Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Vô lối tắc tỵ Hoàng Vũ Thuật

Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Vô lối tắc tỵ Hoàng Vũ Thuật


                      DỊCH VÔ LỐI TẮC TỴ HOÀNG VŨ THUẬT


   

        Đỗ Hoàng




Lts:     
   Chưa bao giờ trong cõi Việt sau thời hậu chiến nồi da xáo

 thịt tang thương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI lại xuất hiện 

một kiểu viết Vô lối phi văn chương, dài dòng nhạt nhẽo gượng

 gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô cảm, vô tình như 

Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thòng, kể lể báo công xu thời


 như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô khan như 

Nguyễn Khoa Điềm, rối rắm, uốn éo, nông cạn tù mù như 

Nguyễn Bình Phương, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như 

Hoàng Vũ Thuật, dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…



 

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật

  Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật viết theo lối cũ cũng hỏng, mà viết theo kiểu mới thì không ra gì. Tôi đã nói về ông như vậy! Ông ở trong dòng thơ mậu dịch viên cổ động cho cuộc chến huynh đệ tương tàn ở thế kỷ trước. Nhưng ông là cổ động viên giả. Ông chưa từng trải qua hòn tên mũi đạn nhưng ông luôn cổ súy cho người xông vào hòn tên mũi đạn đó.
Qua ải Bắc, đèo Nam dặc
Qua nắng mưa Trường Sơn dăng dặc
Anh thành người con trái suốt đời đi đánh giặc
(Cây nhạc ngựa – Giải Ba báo Văn nghệ năm 1983)
 Cổ động vỉên thật cho cuộc chiến còn chưa ăn ai, huống gì cổ động viên giả (!)
               Sau hậu chiến, Hoàng Vũ Thuật quay ra viết vô lối hủ nút. Vô lối hủ nút của ông từ đặt tên sách cho đến tựa đề, câu chữ, khó người luận ra như: Màu, Mãi viên trà, Ly, Miền cát du, Cuống rốn, Hoàng An, Lổ thủng…Ông ra đến hai ba tập mà chẳng có tiếng vang nào. Vô lối hủ nút của ông như  kẻ cuồng không thuốc nào chữa nổi. Cánh hẩu với ông cho ông là nhà thơ cách tân. Nhưng thật ra ông bất lực trong sáng tạo. Viết cổ động viên thì ông đứng cuối một vạn người, viết vô lối hủ nút ông cũng đứng cuối một triệu người. Các tập vô lối hủ nút của ông là những quái thai văn chương!
 Bài Lổ thủng viết mới đây năm 2011 cũng trong những bài vô lối hủ nút đặc sản của Hoàng Vũ Thuật.
Mở đầu bài Lổ thúng, ông viết: “Song cửa sinh ra từ bộ xương sườn mặt trời”. Quả là một câu đánh đố. Câu này trẻ lên bốn lên năm học vẽ có thể viết như thế được, chư ông già ngoài 70 mà viết như thế thì không được chút nào!
 Bài vô lối hủ nút trên đề tặng “Gửi anh Phan Thanh Thọ”. Tác giả không nói nhưng Phan Thanh Thọ đây có thể là họa sỹ hoặc thợ vẽ. Ông Thọ có thể có bức tranh vẽ song cửa như tia nắng trời mà nhà thơ Vô lối hủ nút Hoàng Vũ Thuật tưởng tượng ra là xương mặt trời!  Nhưng cách tân gì mà viết những câu  sau họa ra Diêm vương mới biết :
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông

mặt trời cuối ngày
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
(Lổ thủng)
Đúng là  lời của những bệnh nhân ở nhà thương Trâu Quỳ!
 Trong bài Lỗ thủng hủ nút này câu nào từ nào cũng Trâu Quỳ như thế!
anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc lá trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền.
 Sau đó thì tác giả xuống dòng căt chẻ câu viết vô tội vạ:
ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy
(Bài đã dẫn)
 Câu này có thể viết liền mà ý nghĩa không mất: “Ánh sáng đỏ ối xuyên qua máu không ngừng chảy”
Nhiều kẻ biện hộ viết như thế mới là thơ khó, mới là ngang tầm trí tuệ cao siêu thưởng thức. Thật nực cười. Người viết chưa qua chương trình cấp một, vẫn chật vật với những bài số học; trong khi đó mặt bằng trí thức độc giả cao hơn nhiều lần.
Cụ Hồ cũng đã từng nói đại ý : “Kẻ viết bảo người nghe không hiểu là trâu; nhưng viết để người ta không hiểu thì chính mình là trâu” (Sửa đổi lề lối làm việc – CB)
Còn thơ khó đâu chỉ những người làm vô lối hủ nút, tắc tỵ và phương Tây làm được. Cha ông ta đã làm từ lâu rất hậu hiện đạị rất hậu hiện sinh mà người Việt vẫn hiểu được luận ra được:
Cong cong như cái dù cày
Một trăm chim khách đậu ngày, đậu đêm

Cấy chi lừng lựng giữa trời
Trương lông trương lá nuốt người như không
 (Ca dao)
Nhiều nhà thơ khuyên tôi:
Thiếu gì những áng văn chương
Sao không chọn Tống, chọn Đường mà chơi
Thương thay bác Đỗ bạn tôi
Lại đi dịch cái dở hơi thơ nhà

  (Nhà thơ Triệu Nguyễn)

      Tôi biết vậy nhưng cũng phải đi dịch cái dở hơi không phải là thơ ấy để cho mọi người biết.
  Bài Lỗ thủng đã được in trên một tạp chí Nhà nước, sẽ có khối độc giả bị lừa. tác hại với nhân quần không biết đâu mà lường, nên tôi phải bỏ chút công còm để dịch nó.

HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyên bản:

        LỔ THỦNG (*)
   Gửi anh Phan Thanh Thọ

song cửa sinh từ bộ xương sườn mặt trời
ở đây anh treo bức phù điêu rễ cây
lổ thủng nơi ngực trái
vết thương của rạng đông

ánh sáng đỏ ối xuyên qua
máu
không ngừng chảy

anh đứng lặng hàng giờ
chìm trong màu khói thuốc trắng dã
vết sẹo lịch sử chẳng thể liền

những xác ướp trong bảo tàng
mắc nợ
người chết
không sống lại
dù đến nghìn năm sau

mặt trời cuối cùng
như những chiếc xương sườn
biến
vào đêm đen họng súng
  5 - 6 - 2011
  (*) Nhà văn & Tác phẩm số 6 +7/2014

DỊCH RA THƠ VIỆT

Đỗ Hoàng
Xin dịch theo cách làm thơ cũ của Hoàng Vũ Thuật như bài EM LÀ

                 EM LÀ

…Giữa khoảng trời xanh em là cây
Bóng em nghiêng xuống hai vai gầy
Anh đi uống một trời thanh khiết
Mỗi chiếc lá xanh một bàn tay…
(Trong tập Màu)

           LỔ TROẠNG

Mẹ ơi con đã troạng rồi
Con ơi! Mẹ cũng một thời như con
       (Ca dao mới)


Song cửa sinh từ xương mặt trời
Phù điều cây cỏ bác trưng chơi
Đen ngòm lổ thủng nơi tim trái
Vết giáo rạng đông dấu vạn đời!

Với tia sáng đỏ ối xuyên qua
Máu chảy không ngừng, máu túa ra
Anh đứng lặng tờ trong khói thuốc
Vết sẹo thời gian chẳng xóa nhòa!

Bảo tàng xác ướp nợ mà kinh
Người chết làm sao sẽ tái sinh?
Tận cuối mặt trời nghìn sau nữa
Xương sườn họng súng biến đêm đen!

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014
                       Đ - H
 

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Du Thi Hoan khong biet lam Tho tieng Viet

Dư Thi Hoàn không biết làm thơ tiếng Việt

Thứ sáu - 24/10/2014 13:32

Lts:
       Chưa bao giờ trong cõi Việt sau thời hậu chiến nồi da xáo thịt tang 

thương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI lại xuất hiện một kiểu viết phi văn 

chương, dài dòng nhạt nhẽo gượng gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt 

lủn vô cảm, vô tình như Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thòng, kể lể báo 

công xu thời như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô khan như 

Nguyễn Khoa Điềm, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như Hoàng Vũ 

Thuật và dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…
                                

 

