Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Góp ý xây dựng Hiến pháp Việt Nam 1992


Góp ý xây dựng Hiến pháp Việt Nam (phần 3)

Thứ năm - 04/04/2013 10:17
               
                                             Bác Hồ

GÓP Ý XÂY DỰNG HIẾN PHÁP VIỆT NAM (phần 3)

HIẾN PHÁP VIỆT NAM: DÂN CHỦ GIẬT LÙI!
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÊN TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 1946
 

 Đỗ Hoàng

Cuộc sinh hoạt dân chủ rộng khắp cả nước chưa từng thấy từ khi đổi mới đến nay là Nhà nước phát động phong trưng cầu dân ý lấy ý kiến đống góp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Từ các ngành trọng yếu của Nhà nước, bộ máy công quyền, các nghiệp đoàn, hội hè đến các giáo phải, dân chúng bình dân đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, bổ ích nhằm sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có lợi cho dân, cho nước.
 Đến nay đã có trên dưới 30 000 000 ý kiến tập hợp được.
Để hiểu thêm tinh thần dân chủ tiến bộ trong Hiến pháp năm 1946, nhất là về mặt tự do ngôn luận – tự do báo chí chúng tôi xin trích bài viết của Bác Hồ thời ở Pháp về báo chí Đông Dương để bạn đọc hiểu thêm.
  Hiến pháp năm 1946 là một hiến pháp dân chủ tiến bộ hơn cả hiến pháp Liên Xô (cũ) thời ấy cho đến bây giờ.
 Tính dân chủ thể hiện trong các điều luật của Hiến pháp năm 1946 như sau:
-         Tự do báo chí
-         Tự do hội họp, lập nghiệp đoàn
-         Tự do ngôn luận
-         Tự do đảng phái
-         Tự do cư trú, đi lại…
-         Công dân đủ 18 tuổi có đức, tài có quyền ứng cử tham gia chính quyền.
-         Quân đội, công an phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Trong nước có nhiều đảng phái, quân đội, công an không nên tham gia đảng phái.

 Để có được một hiến pháp dân chủ tiến bộ như hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng, chí sỹ, nhân sỹ, nhân dân Việt Nam và các chiến sỹ quốc tế đổ bao nhiêu máu đào để xây dựng nên. Xin gới thiệu bài viết của Hồ Chí Minh về tự do ngôn luân, tự do báo chí.
                       
                                  Nhà thơ Đỗ Hoàng

NGUYỄN ÁI QUỐC

CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ

…Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ chúng tôi. Lý do như thế này. Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo nào bằng tiếng Việt Nam nào được xuất bản nếu không được viên toàn quyền cho phép với điều kiện là bản thảo đưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt trước đã, và giấy phép họ thu hồi lúc nào cũng được. Tinh thần bản sắc lệnh về báo chí là như thế đấy. (Chúng tôi bị cai trị bằng sắc lệnh do viên toàn quyền ban bố chứ không phải bằng những đạo luật đã được thảo luận và biểu quyết ở nghị viện). Trên thực tế còn tệ hơn nữa. Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy…
Hồ Chí Minh toàn tập
Tập hai. NXB Sự Thật, Hà Nội năm 1981

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét