi không có thông báo gì về chuyện này. Và cho đến hôm náy sau gần 20 năm tôi cũng không nhận được một thông bảo nào cả dù là thông báo của cơ qan tôi đang làm việc. Thực sự là họ cấm chui! Không dân chủ và không đàng hoàng của một Nhà nước cầm quyền. Trong các thể chế độc tài đâu đâu mà chẳng như vậy!
Nhà thơ Phạm Tiến Duật Nhà văn Xuân Thiều Nhà văn Ma Văn Kháng
*
* *
Tập thơ Tâm sự người lính tôi viết từ thập kỷ 70 thế kỷ trước, nhiều nhất là những năm 1970 đến 1975, thời gian ở quân ngũ.
Đó là tập thơ lên án chiến tranh của loài người mà nhân loại không có cách gì dẹp bỏ được. Tôi biết trong thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không thể nào in được. May mắn thời cơ đã đến, Đông Ấu sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản tan rã ở thành trì Liên Xô và trên thế giới, nhân thời cơ đó, cuối thập kỷ 80, tôi đưa bản thảo Tâm sự người lính đến Nhà xuất bản Văn học hy vọng được xuất bản. Năm 1992 Nhà xuất bản Văn học cấp giấy phép. Oái ăm thay, tôi không có tiền. In tập thơ lúc đó nhiều tiền. Tôi thì lương không đủ sống, lại nuôi con trai ăn học (Cháu đang học trường Trung học cơ sở ở tân Mai, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội). Năm 1994 có giấy phép vẫn không có tiền in. Đến tháng 10 năm 1996 mới in được.
Đỗ Hoàng và Phạm Tiến Duật Nhà văn Cao Tiến Lê
Người biên tập tập thơ của tôi là Nguyễn Văn Lưu, biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.
Nhà xuất bản Văn học là Nhà xuất bản hàng đầu của Việt Nam. Nhưng khi nền kinh tế thị trường bùng phát, ngân sách Nhà nước eo hẹp thì nó cũng bị hạ cấp trầm trọng. Giám đốc nhà xuất bản Nhà nước cấp Vụ trưởng có tiêu chuẩn xe con cơ quan nhưng tài cán thua mụ Mão bán sách ở 5 –Đinh Lễ, Bờ Hồ.
Nhà văn Nguyễn Văn Lưu
Tôi thường gọi đùa là Nguyễn Văn Lưu là Nguyễn Văn Lưu Manh. Lưu Manh người Thanh Hóa có đi bộ đội, thương binh, nhà văn viết phê bình theo chính thống. Chắc Lưu Manh có mấy người anh đồng hương như nhà thơ Nguyễn Bao (lúc đó là Phó Giám đốc NXB Văn học tiến cử nên mới được vào làm ở Nhà xuất bản Văn học). Lưu Manh là văn nô, đánh nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sát ván, nhưng thời Cộng sản sụp đổ và cũng trải qua đời lính nên Lưu Manh đống cảm với tập thơ của tôi. Sau này Lưu Manh làm được giám đốc NXB Văn học, tôi với Lưu Manh thường bia bọt chơi thân với nhau.
Khi tập thơ bị cấm, đám quan chức Văn hóa vu cho tôi in chiu, in lậu chứ không ai cấp phép. Nếu tôi làm thế chắc bị bay đầu rồi!
VĂN BẢN LƯU GIỮ
Xin xem lời nhận xét của biên tập viên. Sau thẩm định của Lưu Manh, giám đọc NXB Lữ Huy Nguyên ký quyết định xuất bản. Thủ tục gồm có: Hồ sơ bản thảo; Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản. Hai giấy quan trọng này đều có chữ ký của Lữ Huy Nguyên và đóng dấu.
Xin trích:
HỒ SƠ BẢN THẢO
Tên tác phẩm: TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH
Tác giả: Đỗ Hoàng
Thể loại: Thơ
….
Ý kiến biên tập (Chữ Nguyễn Văn Lưu)
Thơ Đỗ Hoàng là những kỷ niệm giàu tình cảm, chân thành của người trải qua thời kỳ chiến tranh. Có thể cho xuất bản được.
Ngày 22 tháng 5 năm 1996
NGƯỜI BIÊN TẬP (đã ký)
Nguyễn Văn Lưu
Chú thích:
Bản thảo đã biên tập và đăng ký giấy phép năm 1994, nay tác giả mới có điều kiện in. Đã đăng ký lại.
Ý kiến trưởng ban:
Xin duyệt in
Ngày 22/5/1996
Đã ký
Lưu.