DƯ THỊ HOÀN VÔ LỐI NHỎ - KHÔNG BIẾT LÀM THƠ TIẾNG VIỆT
 
                                                      Đỗ Hoàng

       Nhà thơ Dự Thị Hoàn thuộc dân tộc thiểu số, người Hoa lấy chồng Việt cư ngụ ở Hải Phòng có con trai đã vào đại học nhưng đến năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước tiếng Việt còn bập bẹ. Nhiều người nói tặng chị một đôi ngọc hành chị vẫn vô tư mỉm cười vui vẻ, cứ tưởng ngọc hành là ngọc bích đeo trên cổ Từ Hy Thái Hậu(!). Sau đợt ceminer thơ chị ở khóa IV trường viết văn Nguyễn Du là chị bỏ về đi buôn luôn. Từ ấy đến nay chắc chị đã bỏ hẳn văn chương.vì không thấy chị xuất hiện ở đâu.
  Thỉnh thoảng có mấy nhà phê bình mậu dịch nhắc chị như là hiện tượng thơ nữ thập kỷ 90 nên tôi cũng viết vài lời phản biện!
   Những năm ấy chị ra tập thơ Lối nhỏ và tốn không ít giấy mực ngợi ca chị. Nói cho đúng đó là tập VÔ LỐI NHỎ. Thơ chị rành là Vô lối, nói năng lung tung, tư duy lung tung lang tang, không đầu, không đũa. Xét về mặt thi pháp nghệ thuật thơ thì hầu như chị không biết gì về thơ Việt, tâm lý thưởng thức văn chương, tâm lý tình cảm của người Việt.
  Điển hình là những bài khóc của chị. Tôi đã viết về chị với chuyên luân “ Những phác thảo thơ Dư Thị Hoàn” in trong “Tâm cảm gửi cho đời” – Nhà xuất bản Thanh Niên năm 2011
  Chị viết bài khóc Nguyễn Tuân, có nhà thơ Vũ Hiển trong ceminer phê bình là: “Đem bài khóc Nguyễn Tuân đặt khóc Nguyên Ngọc thì cũng không sao. Nguyên Ngọc ngồi nghe dưới lớp mặt đỏ như gà chọi phải gượng cười vì chắc cũng thuộc phái lăng xê Dư Thị Hoàn.
    Rồi bài “Mười năm tiếng khóc”- bài này nói về nỗi đau của những người Trung Quốc sống lâu đời trên đất Việt phải hồi hương do thế lực chính trị lúc bấy giờ bất hòa với nhau. Nỗi đau của người mẹ ra đi, người con ở lại, nỗi đâu không được thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, nỗi đau chia ly, xa cách là có thật. Chỉ có nhà thơ diễn nó ra là không thật, không phải thơ ca người Việt. Nói thẳng ra là rất kém thi pháp!
“khóc cho hết hơi
khóc cho trời sập
khóc cho cột điện đổ
khóc cho tà vẹc vỡ trôi
khóc cho còi tàu im bặt 
khóc cho bàn tay lái rời bỏ vô lăng 
khóc cho đoàn tàu không dám lăn bánh…”
….
(Mười năm tiếng khóc  – Lối nhỏ)
  Hơn bảy câu có chữ khóc như dù là khóc thật nhưng chẳng có ai rơi một giọt nước mắt.
  Trong khi ca dao Việt không dùng một chữ khóc nào mà muôn đời nghe vẫn rưng rưng:
“Chiều chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả mẹ chin chiều ruột đau!
(Ca dao Việt)
 Rồi bài “Đi lễ chùa” rất được nhiều nhà phê bình mậu dịch thổi kèn ngược khen nức nở: “Trong bài thơ trên, bốn nỗi đau lớn được bốn người đàn bà đặt ra như bốn câu hỏi đang chờ lời giải đáp của mỗi độc giả. Bốn nỗi đau mang bốn gương mặt khác nhau, bốn số phận khác nhau. Bài thơ đặt ra những ý tưởng ở  ngoài lời thơ  những vấn đáp ở ngoài câu thơ khiến người đọc phải nội suy cái hàm nghĩa mà nhà thơ đã đặt ra…” ((Thi Hoàng & Dư Thị Hoàn – cấu trúc hiện đại với dấu ấn phương Đông – Nguyễn Việt Chiến.)
Đây là bài Vô lối dở hơn cả nói bộ văn xuôi
“Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ - Câu này là một câu kể văn xuối tuy đúng nhưng rất dở vì chẳng có thông tin gì mới.
Cùng câu kể đi lễ chùa, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã nâng lên thành thi tứ bất tử:
“Sáng nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương”
 Nó đầy chất nhạc, tính họa, tính thơ, và rất dạt dào. Còn hai câu kể của Dư Thị Hoàn thì khô như ngói, vô tinh vô cảm!
Câu tiếp: Người thứ nhất thở dài:
 “Tội nghiệp nhất là người đàn bà không chồng”.
 Có thật thế không? Chưa hẳn đúng!
Thời hiện đại phụ nữ không lấy chồng chỉ thích độc thân thì sao? Ngay cả thời xưa người ta coi gái có chồng cũng là cái nợ nần:
 “Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời gì đây
Mỗi người mỗi nợ cầm tay
Đời xưa nợ ít, đời nay nợ nhiều”
(Ca dao Việt)
 Câu thứ tiếp:
Người thứ hai chép miệng:
Vô phúc nhất là người đàn bà không con
Câu này cũng không đúng với người phụ nữ Việt chứ chưa nói người đàn bà Châu Âu họ không muốn đẻ con.
Người Việt coi chồng là cái nợ rồi, nhưng cói con cũng là cái nợ tiếp theo, nếu như con bị trọng tôi, phản quốc thì càng nợ hơn nữa.
“Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm!
(Cao dao Việt)
 Và tiếp các câu sau đều là nhưng câu nói cố làm ra vẻ triết lý vặt nhưng cái thì không chính xác, cái thì sai hoàn toàn
Người thứ tư điềm đạm: Tội nghiệp nhất là người đàn bà không cười được khi thấy con.
Dư Thị Hoàn dùng phép quy nạp hoàn toàn không đúng chút nào.
Nhiều người mẹ con vừa đi tù về, nhiều người bị tâm thần, nhiều người mẹ con tự kỷ…thì làm sao mà cười được khi thấy con?
  Việc Dư Thị Hoàn chẻ từng số phận người phụ nữ để nói về từng nỗi đau một là việc làm không nên. Vì nói và kể như thế vừa không đúng, không chính xác, vừa không thể nào kể hết.
Nói về nỗi đau của phụ nữ Thanh Tâm Tài Tử đã nói từ ngàn xưa:
(Nhân sinh nử tử thị tối khổ
Nử tử tối khổ thị kỷ thân”
(Kim Vân Kiều truyện)
Nghĩa là:
Trong cõi thế này người nữ là khổ nhất
Trong giới nữ khổ nhất là kẻ làm đĩ”
Nguyễn Du đã dịch rất hay:
“Đau dớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Đoạn trường tân thanh)

Nhiều người khen đứt lưỡi thơ Dư Thị Hoàn bài “Êm đềm trên ghế đá”, nào là hậu hiện đại, là đại cách tân làm mới thơ Việt, nhưng thật ra đó là một bài bẩn thỉu nhất, dung tục nhất của những kẻ du thủ, du thực :anh du côn tám thẹo, gặp chị điếm giang hồ bày da, những anh chị lấy ghế đá làm giường hành lạc, lấy công viên, mặt phố làm phòng ngủ giao hoan!
 Sau phút giây 
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài khuy áo ngực của em
(Êm đềm trên ghế đá)
 Dù cho là ghế đá của nhà mình đi nữa, chưa nói ghế đá công viên và hè phố  thì việc lẹo (giao hợp) nhau như các chú cầy đen cầy trắng nhảy tơ lấy đâu tử tế, lịch sự cài khuy áo cho giống cái sau “một phú huy hoàng rồi chập tối”!
  Có người biện bác thời ấy các thành phố nhà cửa chật chội, các đôi vợ chồng phải đưa nhau ra công viên làm tình. Việc ấy trong có thể có thật, nhưng trong thi ca thì không nên khái quát nó như vậy đem ra làm bài học đạo đức phê phán giống đực!.
Cha ông ta nói bằng thơ mà nói hay hơn nhiều:
“Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”
(Ca dao)
  Mà theo bài viết trên là đôi trai gái mới yêu nhau. Thời hiện đại yêu nhau học có thể sống thử như vợ chồng. Nhưng giao hoan trên ghế đá công viên thì chỉ có loài lục súc. Không thể khen và lăng xê những cách viết bẩn thỉu như thế này được!
  Sống buông thả, lục súc như trên thì người Việt cũng đã nói và viết lâu rồi. Người ta nói bằng thơ và hay hơn nhiều, kín đáo hơn nhiều:
“Chơi cho thủng trống, long chiêng
Rồi ta sẽ lấy lập nghiêm làm chồng
Chơi cho thủng trống ta bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm”
(Ca dao Việt)
 Dư Thị Hoàn không biết làm thơ tiếng Việt. Tuy không vô lối  dài dòng nhạt nhẽo gượng gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô cảm như Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thong gượng gạo báo công xu thời như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô không khốc như Nguyễn Khoa Điềm, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như Hoàng Vũ Thuật và dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…nhưng cũng thuộc loại Vô lối nhỏ!
 Thơ Vô lối thua vạn lần các bản dịch nghĩa thơ nước ngoài.
 Nhà thơ  hiện đại Pháp Saint John Perse, giải Nobel năm 1960 người chuyên viết về vũ trụ không gian nhưng vẫn gắn với đời thường. Thơ ông là những mảng phiêu diêu nhưng thường dùng những điệp vần và những khúc văn xuôi có nhịp điệu, có chất nhạc nội tâm.
Ngay cả  Rene Char nhà thơ Pháp hậu hiện đại nhưng rất chuẩn nhạc điệu:
Chasseur rival tu n’a rien appris
Toi qui sans hâte me  dépasses
Dans le mort que je con tredis’
(Oh la toujouis plus rose solitude)
Đỗ Hoàng tạm dịch:
Hỡi ông đối thủ đi săn, ông chẳng được gì?
Ông đừng tất bật vượt qua mặt tôi
Sự chết chóc tôi thường phủ nhận
Ôi nỗi buồn luôn mãi hồng tươi!
  Dư Thị Hoàn đã đi vào cõi quên lãng hai mươi, ba mươi năm nay, không ai còn nhắc nữa.
 Đang ra thì không nên viết nhưng tôi có vài lời để thưa với độc giả là bây giờ nhiều tổ chức cả tư nhân cả công quyên lăng xê nhiều sản phẩm phi văn chương và vừa lăng xê lại Dư Thị Hoàn nên phải đành lên tiếng!
 Thiết nghĩ các nhà thơ dân tộc thiểu số tiếng Việt còn nói ngọng như Phú Trạm Innasara, Dư Thị Hoàn, Y Phương...  thì làm sao là người cách tân thơ Việt được. Quả là khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt!

