Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Bảo Ninh gửi Đỗ Hoàng

Bảo Ninh gửi Đỗ Hoàng

Thứ hai - 29/04/2013 10:11



                       

           Nhà văn Bảo Ninh với tiểu thuyết lừng danh "Nỗi buồn chiến tranh"

BẢO NINH GỬI ĐỖ HOÀNG KHI ĐỌC MẤY BÀI THƠ TRÍCH  "TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH"

                       

                                                

 Nhà thơ Đỗ Hoàng với tập thơ "Tâm sự người lính"


         

         

Hà Nôi, ngày 27 - 4 - 2013
 
Đọc tập thơ Tâm sự người lính trích trên mạng
  

Tôi chỉ rút được 5 bài :
 
  Chết oan, Hành quân qua thành Đồng Hới,  Cái chết người đẹp, Ngừng bắn về thăm quê
 
  Tôi không xài giỏi vi tính, không biết là thế nào,
 
  nhưng 5 bài đó, thật hay... và mới, có đâu như người ta nói. Tôi đặc biệt thích Ngừng bắn về thăm quê
 
 Tôi cũng không ngờ đấy.

  Thú thực năm 73, tôi đâu mà nghĩ nổi vậy.  Hoặc có nghĩ mà không rõ rệt thế.
 
   Ông còn giữ được cuốn nào in hồi 96 mà bị cấm ấy không ?
 
      Thôi, nhất định phải gặp nhau nhé. Tôi rất ít biết về thơ... Vì cũng qua mệt với các thứ từng đọc
 
     Bài Ngừng bắn về thăm quê không chỉ lạ lùng vì được viết từ 73, mà vì nó hay
 
       Mừng ông, tuy hơi muôn
 
      Thôi, chủ nhật nhé!

           Bảo Ninh


     
TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TẬP THƠ BỊ CẤM CỦA ĐỖ HOÀNG (trích phần 3)

Tôi viết tập thơ Tâm Sự người lính cách đây đã hơn 40 năm, và Nhà xuất bản Văn học in và bị cấm cách đây cũng đã gần 20 năm (1996).
 Tập thơ là tiếng nói của người lính và nhân loại lên án chiến tranh của loài người luôn luôn xảy ra mà không có cách gì ngăn cản được. Suốt 40 năm nay, sau cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh lại xảy ra khắp mọi nơi trên trái đất: Vùng Vịnh, Apganstan, Chernia, Nam Tư nay lại sắp sửa xáy ra ở Nam Bắc Triều Tiên. Đau buồn không thể nói. Xin post lên một số bài trong tập đó!
 
ĐỖ HOÀNG
 

alt

           CHẾT OAN
 
 
                        I
 
Tỉnh ra mới biết khi mai sớm,
Dòng suối trong xanh cháy bỗng dừng.
Khi thấy dao mình mài sáng quá.
Dẫn đầu một tốp lính rất đông!
 
                  12 - 1973
 
     
                     II
 
Lính ở bên kia mấy tiểu đoàn?
Vô nhiều đứng chật cả đường quan.
Ngày mai không biết nơi nào đánh?
Nhất định có người phải chết oan!
 
             12 - 1973
 
         alt

 
 BÀNG HOÀNG
 
Ngày kia chắc đến tiểu đoàn.
Nghĩ mà đến nỗi bàng hoàng cả đêm!
Sáng ra giữa máu nhìn lên.
Mịt mù sương khói ở trên quê nhà!
 
                      11 – 12 – 1973
 
 
 
HÀNH QUÂN QUA THÀNH ĐỒNG HỚI
 
Dừng lại vội vàng giây lát thôi,
Thành quách ngày xưa đổ nát rồi.
Sao cảnh trăm đời như vẫn một.
Đầu hèn lính mọi lại sắp rơi!
 
                         10 – 1973
 
    alt

 
        CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP
 
 
Em chết rồi.
Người đẹp!
Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?
Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.
Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.
 
Không gian đen,
Không gian trắng
Không nói ra lời
Nỗi đau trái đất màu mây xám.
Thế là vô tình 
Sự sống
Bắt tay cái chết chia lìa!

 alt

          
Quân phục em mang
Máu thâm sì.
Nghìn năm sau em chẳng về được nữa.
Dù vật chất biến hoá bảo toàn,
Dù sự sống chỉ là điều phi lý.
Không gian,
Thời gian 
Mệt mỏi trường tồn!
 
Anh đi trên trái đất cô đơn.
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm 
                     Một hành tinh vứt bỏ.
Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.
 
     alt


Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.
Khóc em để loài người nguyền rủa!
Trong vô biên
                       Mạng em thua hạt cỏ.
 
Khóc em 
            Anh phản lại Trường Tồn!
 
     Chiến trường Quảng Trị tháng  1 – 1974
 
NGƯNG BẮN VỀ THĂM QUÊ
 
 
Vừa mới đến đầu thôn,
Đã thấy làng lạnh vắng.
Mùa này giêng hai đến,
Người chạy ăn khắp nơi.
 
Làng quê đồng trắng trời,
Tre yếu gầy buổi đói.
Mái nhà tranh không chói (1)
Dửng dưng trời cao xanh!
 
Khắp nơi người chạy ăn,
Như kiến ong vỡ mật.
Đói không còn biết chết.
Xuống biển lại lên rừng.
 
Mẹ già đang tha phương.
Quên đường bom đạn nổ.
Chưa trọn đời đói khổ.
Nợ nần chất cháu con!
 
Ruộng ở nhà bỏ hoang,
Lúa tiêu điều xơ xác.
Kiểu làm ăn hợp tác,
Đói nghèo đến tuỷ xương!
 
Trai tráng bỏ quê hương,
Sung vào nơi lính tráng,
Coi thường thân mạng sống.
Cố lách qua đói nghèo!
 
Khuôn mặt đất nhăn nheo,
Quê nhà tan xác lá.
Bao giờ không đói khổ?
Lúa đầy rương giêng hai!
 
                30 -11 - 1973
--------
(1) Lợp thêm, tiếng miền Trung
 

 

1 nhận xét:

  1. Không rõ là Tập thơ này bị cấm 20 năm, có nghĩa là đến tháng 10/2016 trở đi sẽ không bị cấm nữa ? Hay bây giờ đã được bán ở hiệu sách, xin Đỗ Hoàng trả lời cho Đệ rõ !

    Trả lờiXóa