Giám đốc duyệt in
24/5/1996
Lữ Huy Nguyên
(đã ký)
Kèm Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản
BỘ VĂN HÓA THÔNG TI|N| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 96 /Vh /GP ------------- * -------------
GIẤY TRÍCH NGANG KẾ HOẠCH XUẤT BẢN
Kính gửi cơ sở in ----------------------------------
Căn sư giấy phép chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bán số 216 của Cục xuất bản ngày 9 tháng 5 năm 1996 (kèm theo nguyên mẫu)
Tên tác phẩm Tác giả, dịch giả Số trang Số bản in Số đăng ký
kế hoạch xuất bản
Tâm sự người lính Đỗ Hoàng 80 1 000 14/216
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 1996
Giám đốc (đã ký và đóng dấu|)
Lữ Huy Nguyên
Ra Hà Nôi và lúc chưa ra Hà Nội tôi biết tác phẩm bị cấm là đời tác giả đi toi. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt khi mục kích đời Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Cung và tôi kính nể và giao du những ngày học ở Hà Nội.
Lưu Manh nói với tôi:
- Cậu nộp lại hết tập thơ đi. Tôi yên , cậu yên. Cậu biết rồi đấy, mò dái ngựa đã chết, huống gì mò dái Đảng, ông không khéo thì toi luôn.
- Tôi không nộp, ông làm gì nào? – Tôi sẳng giọng.
Lưu Manh đấu dịu:
Cậu thương tôi, tôi đi tù thì vợ con chết đói, rau má cũng không có mà ăn.
Nghĩ thương tình và theo gợi ý của Lưu Manh nên tôi nộp tất cả các sách đã in mà chưa phát hành.
Tập thơ Tâm sự người lính bị cấm, đài báo không đưa tin nên công luận không ai biết, nhưng giới văn nghệ sỹ thì biết nhiều. Có người thông cảm, nhưng nhiều người không thông cảm, nhất là đám văn nghệ sỹ mậu dịch, họ coi tôi là tay văn chương phản động số một Việt Nam. Cớm, cá chìm (mật vụ báo vệ văn hóa – công an) chỉ thẳng:
Mày viết thế thì tổng thống Mỹ nó cũng cấm chứ nước mình.
Cao Tiến Lê bảo tôi:
Tao nói đưa tao xem mày không đưa, mày đưa thằng Phong (Hoàng Phong – giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên) , hắn dân chính trị biết gì. Nhưng mày viết rất bậy bạ. Nếu ở đơn vị tao, tao sẽ tước quân tịch đuổi mày ra khỏi quân đội.
Cao Tiến Lê lúc đó đang là Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên.
Tiếp đến anh Xuân Thiều. Anh Thiều không Củ Nghệ như Cao Tiến Lê, nhưng tôi rất đau xót!
Anh Thiều nhỏ nhẹ nói:
- Theo gợi ý của anh Ma Văn Kháng, anh người giới thiệu thứ nhất cho Hoàng vào Hội Nhà văn Việt Nam, mình người giới thiệu thứ hai. Mình đồng ý nhưng cũng thật buồn là Hoàng viết Tâm sự người lính. Bộ đội mình hy sinh vô nghĩa hết cả sao?
Tôi im lặng và không thể nói gì thêm, chỉ biết cám ơn anh đã ký đơn và cầm về.
Từ đó là gần 20 năm chìm nối làm qua hơn một giáp bộ chính thống (12 bộ, ngành).
Tôi phải rời Tạp chí Lao động Xã hội, về đầu quân ở Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Đang làm yên ổn ở đây thì Phạm Tiến Duật được bổ nhiệm về làm Tổng biên tập.
Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi tiếng nhất trong chiến tranh chống Mỹ, thông minh, tài hoa, bản tính thiện tâm nhưng đồng bóng và không coi ai hơn mình, sẵn sàng trù úm kẻ chê thơ mình.
Anh Duật tính ưa rượu, tôi cũng vậy. Duật ba ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lơn. Cuộc nào tôi và anh Duật cũng đối ẩm lu bù. Rồi thì lời say vốn thật. Có hơi men tôi bảo:
- Thơ anh là thơ tuyên truyền một chiều, bầy giờ họ gọi là thơ Mậu dịch. Thơ mậu dịch không chỉ Nhà nước đặt hàng mà nhà thơ cũng tự giác Mậu dịch hóa. Người ta chê Đường ra trận mùa này đẹp lắm là đúng. Tôi đọc bài thơ Cô bộ độ ấy đi rồi của anh:
Cô bộ đội ấy đi rồi
Chuyển đơn vị vào vùng trong ấy.
Em gái đi các anh ở lại
Biết bao giờ cho được gặp nhau…
Và phán:
Anh là người nhát gan, không xông pha lửa đạn, anh xui các cô gái đi vào nơi nguy hiểm, chết chóc, còn mình thì ở đại bản doanh, hậu phương an toàn. Thơ thế ai gọi là thơ mà in vào 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX!
Anh Duật tím mặt, cú tôi lắm và tìm cách trả thù.
Sau vài lần Cớm, cá chìm (tiếng lóng chi mật vụ công an, trong đó có một người tên là Nam làm ở A25- Bộ Công an) đến làm việc với anh, anh chỉ thẳng vào mặt tôi:
- Với Tâm sự người lính cực kỳ phản động, ông nên tìm một chỗ nào làm hợp lý hơn chứ không được làm ở tờ tạp chí danh tiếng có đẳng cấp này. Anh em không hợp nhau thì biến!
Tôi quyết liệt:
\- Tôi đi ngày bây giờ.
Tôi bỏ đi không thèm xin một cái giấy tờ gì. (Sau này anh Duật có chuyển lương và các thứ giấy khác cho tôi). Lúc ấy là năm 2001
Lại đi tiếp vào cõi gió bụi đường đời!
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2013
Đ - H
Tôi không biết việc gì mà anh nói có vể hệ trọng thế.
Vừa ngồi xuống ghế, anh đưa cái công văn của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi các Tổng biên tập các báo đài, Ban Tuyên giáo cơ sở về việc cấm các báo đài tuyên truyền hay bình luận gì về tập thơ Tâm sự người lính của tôi cho tôi xem.
Đến hôm nay tôi vẫn nhớ vài ý chính trong công văn này:
“ Vừa rồi Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam cho xuất bản tập thơ Tâm Sự người lính của tác giả Đỗ Hoàng. Tập thơ có cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc và phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ. Đề nghị các báo đài không đưa tin, bình luận gì về tập thơ này”…
Anh Cảnh hỏi dò:
- Cậu viết gì mà họ cấm dữ vậy?
Tôi thoáng chạnh lòng:
- Nói ra thì nhiều lắm anh ạ, nhưng tựu trung lại họ chỉ muốn tuyên truyền một chiều và không cho ai có ý kiến dù chiến tranh đã đi quá xa! Họ làm ở một Ban siêu bộ mà tên nhà xuất bản còn không biết thì nói đến việc quốc sự nào nữa. Anh ạ! Không phải Nhà xuất bản Hội Nhà văn mà là Nhà xuất bản Văn học. Họ chẳng hiểu gì cả!
Sau đó một vài hôm tôi gắp một số người hỏi tôi về tập thơ bị cấm. Tôi bảo rằng, tôi không có thông báo gì về chuyện này. Và cho đến hôm náy sau gần 20 năm tôi cũng không nhận được một thông bảo nào cả dù là thông báo của cơ qan tôi đang làm việc. Thực sự là họ cấm chui! Không dân chủ và không đàng hoàng của một Nhà nước cầm quyền. Trong các thể chế độc tài đâu đâu mà chẳng như vậy!
Nhà thơ Phạm Tiến Duật Nhà văn Xuân Thiều Nhà văn Ma Văn Kháng
*
* *
Tập thơ Tâm sự người lính tôi viết từ thập kỷ 70 thế kỷ trước, nhiều nhất là những năm 1970 đến 1975, thời gian ở quân ngũ.
Đó là tập thơ lên án chiến tranh của loài người mà nhân loại không có cách gì dẹp bỏ được. Tôi biết trong thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không thể nào in được. May mắn thời cơ đã đến, Đông Ấu sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản tan rã ở thành trì Liên Xô và trên thế giới, nhân thời cơ đó, cuối thập kỷ 80, tôi đưa bản thảo Tâm sự người lính đến Nhà xuất bản Văn học hy vọng được xuất bản. Năm 1992 Nhà xuất bản Văn học cấp giấy phép. Oái ăm thay, tôi không có tiền. In tập thơ lúc đó nhiều tiền. Tôi thì lương không đủ sống, lại nuôi con trai ăn học (Cháu đang học trường Trung học cơ sở ở tân Mai, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội). Năm 1994 có giấy phép vẫn không có tiền in. Đến tháng 10 năm 1996 mới in được.
Đỗ Hoàng và Phạm Tiến Duật Nhà văn Cao Tiến Lê
Người biên tập tập thơ của tôi là Nguyễn Văn Lưu, biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.
Nhà xuất bản Văn học là Nhà xuất bản hàng đầu của Việt Nam. Nhưng khi nền kinh tế thị trường bùng phát, ngân sách Nhà nước eo hẹp thì nó cũng bị hạ cấp trầm trọng. Giám đốc nhà xuất bản Nhà nước cấp Vụ trưởng có tiêu chuẩn xe con cơ quan nhưng tài cán thua mụ Mão bán sách ở 5 –Đinh Lễ, Bờ Hồ.
Nhà văn Nguyễn Văn Lưu
Tôi thường gọi đùa là Nguyễn Văn Lưu là Nguyễn Văn Lưu Manh. Lưu Manh người Thanh Hóa có đi bộ đội, thương binh, nhà văn viết phê bình theo chính thống. Chắc Lưu Manh có mấy người anh đồng hương như nhà thơ Nguyễn Bao (lúc đó là Phó Giám đốc NXB Văn học tiến cử nên mới được vào làm ở Nhà xuất bản Văn học). Lưu Manh là văn nô, đánh nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sát ván, nhưng thời Cộng sản sụp đổ và cũng trải qua đời lính nên Lưu Manh đống cảm với tập thơ của tôi. Sau này Lưu Manh làm được giám đốc NXB Văn học, tôi với Lưu Manh thường bia bọt chơi thân với nhau.
Khi tập thơ bị cấm, đám quan chức Văn hóa vu cho tôi in chiu, in lậu chứ không ai cấp phép. Nếu tôi làm thế chắc bị bay đầu rồi!
VĂN BẢN LƯU GIỮ
Xin xem lời nhận xét của biên tập viên. Sau thẩm định của Lưu Manh, giám đọc NXB Lữ Huy Nguyên ký quyết định xuất bản. Thủ tục gồm có: Hồ sơ bản thảo; Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản. Hai giấy quan trọng này đều có chữ ký của Lữ Huy Nguyên và đóng dấu.
Xin trích:
HỒ SƠ BẢN THẢO
Tên tác phẩm: TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH
Tác giả: Đỗ Hoàng
Thể loại: Thơ
….
Ý kiến biên tập (Chữ Nguyễn Văn Lưu)
Thơ Đỗ Hoàng là những kỷ niệm giàu tình cảm, chân thành của người trải qua thời kỳ chiến tranh. Có thể cho xuất bản được.
Ngày 22 tháng 5 năm 1996
NGƯỜI BIÊN TẬP (đã ký)
Nguyễn Văn Lưu
Chú thích:
Bản thảo đã biên tập và đăng ký giấy phép năm 1994, nay tác giả mới có điều kiện in. Đã đăng ký lại.
Ý kiến trưởng ban:
Xin duyệt in
Ngày 22/5/1996
Đã ký
Lưu.
Giám đốc duyệt in
24/5/1996
Lữ Huy Nguyên
(đã ký)
Kèm Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản
BỘ VĂN HÓA THÔNG TI|N| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 96 /Vh /GP ------------- * -------------
GIẤY TRÍCH NGANG KẾ HOẠCH XUẤT BẢN
Kính gửi cơ sở in ----------------------------------
Căn sư giấy phép chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bán số 216 của Cục xuất bản ngày 9 tháng 5 năm 1996 (kèm theo nguyên mẫu)
Tên tác phẩm Tác giả, dịch giả Số trang Số bản in Số đăng ký
kế hoạch xuất bản
Tâm sự người lính Đỗ Hoàng 80 1 000 14/216
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 1996
Giám đốc (đã ký và đóng dấu|)
Lữ Huy Nguyên
Ra Hà Nôi và lúc chưa ra Hà Nội tôi biết tác phẩm bị cấm là đời tác giả đi toi. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt khi mục kích đời Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Cung và tôi kính nể và giao du những ngày học ở Hà Nội.
Lưu Manh nói với tôi:
- Cậu nộp lại hết tập thơ đi. Tôi yên , cậu yên. Cậu biết rồi đấy, mò dái ngựa đã chết, huống gì mò dái Đảng, ông không khéo thì toi luôn.
- Tôi không nộp, ông làm gì nào? – Tôi sẳng giọng.
Lưu Manh đấu dịu:
Cậu thương tôi, tôi đi tù thì vợ con chết đói, rau má cũng không có mà ăn.
Nghĩ thương tình và theo gợi ý của Lưu Manh nên tôi nộp tất cả các sách đã in mà chưa phát hành.
Tập thơ Tâm sự người lính bị cấm, đài báo không đưa tin nên công luận không ai biết, nhưng giới văn nghệ sỹ thì biết nhiều. Có người thông cảm, nhưng nhiều người không thông cảm, nhất là đám văn nghệ sỹ mậu dịch, họ coi tôi là tay văn chương phản động số một Việt Nam. Cớm, cá chìm (mật vụ báo vệ văn hóa – công an) chỉ thẳng:
Mày viết thế thì tổng thống Mỹ nó cũng cấm chứ nước mình.
Cao Tiến Lê bảo tôi:
Tao nói đưa tao xem mày không đưa, mày đưa thằng Phong (Hoàng Phong – giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên) , hắn dân chính trị biết gì. Nhưng mày viết rất bậy bạ. Nếu ở đơn vị tao, tao sẽ tước quân tịch đuổi mày ra khỏi quân đội.
Cao Tiến Lê lúc đó đang là Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên.
Tiếp đến anh Xuân Thiều. Anh Thiều không Củ Nghệ như Cao Tiến Lê, nhưng tôi rất đau xót!
Anh Thiều nhỏ nhẹ nói:
- Theo gợi ý của anh Ma Văn Kháng, anh người giới thiệu thứ nhất cho Hoàng vào Hội Nhà văn Việt Nam, mình người giới thiệu thứ hai. Mình đồng ý nhưng cũng thật buồn là Hoàng viết Tâm sự người lính. Bộ đội mình hy sinh vô nghĩa hết cả sao?
Tôi im lặng và không thể nói gì thêm, chỉ biết cám ơn anh đã ký đơn và cầm về.
Từ đó là gần 20 năm chìm nối làm qua hơn một giáp bộ chính thống (12 bộ, ngành).
Tôi phải rời Tạp chí Lao động Xã hội, về đầu quân ở Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Đang làm yên ổn ở đây thì Phạm Tiến Duật được bổ nhiệm về làm Tổng biên tập.
Phạm Tiến Duật là nhà thơ nổi tiếng nhất trong chiến tranh chống Mỹ, thông minh, tài hoa, bản tính thiện tâm nhưng đồng bóng và không coi ai hơn mình, sẵn sàng trù úm kẻ chê thơ mình.
Anh Duật tính ưa rượu, tôi cũng vậy. Duật ba ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lơn. Cuộc nào tôi và anh Duật cũng đối ẩm lu bù. Rồi thì lời say vốn thật. Có hơi men tôi bảo:
- Thơ anh là thơ tuyên truyền một chiều, bầy giờ họ gọi là thơ Mậu dịch. Thơ mậu dịch không chỉ Nhà nước đặt hàng mà nhà thơ cũng tự giác Mậu dịch hóa. Người ta chê Đường ra trận mùa này đẹp lắm là đúng. Tôi đọc bài thơ Cô bộ độ ấy đi rồi của anh:
Cô bộ đội ấy đi rồi
Chuyển đơn vị vào vùng trong ấy.
Em gái đi các anh ở lại
Biết bao giờ cho được gặp nhau…
Và phán:
Anh là người nhát gan, không xông pha lửa đạn, anh xui các cô gái đi vào nơi nguy hiểm, chết chóc, còn mình thì ở đại bản doanh, hậu phương an toàn. Thơ thế ai gọi là thơ mà in vào 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX!
Anh Duật tím mặt, cú tôi lắm và tìm cách trả thù.
Sau vài lần Cớm, cá chìm (tiếng lóng chi mật vụ công an, trong đó có một người tên là Nam làm ở A25- Bộ Công an) đến làm việc với anh, anh chỉ thẳng vào mặt tôi:
- Với Tâm sự người lính cực kỳ phản động, ông nên tìm một chỗ nào làm hợp lý hơn chứ không được làm ở tờ tạp chí danh tiếng có đẳng cấp này. Anh em không hợp nhau thì biến!
Tôi quyết liệt:
\- Tôi đi ngày bây giờ.
Tôi bỏ đi không thèm xin một cái giấy tờ gì. (Sau này anh Duật có chuyển lương và các thứ giấy khác cho tôi). Lúc ấy là năm 2001
Lại đi tiếp vào cõi gió bụi đường đời!
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2013
Đ - H
Trời ơi ! đọc mà thương nhà thơ Đỗ Hoàng quá !
Trả lờiXóa