                                   Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014
                                                            Đ - H
 

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lễ tổng kết cuộc thi Thơ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

LỄ TỔNG KẾT TRAO GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

  Vừa qua, ngày 16 tháng 10 năm 2014, tại trụ sở báo Người Hà Nội  vannghecuocsong.com đã tổ chức buổi lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát động từ tháng 10 năm, 2013 đến tháng 10 năm 2014.
  Đến dự có Nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Tổng biên tập báo người Hà Nội, hà thơ , tiến sỹ Trần Quang Đạo, Tổng biên tập báo hi đồng; Nhà văn Hoàng Minh Tường, Hội Nhà văn Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sỹ, nhà văn Vũ Nho, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại tá nhà văn Thanh Minh, Phó ban kiêm tra Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sỹ nhà văn Trương Sỹ Hùng, Viện đông Nam Á; Họa sỹ Trương Thảo, Trường Đại học Mỏ địa chất; Nhà thơ Kim Yến, Phòng Giáo dục Huế; Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đức Lợi, Bộ Thương Mai; Nhà thơ  Đặng Thị Ngọc Vân, Bộ Văn hóa, Thể thao du lịch ..cùng các nhà thơ đoạt giải thưởng cuộc thi và đại diệ n thành viên Ban Sơ khảo và Chung khảo.
  Nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban biên tập vannghecuocsong.com đọc bản báo cáo tổng kết cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng kết nêu rõ:
   vannghecuocsong.com phát động cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ tháng 10 năm 1013 đến 3 -10 -2014  đã nhận 1020 bài dự thi gồm cả văn thơ nhạc họa, đã in được 216 bài thơ của các tác gỉa người Việt trong và ngoài nước, khắp băc trung nam; các  nhà thơ , nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hưởng ứng ngày từ đầu như: Hoàng Thái Sơn, Y Phương, Triệu Lam Châu,Phạm Thanh Quang, Hoàng Bình Trọng, Ngô Minh, Lâm Xuân Vy, Trần Chấn Uy, Lê Xuân Đố, Vĩnh Nguyên…
   Hiếm thấy một vị Đại tướng nào làm việc binh đao của loài người được dân kính yêu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được dân gọi một cái tên rất trìu mến, kính trọng: Đại tướng của dân. Bởi vì ông biết “ Nãi tri binh giả thị hung khí/ Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi” (Lý Bạch) (Mới biết binh đao là vật gỡ/ Thánh nhân cực chẳng đã mới dùng đến)
  Ông xuất thân học luật và học kinh tế không dính dáng gì về quân sự, nhưng đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, cả dân tộc đứng lên tự giải phóng mình, bắt buộc ông cầm vũ khí. Ông là người hiền cầm cấm gươm nên cả dân tộc kính yêu ông!
    Việc này đã thể hiện trong gần 1 000 bài thơ viết về ông.
 Nhà thơ Lê Xuân Đỗ người cùng quê hương với Đại tướng bằng tấm lòng trân trọng, với bút pháp hiện đại viết lên nỗi lòng của mình với Đại tướng kính yêu:

Nam

điềm lành núi sông

Một vị đại tướng của dân, đại tài, đại trí, đại dũng, đại nhân, đại thọ. Ông ra đi để lại bao nỗi tiếc thương cho hàng  triệu người con đất Việt. Nỗi đau mất mát thấm tận tim gan lòng người. Nhà thơ Vĩnh Nguyên bằng tấm lòng kính yêu của người con đồng hương,  của người lính cũ đã  viết những dòng thơ chan chứa yêu thương:

Là bởi tình yêu của người dân dành cho Đại Tướng như dành cho người  cha đẻ của mình
Chỉ một lần và chỉ một lần thôi
Làm sao còn có nữa!
Mặc c
ơn bão Nari đã xuyên đảo Lu - Dông
Vào miền Trung vào bờ biển nơi huyệt mộ của Người đang đào
Từng đoàn người đi tới đó như  thoi dệt
Dân Nghệ-Tĩnh tập kết trên đỉnh đèo Ngang chờ tràn xuống
Dân Quảng Bình nh
ư những du kích năm xưa len lỏi trong cánh rừng   Quảng Đông, Vũng Chùa...
Từng đoàn xe nhiều tỉnh, thành trong cả nước tiếp nối và ùn tắc mấy chặng ngả ba sân bay Đồng Hới, đèo Lý Hòa...
Và:
Mang hàm Đại Tướng một lần sáu mươi lăm năm - Người thao lược tài hoa vô lượng...
Và sáu mươi lăm năm - Người bền chí công đức vô biên...
“Anh Hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
Nguyên Soái Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Thánh Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Vĩ Nhân Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
(Là Nhân Dân - không thể cá nhân ai đủ tư cách sắc phong Tướng Giáp).
Ng
ười thăng hoa huyền thoại
Và khởi từ Người là những câu chuyện kể như cổ tích muôn đời!...
(Ai được bỏ nắm đất cho Đại tướng)
  Các nhà thơ Nguyễn Minh Kiêm, Hồ Thanh Ngân, Nguyễn Hưng Quốc, Vũ Khánh Đông, Trần Thanh Hưỡng cũng rất xúc động thể tình cảm trân trọng với Đại tướng!
    Nghìn bài thơ,  nghìn nén tâm hương thắp cho linh hồn Đại tướng. Bài nào cũng chân thành làm rung động lòng người. Tên tuổi của Đại tướng sẽ bất tử cùng tên tuổi các bậc tiền nhân khác!
 :
Nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban Chung khảo đọc quyết định khen thưởng

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập  -  Tự do  -- Hạnh phúc
Hà Nội ngày 14 tháng 10 năm 2014
- Căn cứ quyền hạn chức năng nhiệm vụ của Ban Chung khảo về cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Sau khi xem xét ý kiến từ Ban Sơ khảo đưa lên, Ban Chung khảo quyết định trao tặng:

        QUYẾT ĐỊNH TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG

Giải đặc biệt:  không có
Giải A:
Lê Xuân Đố (Sài Gòn)
Triệu Lam Châu (Phú Yên)
Trần Chấn Uy (Khánh Hòa)
Đào Tiến (Hà Nội)
Giải B:
Sỹ Lương (Vũng Tàu)
Thái A (Chuyên gia Châu Phi)
Lê Đức Nghinh (Thái Bình)
Giải C:
Vĩnh Nguyên (Thừa Thiên – Huế)
Ngô Minh (Thừa Thiên – Huế)
Nguyên Hùng (Nghệ An)
Trần Thanh Hương (Quảng Bình)
Vũ Khánh Đông (Cao Bằng)

B:iểu dương
   Đào Nguyên Lịch. Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thanh Hải, Hồ Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Hưng, Ngọc Lâm, Kim Mai, Nguyễn Minh Diện

                                                                 T/m Ban Chung khảo
                                                                           Chủ tịch đã ký
                                                                         Nhà thơ Bằng Việt



  Sau đó các đại biểu phát biểu ý kiến.
Nhà thơ Việt Mỹ phát biểu nói lên cảm nghĩ của mình và đồng nghiệp về cuộc thi có nhiều ý nghĩa và khen ngợi cuộc thi có nhiều tác phẩm đạt chất lương cao . Nhà thơ nói: “ Tôi làm giám khảo và dự nhiều cuộc thi thơ thì thấy cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ trong một đề tài hẹp nhưng có rất nhiều tác giả, nhà thơ tham gia khắp Bắc Trung Nam, nhều cây bút chuyên nghiệp cũng gửi tác phẩm hương ứng cuộc thi. Trên hơn 1 000 bài thơ đã minh chứng điều đó. Tôi chúc mừng sự thành công của cuộc thi.
 Phó giáo sư,  tiến sỹ nhà văn  Vũ Nho khẳng định chất lượng các tác phẩm có tâm có chiều sâu đáng ghi nhân như Lê Xuân Đố, Triệu Lam Châu, Vĩnh Nguyên, Trần Chấn Uy, Ngô Minh, Đào Tiến, Sỹ Lương, Thai A, Lê Đức Nghinh, Nguyên Hùng…
  Nhà văn Hoàng Minh Tường cho rằng tầm vóc cuộc thi xứng đáng được trân trọng và đáng được quảng bà nhiều hơn! Nhà thơ Tiến sỹ Trương Sỹ Hùng, Họa sỹ Trương Thảo, muốn có một tuyển tập chọn lọc về cuộc thi thơ này phát hành rộng rãi cho đọc giả được biết.
  Các nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, tiến sỹ đến dự đều nói lên cảm tưởng của mình và khẳng định sự thành công của cuộc thi
  Kết thúc buổi lễ nhà thơ Đỗ Hoàng thay mặt Ban biên tập vannghecuocsong.com cảm ơn sự giúp đỡ  chân thành cả tinh thần lẫn vật chất của các nhà văn, nhà thơ, người hảo tâm và cám ơn Bào Người Hà Nội đã tạo điều kiện, ủng hộ giúp đỡ cho buổi lễ tổng kết thành công!

                                                           P/V 

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Trong quán rượu mắm - rắn

Lts: Vài ba thập kỷ lại đây nở rộ những cách viết lai căng, lập dị, bí hiểm, tắc tỵ, bê nguyên nguyên xi những trường phái hủ nút, quái đản của nước ngoài. Họ được một số cá nhân, tập thể, công quyền lăng xê, trao giải thưởng khẳng định . Thế nhưng quảng đại độc giả, công chúng quay lưng lại với thơ ca của họ. Nhiều người đã lên tiếng phản biện quyết liệt để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó nổi lên nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Hoàng, nhà triết học, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức. Họ là những người hùng bảo vệ  sự trong sáng của thơ Việt. Để có cái nhìn khách quan đúng đắn về hiện tượng này, vannghecuocsong.com mở giai thoại chuyên mục “ BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT – DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT”. Số trước đã gới thiệu MÃI VIÊN TRÀ, số này xin giứi thiệu TRONG QUÁN RƯỢU MẮM RĂN, và xin lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhiều nhà thơ, nhà văn và bạn đọc!
                                               vannghecuocsong.com

TRONG QUÁN RƯỢU RẮN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU NÊN ĐỔI THÀNH TRONG QUÁN RƯỢU - MẮM RẮN
                                  
                                                    Đỗ Hoàng

      Đọc Vô lối của Nguyễn Quang Thiều và những người cùng thời như : Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Bình Phương, Văn Cầm Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Vi Thùy Linh, Hoàng Vũ Thuật…tôi có cảm giác như thấy mớ than bùn của họ chưa qua xử lý hóa học, vật lý để trở thành than đá hoặc than gầy mà chỉ là một đống bùn; giống như một mớ vật liệu để làm nhà mà không dựng thành nhà, cuối cũng vẫn chỉ là đống rác!
  Thời hiện đại thơ không cần vần điệu chỉ chú trọng tình ý.nhưng tình ý lại cũng không có nữa thì nó thành quái thai.
  Thơ không vần điệu theo quan niệm hiện nay thi loài người làm khi chỉ có A đam và E va. Các cụ ta cũng làm từ xửa từ xưa mà hay lắm:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiên đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Nam Bắc cũng khác
Xa gần bá cao
Ai nấy đều hay!
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trải) – Bùi Kỷ dịch
    Viết đến thiên cổ hùng văn như thế mà tổ tiên vẫn gọi là Cáo! Bây giờ họ viết chưa đến Chồn mà gọi là Thơ thì có xúc phạm Thơ không chứ?
  Vẫn biết thơ hay vần điệu đẩy xuống hàng thứ yếu và không cần vần điệu.  Tôi cũng đã nhiều lần nói vấn đề này nhiều rồi. Trên thế giới nhất là các nước Âu – Mỹ, thơ không vần nhiều như thơ lục bát của ta.

 Song có một điều ngôn ngữ Âu Mỹ từ đa âm có khác phương Đông và Việt Nam từ đơn âm. Nên vần điệu thơ Phương Đông và Việt Nam đóng vai trò quan trọng!
Nếu đọc các từ tiếng Việt: trường học, thủ đô, máy bay, tạm biệt, ta thấy nó quá bình thường và không gây cảm giác gì. Nhưng đọc nó bằng tiếng Nga và sắp xếp theo thể thơ bốn câu thì nghe như bài thơ tứ tuyệt cổ: (không có hệ chữ slavo nên viết theo mẫu chữ la tinh)
scola
xtolisa
xammolot
dacicvidanhia!
(síc cô la
xic tô li xa
xammôlốt
đaxicviđanhia)

Nếu dùng tiếng Việt để chuyển thành thơ thì phải huy động nhiều từ vựng và phải hiệp vần rất chặt mới có nghĩa và mới hay:
Trường học chúng ta
Cách thủ đô xa
Bay Epơlốt (*)
Tạm biệt bạn Nga!
(*) Máy bay Nga
hay các từ : Mỹ, truyền hình, điểm tâm, chuyện trò
sắp xếp theo tiếng Anh:
American
Television
A Breakfast
Conversation
(Ả mê ri cần
Tê lê vi dần
Ơ bờ rét phát
Công vơ sơ sần)
thì thành bài thơ tứ tuyệt có âm điệu rất hay!
Nếu dùng tiếng Việt thì cũng phải huy động nhiều từ vựng và hiệp vần chặt chẽ như trên thì đọc được:
Nước Mỹ đa thần
Tivi nối gần
Điểm tâm bữa sáng
Chuyện trò tình thân!


                                                 *
       Quay lại bài Vô lối Trong quán rượu rắn của Nguyễn Quang Thiều. Đọc xong bài này ta có cảm giác như tác giả không uống rượu mà uống nước mắm rắn hoăc uống nước đóng chai, người cứ tỉnh queo, như đang đi dạo trong rừng bạch dương về mùa thu của các nước Âu Mỹ:
“Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng” (câu thứ 18)
Và tác giả thú nhận không uống rượu thật dù ngồi trong quán rượu rắn:
 “Người không uống rượu mà uống từng ký ức” (câu thứ 15)
Uống thế thì làm sao làm thơ rượu say hay được!
  Âu, Á gì viết về rượu các nhà thơ từ cổ chí kim đã có hàng nghìn bài thơ hay. Như Lý Bạch, Apollinaire. Nhắc tên các bậc thi thánh này thì là xúc phạm các cụ khi so với Vô lối, nhưng cũng cần có dẫn chứng nên mong các bậc tiên liệt lượng thứ!
“Cổ lai thánh hiền giai tỉnh mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
(Xưa nay bậc thánh hiền vắng tên tuổi
Chỉ kẻ uống rượu lưu tiếng muôn đời
Nên muốn say hoài không muốn tỉnh)
(Sắp mời nhậu – Đỗ Hoàng dịch)
Hoặc:
Je vous ai bus et ne fus  pas désahéré
Mais je connus dès lors quelle saveur a l’univers
Je suis ivre d’avoir bu tout l’univers
Sur le quai d’où je voyais l’onde couler et dormer les bélandres
Ecoutez- moi je suis le gosier de Pais
Et je boirai encore s’il me plait l’univers
Ecoutez mes chants d’universelle ivognerie
(Vendémiaire – Acools   – Apollinaire)

(Tôi đã uống các người mà không đã khát
Những lúc ấy tôi biết vũ trụ có vị gì
Tôi đã say vì đã uống tất cả vũ trụ
Trên bến tàu đứng đấy tôi nhìn làn nước chảy và những chiếc xuồng ngủ
Hãy nghe tôi, tôi là cổ họng của Paris
Và tôi sẽ còn uống vũ trụ nữa nếu như tôi thích.
Hãy nghe tiếng ca say vũ trụ của tôi)
(Tháng hái nho – tập Rượu – Apollinaire)- Hoàng Hưng dịch
  Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa uống nước đóng chai, vừa nhậu mắm rắn(!)
       Vào đầu bài ông viết: “Những con rắn được thủy táng trong rượu”. Đây là một câu kể rất văn xuôi nhưng rất chính xác, là rắn được chôn trong nước, sau đó bỏ vào trong rượu. Còn để nước khỏi chảy ra rượu thì người ta có nhiều cách, hoặc bọc nước chôn rắn trong nilong, hoặc dùng bình gốm, bình thủy tinh đổ nước đầy ngâm rắn, rồi đặt chúng vào chum rượu, bể rượu gì đó, rắn thủy táng có thể nổi, có thể chìm tùy nồng độ rượu.  Một cách thủy táng rắn cách tửu, như đun cách thủy vậy (!)
    Cách thủy táng rắn trong rượu để làm mắm này của Nguyễn Quang Thiều có thể ghi vào sách kỷ lục Guinet Việt Nam(!)
    Nhiều người nói thơ phải áo huyền say. Tôi rất đồng ý thơ là áo huyền, huyền ảo, võ cũng phải ảo huyền say huống gì thơ ảo huyền say là lẽ tự nhiên. Nhưng Nguyễn Quang Thiều viết câu thơ rất tỉnh, chính xác như toán học thì say vào đâu?
  Và mắm rắn ấy chôn trong nước nếu không bỏ muối là thuộc loại mắm rắn thối không ai xực được!
Vì nhậu mắm rắn nên ông Thiều kể ra nhiều thứ chẳng ăn nhập gì trong bài Vô lối này như:
“Một chóp mũ và một đôi giày vải”(câu thứ 5)
Nếu kể thế thì có thể kể: “Một cái quần đùi, một đoạn dây chun buộc tóc” chẳng ảnh hưởng gì đến an ninh quán nhậu!
  Thật ra ý nhà thơ Nguyễn Quang Thiều muốn viết câu thơ cho rất Tây, rất mới model tay chơi “những con rắn được thủy táng trong rượu”, song lại sai hết nghĩa.
    Thật ra táng là chôn, người Việt nào cũng biết và còn biết nhiều loại táng - chôn khác nữa như: địa táng, điểu táng, cẩu táng, điện táng, mộc táng…
  Rắn ngâm trong rượu, người ta bảo là rượu rắn, nếu nói cho thơ thì có thể nói là “tửu táng” thì hay hơn nhiều mà lại đúng! Mà rắn độc mới được ngâm rượu, không ai đem rắn lành đi ngâm rượu cả! Bài Vô lối trên nên đổi thành TRONG QUÁN RƯỢU - MẮM RẮN  thì mới đúng nghĩa!
  Vì mấy bài Vô lối mà làm tôi phải dài dòng, xin lỗi đọc giả nhiều lắm!
                            Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2014
                                          Đ - H

Nguyễn Quang Thiều

 Nguyên bản(1)

Trong quán rượu rắn

Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ

Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du

Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò

Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.

(1) Bài rút trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

Trong quán rượu – mắm  rắn

Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!

Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!

Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Ta uống rượu và uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!


Đêm dài rộng chôn vùi trong quán vắng.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!

Hà Nội ngày 13 - 1 - 2008


Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Kết quả cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Kết quả cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ năm - 02/10/2014 13:44
     


             TRIỆU TẤM LÒNG KÍNH ĐẠI TƯỚNG CỦA DÂN
          (Tổng kết cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
                          
               Đỗ Hoàng


   vannghecuocsong.com phát động cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ tháng 10 năm 1013 đến 3 -10 -2014  đã nhận 1020 bài dự thi gồm cả văn thơ nhạc họa, đã in được 216 bài thơ của các tác gỉa người Việt trong và ngoài nước, khắp băc trung nam; các  nhà thơ , nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hưởng ứng ngày từ đầu như: Hoàng Thái Sơn, Y Phương, Triệu Lam Châu,Phạm Thanh Quang, Ngô Minh, Lâm Xuân Vy, Trần Chấn Uy, Lê Xuân Đố, Vĩnh Nguyên…
   Hiếm thấy một vị Đại tướng nào làm việc binh đao của loài người được dân kính yêu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được dân gọi một cái tên rất trìu mến, kính trọng: Đại tướng của dân. Bởi vì ông biết “ Nãi tri binh giả thị hung khí/ Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi” (Lý Bạch) (Mới biết binh đao là vật gỡ/ Thánh nhân cực chẳng đã mới dùng đến)
  Ông xuất thân học luật và học kinh tế không dính dáng gì về quân sự, nhưng đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, cả dân tộc đứng lên tự giải phóng mình, bắt buộc ông cầm vũ khí. Ông là người hiền cầm cấm gươm nên cả dân tộc kính yêu ông!
    Việc này đã thể hiện trong gần 1 000 bài thơ viết về ông.
 Nhà thơ Lê Xuân Đỗ người cùng quê hương với Đại tướng bằng tấm lòng trân trọng, với bút pháp hiện đại viết lên nỗi lòng của mình với Đại tướng kính yêu:

Nam

điềm lành núi sông
dậy lòng dân những dòng người như sông như rạch
bình dị giữa đời thường, rất gần gũi với muôn dân để người của giống nòi mình anh linh vị thánh
tổ tiên ngàn năm về đón nhận người con
anh hùng dân tộc
nguyên khí tụ về chấn hưng đất nước

 (màu hòa bình)
Nhà thơ Ngô Minh khắc họa vị đại tướng của dân với một hình ảnh đẹp, ông so sánh đại tướng như một ông tiên. Đại tướng  một trong 10 vị tướng tài ba của nhân loại từ xưa đến nay nhưng rất bình dị:
“đánh gục chục tướng Pháp, Mỹ…
bao nhiêu mỹ từ sang trọng nhất
cũng không xứng với ông
bọn ghen tức m
ưu toan bôi nhọ
càng làm cho ông như mặt trăng mặt trời
muôn đời sáng rỡ

T
ướng Giáp
hiền từ người cha, người ông
từng khóc cha khóc vợ bị giặc giết
từng lau n
ước mắt khi thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà
từng thắc thỏm mùa lụt làng Văn Xá…

Tướng Giáp
đọc sách
ch
ơi piano
ngồi thiền
một ông tiên

(Tướng Giáp)

Nhà thơ Đào Tiến bằng những vần thơ dung dị ngợi ca đại tướng thiên tài, đại tướng của dân. Đại tướng được quân kính, dân yêu. Một nhân cách, một tài năng vô song.  Đúng vậy, không một người lính nào không kính yêu Đại tướng, không một người dân nào không có hinh ảnh Đại tướng trong tim:
Lịch sử Việt Nam mãi mãi nghi công 
Đại tướng của dân, đại tướng thiên tài
cùng dân tộc giành lại non sông
muôn chiến công anh hùng sáng mãi
từ rừng xanh đến biển khơi xa
ngàn câu ca ngợi ca anh cả*
tài đức vẹn toàn, văn võ lừng danh
không sợ hy sinh đêm ngày vất vả
lo cơm ăn, áo mặc toàn quân
(Đại tướng của dân)
Nhà thơ Triệu Lam Châu đã gửi chùm thơ thứ tư bằng tam ngữ  Tày – Nga – Việt viết về Đại tướng của dân bằng tấm lòng kính trọng, yêu thương hết mực  đại diện cho tộc người của mình. Không có sự kính trọng, yêu thương nào chân thành hơn như thế:
ГЕНЕРАЛА ВО НГУЕН ЗЯП

Ветер уходил в даль
И посылал обратно прохлады жинзни
Он ушёл… и посылал обратно нам
Большую сплочённость в сердце народа…
18 - Октябрь – 2013




2- PHUỐI TOẸN OẠ TUA NỔC ĐEO D’Ú VŨNG CHÙA

- Nổc ơi, slâư tích hênh khăn
Nhoòng lăng đút xẻ, nim hơn mọi uằn?
- Tó nhoòng nổc thâng tôm ngần
Ốm chang khoăn cúa Lùng Văn hom rường…
Uằn 18/10/2013



2- TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT CON CHIM Ở VŨNG CHÙA

- Chim ơi, tiếng hót trong ngần
Vì sao quyến rũ, say hơn mọi ngày?
- Vì chim được đến nơi đây
Đằm trong hồn Bác Văn đầy nắng hương…
Ngày 18/10/2013

 2- РАЗГОВОР С ОДНОЙ ПТИЦЕЙ ВО ВУНЧЁРЕ

- Птица, почему твоё пение сегодня
Более пленительного и более опьянённого?
- Потому что, я живу здесь
В  ароматной душе дяди Ван…
18 - Октябрь – 2013

 Đại tướng tấm lòng vằng vặc như sao Khuê, vậy mà vẫn có những kẻ tiểu nhân ghen ghét, chém. lén sau lưng. Chúng dùng nhiều mưu mô thâm độc, hèn hạ nhằm hạ nhục uy tính của Đại tướng. Nhưng không ai hạ nỗi uy danh của ông. Nhà thơ Trần Chấn Uy  băng hí thơ kào hùng quyết liệt ngợi ca, Đại tướng uy vũ  không thể khuất phục được ông, sẵn sàng  nhận mọi hiểm nguy về mình để bảo vệ dân và đồng đội:

Nhận vết chém từ sau lưng
Nơi ấy-những người đồng đội
Và vết chém chẳng bao giờ lành lại
Thế đấy
Máu vẫn th
ường chảy
Ở phía ta không đề phòng .
(Vết chém phía sau lưng)
 Một vị đại tướng của dân, đại tài, đại trí, đại dũng, đại nhân, đại thọ. Ông ra đi để lại bao nỗi tiếc thương cho hàng  triệu người con đất Việt. Nỗi đau mất mát thấm tận tim gan lòng người. Nhà thơ Vĩnh Nguyên bằng tấm lòng kính yêu của người con đồng hương,  của người lính cũ đã  viết những dòng thơ chan chứa yêu thương:

Là bởi tình yêu của người dân dành cho Đại Tướng như dành cho người  cha đẻ của mình
Chỉ một lần và chỉ một lần thôi
Làm sao còn có nữa!
Mặc c
ơn bão Nari đã xuyên đảo Lu - Dông
Vào miền Trung vào bờ biển nơi huyệt mộ của Người đang đào
Từng đoàn người đi tới đó như  thoi dệt
Dân Nghệ-Tĩnh tập kết trên đỉnh đèo Ngang chờ tràn xuống
Dân Quảng Bình nh
ư những du kích năm xưa len lỏi trong cánh rừng   Quảng Đông, Vũng Chùa...
Từng đoàn xe nhiều tỉnh, thành trong cả nước tiếp nối và ùn tắc mấy chặng ngả ba sân bay Đồng Hới, đèo Lý Hòa...
Và:
Mang hàm Đại Tướng một lần sáu mươi lăm năm - Người thao lược tài hoa vô lượng...
Và sáu mươi lăm năm - Người bền chí công đức vô biên...
“Anh Hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
Nguyên Soái Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Thánh Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Vĩ Nhân Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
(Là Nhân Dân - không thể cá nhân ai đủ tư cách sắc phong Tướng Giáp).
Ng
ười thăng hoa huyền thoại
Và khởi từ Người là những câu chuyện kể như cổ tích muôn đời!...
(Ai được bỏ nắm đất cho Đại tướng)
  Gần nghìn bài thơ, gần nghìn nén tâm hương thắp cho linh hồn Đại tướng. Bài nào cũng chân thành làm rung động lòng người. Tên tuổi của Đại tướng sẽ bất tử cùng tên tuổi các bậc tiền nhân khác!

Hà Nội, tháng 10 – 2014
Đ - H


KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

 Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyễn Giáp do vannghecuocsong.com phát động từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 đã nhận được 617 bài thơ, văn, nhạc… và đã in trên vannghecuocsong.com và các báo mạng xã hội được 216 bài.
  Cuộc thi đã được các nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam gửi tác phẩm hưởng ứng cuộc thi ngay từ ngày đầu: Y Phương, Lâm Xuân Vy, Ngô Minh, Vĩnh Nguyên, Triệu Lam Châu, Hoàng Thái Sơn, Phạm Thanh Quang…

Ban Chung khảo quyết định trao tặng:

 

       GIẢI THƯỞNG

Giải đặc biệt :  không có

Giải A:
Lê Xuân Đố (Sài Gòn)
Triệu Lam Châu (Phú Yên)
Trần Chấn Uy (Khánh Hòa)
Đào Tiến (Hà Nội)

Giải B :
Sỹ Lương  (Vũng Tàu)
Thái A (Chuyên gia Châu Phi)
Lê Đức Nghinh (Thái Bình)

Giải C:
Vĩnh Nguyên  (Thừa Thiên – Huế)
Ngô Minh (Thừa Thiên – Huế)
Nguyên Hùng (Nghệ An)
Trần Thanh Hương (Quảng Bình)
Khánh Đông (Cao Bằng)

Biểu dương:
Hoàng Thái Sơn, Y Phương, Lâm Xuân Vy,  Phạm Thanh Quang, Đào Nguyên Lịch. Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thanh Hải, Hồ Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Hưng, Ngọc Lâm, Kim Mai, Nuyễn Minh Diện

                                                                 T/m Ban Chung khảo
                                                                       Nhà thơ
                                                                      Đỗ Hoàng

Trích tác phẩm

 

       LÊ XUÂN ĐỐ (giải A)

màu hòa bình


                 Kính dâng đại tướng Võ Nguên Giáp

Sống.Lich sử đặt tên Võ Nguyên Giáp tướng lĩnh của hòa bình
triệu con tim cùng gọi : Đại tướng của dân
tên của Ngài gần gũi như tre pheo đan rổ rá cối xay hun khói bếp làng quê
là cá lượn cò bay khắp ruộng vườn trên mái nhà vào lòng dân
thăm thẳm Việt Nam

Chết. Lịch sử nói tướng Giáp sống ảnh hưởng lớn
vận mệnh nhân dân chết là tiếng sấm

điềm lành núi sông
dậy lòng dân những dòng người như sông như rạch
sóng hòa sóng mặn mòi tình thâm đưa tiễn
người của giống nòi mình anh linh vị thánh
tổ tiên ngàn năm về đón nhận người con
anh hùng dân tộc
nguyên khí tụ về chấn hưng đất nước


kẻ ranh ma quá khứ tham nhũng hôm nay
còn đó cơ hội của nhân cách
lòng dân khóc nín ngẹn ngào
giọt nào tiếc thương giọt nào sẻ chia kêu cứu
ngoài biên cương coọp vờn cướp nước

giặc nội xâm bán đất mua trời
Tổ quốc bờ cõi chưa yên
Ngài về đây canh trời biển đảo
nước Vũng Chùa trước khi hòa biền cà đại dương
là trong veo tấm lòng đại tướng
yên lòng dân màu của hòa bình
                                 .

                                   HCMC. 10 /2013



Trần Chấn Uy (giải A )




 VẾT CHÉM PHÍA SAU LƯNG

 Kính tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp
 

Nhận vết chém từ sau lưng
Nơi ấy-những người đồng đội
Và vết chém chẳng bao giờ lành lại
Thế đấy
Máu vẫn thường chảy
Ở phía ta không đề phòng .


ĐIỆN BIÊN PHỦ

Kính tặng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Vượt dốc Pha Đin là Tuần Giáo
Ngước mắt đầu chạm trời
Cong vút những chùm hoa lau lạnh lẽo
Núi chìm vào mây, núi bạc đầu

Tôi sinh ra nơi cuối nguồn đầu bãi
Những dòng sông như dải lụa chảy vào thơ
Giờ ngược núi thấy sông như kiếm dựng
Ánh thép xanh chớp trắng giữa rừng chiều

Núi đã chạm trời đường vẫn dốc
Bản Mèo nhà mọc trong mây
Đã thấp thoáng một vài ánh lửa
Gió đầu đông thổi buốt những nương ngô

Dọc triền thung vài ba cô gái Thái
Gùi sương đi về phía cuối đồi
Tóc tẳng cẩu(1) chống trời cao thêm chút
Ánh lửa bập bùng bản Thái thơm nếp xôi

Xổ hết một con đèo rắn lượn
Gặp dòng Nậm rốm chảy dưới chân
Thêm một loạt những đèo con dốc cháu
Trước mặt đã Điện Biên

Nơi tôi đến những người lính năm xưa đã đến
Họ từng kéo pháo qua dốc thẳm những tầng trời
Chiếm thế thượng phong trút lửa xuống đầu giặc
Tướng Giáp đứng nơi nào trên những rặng núi xa kia

Đồi A1, cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát…
Lịch sử dày lên trên mỗi thước đất Điện Biên
Tôi đi giữa mường trời(2) reo gió
Hay tiếng reo khải hoàn những người lính năm xưa

(1)  Tẳng Cẩu: Người phụ nữ dân tộc Thái khi lấy chồng thì búi tóc cao lên gọi là tẳng cẩu.
(2)  Mường then: có nghĩa là mường trời, đọc chệch đi gọi là Mường Thanh.



     Triệu Lam Châu (Giải A)

 CHÙM THƠ THỨ 4:  TAM NGỮ TÀY – VIỆT – NGA - VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Bản thơ tiếng Tày:

THIEO ROÀNG XÍT XUỐN

Lùng Văn hây tha đỏi lắp nẩư njàng
Mẻ đin mần  d’ắp  d’í  đeo  t’ừ  pắn
Rièo xít xuốn Lùng phứt bân mừa tôm chỏ
Bân khảu Pướng roàng cúa slăm gần…    

Xít xuốn mỉn chăn dử tèo d’ắp d’í
Cúa xiên pi đin nhả gừa slì
Xít xuốn mỉn dử chăn pjấu ngậy
Chang t’ởi gần bấu thiên cón nao nơ…

Chang slưởng nẳm oạ chang pjấu ngậy
Gần chăn Dĩ công vi thượng lầng lầng
P’ận mỉn lẻ thieo roàng xít xuốn
Cúa Lùng Văn thuổn thảy nhoòng dân…
Uằn 10/11/2013  



Bản thơ tiếng Việt:

NÉT NGỜI QUÁN TÍNH

Bác Văn nhẹ nhàng nhắm mắt
Trái đất tròn một thoáng bỗng ngừng quay
Theo quán tính Bác vụt bay về đất tổ
Bay vào Vầng sáng của lòng người…

Quán tính ấy chỉ là chốc lát
Của ngàn năm lịch sử nước nhà
Quán tính ấy chỉ là vô thức
Là rất đỗi bất ngờ, không biết trước bao giờ…

Cả trong ý thức và vô thức của mình                                                        
Người luôn luôn “Dĩ công vi thượng” *
Và như vậy nét ngời quán tính
Của Bác Văn đều vì nhân dân…
Ngày 10/11/2013
                                
* Dĩ công vi thượng: Đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên lợi ích cá nhân.


Bản dịch nghĩa của tác giả sang tiếng Nga:

СВЕТ ИНЕРЦИИ
Дядя Ван спокойно закрывал  глаза
Земля вдруг на миг прекратила вращение
По инерции дядя прилетел в землю предков
Полет в ярко-желтый источник человеческого сердца ...

Просто инерция на мгновение
Тысячелетней истории
Инерция была просто без сознания
Как было очень неожиданно, непредвиденное никогда ...

В сознательности и бессознательности
Он всегда ставил интересы родины выше личных интересов
И так яркий свет инерции
Дяди Ван тоже служит народу…
11/10/2013



Bản thơ tiếng Tày:

PAN AN Ý CỦA SLOONG SLẤY PỎN LIẾM ÓN
VIỆT – NGA THANG BƯƠN ẤT PI 3013

- T’uộng chài Xécgây Ivanốp
Dử mỏ tứ Matxcơva chài náo mà thâng Hà Nội wằn ngoà
Slì mà d’ương Việt Nam cứ nẩy
Chài ốm phiể lăng mấư nẳm xa?

- Wằn 4 bươn 10 pi 3013 p’ửa ngoà
Hồi chứ xiên pi đeo wằn Luông tưởng Võ Nguyên Giáp mừa bân
Nghé đao rường dửc tức nọi mì cúa t’ằng tu thẻ
Chang slăm hây oóc nả phài nẳm mấư
Mừa ngảm thàng dỉnh vủ, dỉnh slăm cúa Gần chang gừa slì
Wạ chang slim gần mảc slì cứ nẩy.

Wằn p’jủc hây t’iẻo mừa Lồng Nưa
Xa rièo tấng lỏ t’àng p’ửa toóc
Cúa Gần wạ rồm rồm kỷ lai lạo tức
Bại pi cáu ngoà pây phay slấc Điện Biên…

- Lạo pằng d’ạu Nguyễn Hoà Bình slương điếp
Phài nẳm xa mấư của chài lẻ ăn lăng?

- Khảu wằn 10 bươn ất pi 3013
Tó t’ồng chài, mỉnh chửng  đỏi d’ằng páo nhỏi
Hây rựt chứ mừa tèo toẹn cúa d’ả ủm slì quây
Nhọm khẳm ăn ngàu slưởng…

Lăng bươn pây cháng slì mỉn
Luông tưởng Võ Nguyên Giáp – Lùng Văn
(D’ú Vũng Chùa xảng gằn nặm pế)
Tứ bưởng khửn phứt oóc nả lồm luông Hải Yến bả ma…

Lồm luông mỉn xẻ xán Phi Líp Pin
Đắp thai thuổn slíp xiên gần hiến
Lồm luông àn phao khảu pjoỏng chang Việt Nam
D’ỏ lai nò mảo mẻc…

Bấu chắc nhoòng lăng slì te ái thâng gằn
Rằm rửt lồm tối hưởng
Mừa rièo t’àng bưởng nưa xiên quây
Wạ nọi pây rèng pấu
Thuổn đin rườn mảo t’ảo khăn ni.

D’ả ủm hây pặt phuối:
Nhoòngkhoăn Sliên cha Giáp – Sliên cha Văn
Pặt xẩn lồm luông t’ỷ slẩy khôn
Sle thuổn thảy mọi gần an ỏn.

Nẩy lẻ ăn liếm lỏ slăm sliêng
Dằng mì slắc gần hâư ngậy thắp
Hây d’ỏ mai ái nẳm xa wạ Rườn Gồm Tu thẻ
Wạ phài: T’àng ngảt tứn wạ roàng khay
Của Khoăn Luông tưởng Võ Nguyên Giáp – Lùng Văn
Wạ lỏ cheng cúa Khoăn mỉn
Thàng keéc nản bân xáu nản gần…

- Xo fằng dồm pằng d’ạu Việt Nam
Nẩy lẻ phài slăm sliêng chăn dình mấư
Xo ngầư chài p’ần cỏ…
Wằn 13 bươn ất pi 2013


(1) Luông tưởng Võ Nguyên Giáp pây cháng wằn 13/11/2013 d’ú Vũng Chùa, Quảng Bình.
(2) Lồm luông Hải Yến oóc nả tứ wằn 7/11 thâng 11/11 pi 2013


        Bản thơ tiếng Việt:

CUỘC TRAO ĐỔI GIỮA HAI NHÀ KHOA HỌC TRẺ
VIỆT – NGA VÀO CUỐI  THÁNG 11 NĂM 3013

- Chào anh Xécgây Ivanốp
Hẳn là từ Matxcơva anh vừa đến Hà Nội hôm qua
Chuyến thăm lại Việt Nam kỳ này
Anh ôm ấp đề tài nghiên cứu gì mới mẻ?

- Vào ngày 4 tháng 10 năm 3013 vừa qua
Kỷ niệm một ngàn năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một ngôi sao quân sự hiếm hoi của toàn nhân gian
Trong lòng tôi xuất hiện đề tài mới
Về vai trò chất võ, chất văn của Người trong lịch sử
Và trong lòng dân hôm nay.

Ngày mai tôi lại lên Tây Bắc
Lần theo từng cuộc hành trình
Của Người và rầm rập bao chiến binh
Những năm xưa lên Điện Biên đánh giặc…

- Anh bạn Nguyễn Hoà Bình thân mến
Đề tài nghiên cứu mới của anh là gì?

- Vào ngày 10 tháng 11 năm 3013
Cũng như anh, linh tính thầm mách bảo
Tôi lại chợt nhớ về câu chuyện kể của bà tôi hồi xưa
Thấm đẫm màu huyền thoại…

Sau hơn một tháng trời an táng (1)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bác Văn
(Tại Vũng Chùa bên bờ sóng vỗ)
Bỗng xuất hiện siêu bão Hải Yến điên khùng từ phía đông… (2)

Siêu bão ấy tàn phá Phi Líp Pin
Cướp đi hơn mười ngàn sinh mạng
Dự kiến bão sẽ tràn vào miền Trung Việt Nam
Sẽ vô vàn khủng khiếp…       

                                               
Không hiểu sao khi gần tới đất liền
Bão bất ngờ đổi hướng
Đi lên phía bắc xa xăm
Và giảm dần sức gió
Cả nước nhà một phen hú vía!

Bà tôi bảo:
Nhờ vía Thánh Giáp – Thánh Văn
Đã đẩy lùi bão ác
Để dân được yên lành.    

Đây là một vấn đề tâm linh
Chưa hề có một ai để tâm nghiên cứu
Tôi sẽ đăng ký  nghiên cứu với Viện Hàn lâm Thế giới
Với đề tài: Sự hình thành và phát triển
Của Vía Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bác Văn
Và sự đấu tranh của Vía ấy
Chống Nhân tai và Thiên tai…

- Xin hoan nghênh anh bạn Việt Nam
Đây là một đề tài tâm linh vô cùng mới mẻ
Xin chúc anh thành công…
Ngày 13 tháng 11 năm 2013

 (1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng vào ngày 13/10/2013
tại Vũng Chùa, Quảng Bình.
(2) Bão Hải Yến xảy ra từ ngày 7/11 đến 11/ 11 năm 2013


Bản dịch nghĩa của tác giả sang tiếng Nga:

РАЗГОВОР МЕЖДУ ДВУМЯ МОЛОДЫХ УЧЁНЫХ
ВЬЕТНАМ – РОССИЯ В КОНЦЕ НОЯБРЯ 3013 ГОДА

- Здравствуйте Сергей Иванов
Наверно только вчера вы приехали из Москвы в Ханой
Визит во Вьетнам в этот период
Вы обнимаете что-то новое  исследования?
                                                                                          
- 4 Октября  3013
Ровно одна тысяча лет со дня смерти генерала Во Нгуен Зяп
Редкая военная звезда всего человеческого мира
В моем сердце появлялись новые темы
О роли боевых искусств и гумпнность его в истории
И в популярной сегодня.

Завтра я вернулся к Северо-Западе
Следую по старой дороге
По которой Он и его товарищи поехали
Чтобы бороться с врагами в Дьен Бьене.

- Дорогой Нгуен Хоа Бин
У вас какая новая тема исследования?

- 10 ноября  3013
Как и вы, ваш предчувствие  говорило шепотом
Я вспыхнул на историях бабушкиных в прошлом
Легенды насыщенный цвет ...

После более месяца похоронен (1)
Генеральный Во Нгуен Зяп - Дядя Ван
(В заливе Вунчёр  около  берегов прибоя)
Вдруг появился Йен сумасшедший ураган с востока ... (2)        

Ураган разрушил страну Филиппин
Убивал более десяти тысяч жителей
Ожидается, что шторм прольется в центральном Вьетнаме
Будут бесчисленные ужасы ...

Так или иначе, когда рядом с земли
Ураган внезапно изменил  направление
И пошёл в дальний север
И уменьшал силу ветров
Какой ужас и какое везение!



Моя бабушка мне говорит:
Дух Святого Зяп - Святого Ван
Отразил зло урагана
И людям мирная жизнь.
                                                                                            
Это духовная проблема
Которую ещё никто не изучает
Я буду подписаться на изучение  в Всемирной академии
С этой темой: Формирование и развитие
Духа генерала Во Нгуен Зяп - Дядя Ван
И борьба такого духа со злобными людьми и злобной природой.

- Пожалуйста, приветствую товарища Вьетнам
Это глубокая духовная и очень новая тема
Желаю вам успехов ...
13 ноября 2013


(1) Генерал Во Нгуен Зяп был похоронен на 10.13.2013
во Вунчёре, Куанг Бинь.
(2) Ураган иена произошло на 7/11 до 11/11/ 2013



Bản thơ tiếng Tày:

CÁP CHÂƯ CÚA SLAM SLÌ

Chang cầy p’jọm an cúa Gừa Tha Wằn
Tang nả cúa mọi Slì mà thuổn thảy…

Tản Slì Ngoà phjôm khao t’ồng mươi
Chăn lai sliêng liềng, bjoóc tha roàng sliểm
Quỷ quỳu Pướng rủng rường…
Pao thuổn bân lai liếm phung phing…(1)

Chăn slặt lẩc gồm lẻ Tản P’jủc Lừ
Lầng phông nậu nhúm khua rưởng hiến
Tha mủng quây pjoót pác tiẹo mường bân
Lít mà lít pây t’ồng mjửt mjàng thỏi đét…(2)

Sliên cha Văn lẻ tang nả cúa Slì Cứ Nẩy
D’ưởng roàng đeo châư dỉnh cúa Việt Nam
Gần náo t’ọn khảu Mường Bân slung quýt
Châư gò nhằng khoen hỏi nả đin mần…

Pan p’jọm an pặt oóc khoắc roàng bươn ất pi 2013
Trao hẩư Sliên cha Văn cúa Slì Cứ Nẩy
Xẩn thân lăng lồm luông Hải Yến
Kẻ rẳt lông hẩư gần xăng Nguyễn Thanh Chấn d’ú Bắc Giang! (3)

Tản P’jủc Lừ xáu Tản P’ửa Ngoà
Lầng gụm gàng wạ slứn khảu Sliên cha Văn
Nhoòng Gần lẻ Luông tưởng Võ Nguyên Giáp
Cáp châư cúa slam Slì…
Wằn 15/11/2013

(1) Bại slấy pỏn liếm pặt khay rọ đảy chang tu thẻ muối mảc, mì hoỏng bân lai liếm.
(2) Mạ tẻ cúa thỏi đét xoòng hà slam pác xiên cái thin chang nạch đeo (300.000km/s).
(3) Thua bươn ất pi 2013 d’ai Nguyễn Thanh Chấn d’ú Bắc Giang pặt đảy pjá táng thư, lăng slíp pi mẻn xăng lông nhoòng mác xá khả gần.



GIAO HOÀ CỦA BA THỜI

Tại cuộc họp giao ban của Hệ Mặt trời
Đại diện của các Thời đều có mặt…

Ngài Quá Khứ tóc trắng như mây
Vô cùng linh thiêng, anh minh ánh mắt
Lồng lộng một Vầng ngời…
Bao trùm cả không gian đa chiều lấp lánh…(1)        

Vẻ cực kỳ thông minh là Ngài Tương Lai
Luôn nở trên môi một nụ cười
Mắt nhìn thấu hàng trăm triệu cõi
Thoắt đến thoắt đi như ánh sáng ảo huyền… (2)    

Thánh Văn là đại diện của Thời Hiện Tại
Một vẻ sáng nhân văn của Việt Nam
Người mới nhập Mường Trời cao thẳm
Lòng còn bao vương vấn với trần gian…

Và cuộc họp đã ra nghị quyết tháng 11 năm 2013
Giao cho Thánh Văn của Thời Hiện Tại
Đẩy lùi ngay siêu bão Hải Yến
Minh oan cho tù nhân Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang! (3)

Ngài Tương Lai và Ngài Quá khứ
Luôn phù hộ độ trì và tin vào Thánh Văn
Bởi vì Người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Giao Hoà của ba Thời…
Ngày 15/11/2013

 (1) Các nhà khoa học đã chứng minh được trong thế giới vật chất, tồn tại không gian đa chiều.
(2)Tốc độ ánh sáng khoảng ba trăm ngàn cây số trong một giây (300. 000 km/s).
(3) Đầu tháng 11 năm 2013 anh Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang đã được trả lại tự do, sau mười năm bị tù oan về tội giết người.




Bản dịch nghĩa của tác giả sang tiếng Nga:

ГАРМОНИЯ ТРЁХ ЭПОХИ

На  ежемесячном собрании Солнечной системы
Присутствовали представители всех эпох…


У господина  Прошлое волосы белые, как облака
Чрезвычайно святые, мудрые глаза
Очень огромное сияние
Покрывало многомерное пространство ... (1)


Очень умный господин Будущее
Всегда улыбка на его губах
Глаза видели сквозь сотни миллионов миров
Быстро прилетел и улетел, как таинственный свет… (2)

Святой Ван является представителем Настоящего
Яркий гуманист  Вьетнама                                                                     
Новый житель Небесной  высокой Страны
И его сердце ещё много вспоминало о земле.

И эта встреча опубликовала постановление в ноябре 2013
Святой Ван Настоящего должен
Сразу отразить ураган Йен
Освободить невиновного заключенного Нгуен Тхань Чан! (3)

Господин Прошлое и господин Будущее
Всегда поддерживают надлежащую защиту и верят в его
Потому что он является генеральным Во Нгуен Зяп
Гармония трёх эпохи ...
 11/15/2013

(1) Ученые доказали, в физическом мире, существует многомерное пространство.
(2) Скорость света составляет около трехсот тысяч километров в секунду (300. 000 км / сек).
(3) В начале ноября 2013 года в Бак Жанг,  Нгуен Тхань Чан был выпущен на свободу, после десяти лет несправедливого тюремного заключения за убийство.



 


       Đào Tiến (Giải A)

ĐẠI TƯỚNG CỦA DÂN


Kính vếng hương hồn  Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lịch sử Việt Nam mãi mãi nghi công
Đại tướng của dân, đại tướng thiên tài
cùng dân tộc giành lại non sông
muôn chiến công anh hùng sáng mãi
từ rừng xanh đến biển khơi xa
ngàn câu ca ngợi ca anh cả*
tài đức vẹn toàn, văn võ lừng danh
không sợ hy sinh đêm ngày vất vả
lo cơm ăn, áo mặc toàn quân
mỗi trận đánh thao thức trắng đêm
trăm trận chiến là trăm trận thắng

thương chiến sĩ ai còn, ai mất
lo cho dân vất vả nhọc nhằn
chia sẻ vui buồn trong khúc khải hoàn
Đại tướng của dân đã hóa vào lịch sử
một đời người vì nước, vì dân
cho non sông chuyển mình lớn mạnh
sáng muôn đời đất nước Việt Nam.

Đ – T
(*) Bài thơ đưực tác giả phổ nhạc


      

           Sỹ Lương
 (giải B)  

             TIẾNG  ĐÀN  VỌNG  MÃI

Hà nội đầu Đông chuyển mùa se lạnh
Nắng mưa buồn ngơ ngác  giữa trời xanh
Đường  Hoàng Diệu  ai về chân bước  vội
Chiếc lá cuối thu ,  trăn trở  lìa  cành

 Có phải Người về đó  Người ơi
Hay chỉ tiếng đàn xưa vọng lại
Tiếng đàn Tướng quân , thức dậy lòng nhân ái
 Nốt nhạc nhạc buồn  vui  Người  gửi   lại đời

Hà Nôi từng đêm   vọng  tiếng  đàn Người

Lướt  nhẹ cung  trầm ,  ngẫm  đời   xuôi ngược
Khoảng lặng , trắng đen ,   nỗi buồn ai biết   ?
 Hiền lành  như   nốt nhạc buông lơi  .

Có  cả  tâm tư  gửi gắm của  Người
Khắc khoải bao đêm   đổi thay chiến dịch   *
Thương đồng đội âm trầm hùng  gia diết
Khúc thuỷ chung trong trẻo xanh tươi

Triệu triệu trái tim nức nở , nghẹn lời
  Cùng  Lệ Thuỷ  tiễn  Người vào  sử sách
Rạng rỡ non sông, ngàn thu hiển hách
Mưa nguồn  rồi   phải  có   nắng xa khơi

 Cuộc đời Người  như  bản nhạc  ngân vang
 Xây  mà chi lâu đài ảo vọng   ?
Soi tấm gương Đức , Tài , lẽ sống  .
Hổ thẹn  biết mình chìm nổi giữa nhân gian
                      Tháng  10 -  2013
                       Ng - S - L



Thai A (*) (giải B)

LÒNG CHÚNG CON VỚI ĐẠI TƯỚNG

Hôm nay Đại tướng đã đi xa
Cả nước Việt Nam thương tiếc cha già
Tấm lòng chúng con nơi xa xứ
Thật đau buồn như đã mất người cha

Cho  con được nghiêng mình
Kính cẩn vĩnh biệt Người với niềm thương vô hạn
Chúng con không thể về dâng hương ,hoa trái
Mong Người hãy bình yên nằm nghỉ giữa thiên hằng

Người là niềm tin cho tất cả muôn dân
Người cống hiến trọn đời cho Tổ Quốc
Người ra đi muôn lòng dân thương tiếc
Người mãi muôn đời toả sáng tựa vầng dương

Kính cẩn gửi đến Người
Chúng con những người xa Tổ Quốc

Th - A
(*) Tác giả là Bác sỹ hiện đang công tác tại Luanda Châu Phi





   Lê Đức Nghinh (Giải B)

Nước mắt mùa thu
                           Kính viếng đại tướngVõ Nguyên Giáp

Hà nội cuối mùa se lạnh
Thu như xao xuyến bên cành
Đường Hoàng Diệu dòng người vô tận
Heo may  buồn ngơ ngác phía trời xanh.

Cây trước cửa úa vàng thương nhớ .
Người đi vào bất tử giữa trần gian
Giọt,giọt  thu tràn mặt đất
Một ngày thức tỉnh lòng dân.
.                                         
Hoàng hôn đi vàng rười rượi
Thu rơi,thổn thức cung đàn
Khóc tiễn người vào bất tử
Giọt đầy đong cạn nhân gian..!
                     Tháng 10 năm 2013
                                 L - Đ -  Ngh



 Thánh nhân
(Nén tâm hương kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp)


Tướng quân giữa lòng dân chói lọi
Bậc vĩ nhân vời vợi sao Khuê
Rừng người, hoa tiễn Bác đi
Mà như đang đón bác về nơi nơi
Dân tộc mãi mong người trường thọ
Hơn trăm năm chưa đủ cao niên...
Sinh thời như bậc thánh hiền
Bác đi cả nước trắng đêm lệ nhòa
Để lại mãi dấu xưa nồng ấm
Với quân, dân thấm đẫm thủy chung
Cồn cào sóng dậy bể đông
Bác đi trấn biển yên lòng dân đây!
Ngao du giữa trời mây thanh bạch
Dân tin, yêu- chân thật, trước sau
Nhớ người nghĩa nặng ơn sâu
Bóng chiều lả tả nỗi đau muôn nhà
Hôm nay bác mới qua bồng lạc
Đường vân du giá hạc tiêu giao
Biển xanh, sóng trắng nghẹn ngào
Mưa nhòe lệ đón bác vào cõi thiêng!
Dòngđờii nườm nượp ngày đêm
Tiễn đưa bác giữa niềm riêng cõi người.
.
                                  Hà Nội tháng 10/2013
                              L – Đ - Ng


     

        Vĩnh Nguyên: (giải C)


GIỮA BIỂN NGƯỜI,
AI ĐƯỢC BỎ NẮM ĐẤT CHO ĐẠI TƯỚNG?

Là bởi tình yêu của người dân dành cho Đại Tướng như dành cho người      cha đẻ của mình
Chỉ một lần và chỉ một lần thôi
Làm sao còn có nữa!
Mặc cơn bão Nari đã xuyên đảo Lu - Dông
Vào miền Trung vào bờ biển nơi huyệt mộ của Người đang đào
Từng đoàn người đi tới đó như  thoi dệt
Dân Nghệ-Tĩnh tập kết trên đỉnh đèo Ngang chờ tràn xuống
Dân Quảng Bình như những du kích năm xưa len lỏi trong cánh rừng   Quảng Đông, Vũng Chùa...
Từng đoàn xe nhiều tỉnh, thành trong cả nước tiếp nối và ùn tắc mấy chặng ngả ba sân bay Đồng Hới, đèo Lý Hòa...
Họ loan tin cho nhau: 16 giờ hạ huyệt!
Từng đoàn xe, đoàn người còn ùn tắc mười lăm cây số nữa mới tới ngả ba Quảng Đông... còn rẽ nữa...
(Có thể Quảng Đông - Lệ Thủy là đại lộ Võ Nguyên Giáp nay mai?)

Tôi là kẻ đi xe bị kẹt ở bờ Bắc sông Gianh
Với tâm nguyện đến bỏ nắm đất cho Người bỗng trào nước mắt... không còn kịp nữa rồi!
Tôi nhìn đồng hồ, nhiều người khác nhìn đồng hồ vội rời xe chạy vào ngôi nhà bên đường coi ti vi:
Huyệt mộ Người - cả biển người vây kín
Nhiều người khóc vừa lau nước mắt
Người không lau giọt vắn giọt dài
Ai đến được đây đã là hạnh phúc
Ai được bỏ nắm đất cho Người sung sướng biết bao nhiêu!
Làm sao thống kê những người diễm phúc?
Và có thể nào thống kê triệu triệu con tim đang sống ở xa trong nước , ngoài nước kính cẩn ngiêng mình hướng về linh cữu Người đặt ở Vũng Chùa nhìn ra đảo Yến?
Những quý ông quý bà năm châu bốn biển tôn kính Người và hiểu phong tục bỏ đất của dân tộc Việt Nam?

Mang hàm Đại Tướng một lần sáu mươi lăm năm - Người thao lược tài hoa vô lượng...
Và sáu mươi lăm năm - Người bền chí công đức vô biên...
“Anh Hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Nguyên Soái Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Thánh Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
“Vĩ Nhân Võ Nguyên Giáp” hôm nay, Nhân Dân phong
(Là Nhân Dân - không thể cá nhân ai đủ tư cách sắc phong Tướng Giáp).
Người thăng hoa huyền thoại
Và khởi từ Người là những câu chuyện kể như cổ tích muôn đời!...

                                                    Huế, đêm trắng 13 và 14/10/2013





                 Ngô Mnih (giải C)

MỞ MẮT RA MÀ NHÌN 
                               HỠI LŨ TỴ HIỀM  


Mở mắt ra mà nhìn hỡi lũ tị hiềm
Những ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên TRỜI
Thánh giữa LÒNG DÂN

Hãy nhìn những dòng người trẻ già trai gái Hà Nội, Mường Phăng,
Nước mắt mặn như lịch sử nối nhau về 30-Hoàng Diệu
Dòng người từ Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Trường Sơn,
Nước mắt mặn như lịch sử dắt nhau về bờ Kiến Giang An Xá
Nấc nở khóc vị tướng của lòng mình
Khóc một MẶT TRỜI vừa tắt !

Hãy mở mắt to ra mà nhìn lũ kẻ tỵ hiềm
Các vị còn sống đấy chứ? Nếu chết rồi thì con cháu hãy ghi
Một thời tim khô mắt tròn mắt dẹt
Dở thói côn đồ vu vạ anh hùng
Bôi đen lịch sử, đổi tráo tuổi tên…
Toan đánh hạ tướng uy danh lừng lẫy


Võ Nguyên Giáp tượng đài bất tử
Các vị là sâu nhầy nhụa dưới chân
Các vị làm bóng tối
Cho Tướng Giáp sáng lòa !

Hãy mở to mắt ra mà nhìn hỡi lũ tỵ hiềm
Thánh Giáp không nói gì đâu
 Người vào cõi vô biên lặng lẽ
                            Để lại cho nhân dân thương nhớ muôn vàn


103 năm nằm gai nếm mật
về Hoành Sơn nằm gác biển Đông


Huế  10 -10 -2013
             

                                           TƯỚNG GIÁP

Tướng Giáp
“một trong 10 vị tướng thiên tài mọi thời đại
“tư lệnh của tư lệnh
“chính uỷ của chính uỷ
 “bậc hiền nhân
“đánh bại hai đế quốc to
“đánh gục chục tướng Pháp, Mỹ…
bao nhiêu mỹ từ sang trọng nhất
cũng không xứng với ông
bọn ghen tức mưu toan bôi nhọ
càng làm cho ông như mặt trăng mặt trời
muôn đời sáng rỡ

Tướng Giáp
hiền từ người cha, người ông
từng khóc cha khóc vợ bị giặc giết
từng lau nước mắt khi thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà
từng thắc thỏm mùa lụt làng Văn Xá…

Tướng Giáp
đọc sách
chơi piano
ngồi thiền
một ông tiên
lại chăm chú nghe người lính quèn thượng sĩ
là nhà thơ Ngô Minh
                     đọc thơ
và cùng chụp ảnh

Tướng Giáp
xa quê trăm năm
không đổi giọng !

                                                    Huế, 1-2013


                           

CHỤP ẢNH VỚI ĐẠI TƯỚNG 
                   VÕ NGUYÊN GIÁP
                                    
                                                Ai người làm thơ ai người giúp nước
                                                                   H.P.N.T


“ Các nhà văn có phải quê Quảng Bình
“ giọng mô tê lẫn vào đâu được
“ mình nhớ quê, mấy chục năm dằng dặc
“ nào anh em chụp kiểu ảnh chung...

Tổng Tư lệnh tươi cười chúng tôi vây quanh
Thành bức ảnh nơi phòng văn ngày tháng
Ôi, người Anh hùng trải phong ba chiến trận
Vẫn dáng quê hương sông nước yên bình

Bức ảnh phóng to khung kính trên tường
Vị tướng tài ba bên những nhà thơ chiến sĩ
Là tài sản xin ngàn đời gửi lại
 Cho cháu con tình đất quê nhà

Bức ảnh gọi câu thơ nhân nghĩa
Gọi yêu thương và chân lý giữa đời
Mỗi lần ngước lên ngắm nhìn Đại tướng
Lại nghe lòng xao động: Việt Nam ơi !


                                           Hội trường Ba Đình
Đại hội Nhà văn VN lần thứ V,1995




       Nguyên Hùng ( Giải C)

        

 Trần Thanh Hương (Giải C)

 



       Khánh Đông (Giải C)