Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Trò chơi huỷ diệt cảm xúc - một thành công của Y Ban...

Trò chơi huỷ diệt cám xúc - Một tác phẩm viết về thân phận phụ nữ



                        
                                                  Nhà văn Y Ban

TRÒ CHƠI HUỶ DIỆT CẢM XÚC - PHẢN ÁNH THÂN PHẬN PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI MỘT CÁCH XUẤT SẮC
 
Đỗ Hoàng
 
Nhà văn Y Ban nổi tiếng trên văn đàn với tác phẩm Bức thư gửi mẹ Âu CơI am đàn bà trước đây trên dười hai thập kỷ. Lần này chị cho ra mắt cuồn sách mới viết về thân phận người phụ nữ Việt Nam đương đại.- Trò chơi huỷ diệt cảm xúc. Đây là, cuốn tiểu thuyết thứ ba và cuốn sách thứ 15 của tác giả. Y Ban là nhà văn nữ hàng đầu viết về vấn đề nóng hổi thời đại - thân phận bầm dập của phụ nữ Việt Nam hôm nay.
Thể chế nào, thời đại nào người phụ nữ có mặt trên cõi đời này đều khốn khổ. Ngay cả con gái vua chúa cũng khổ. Tiền nhân đã viết: Nhân sinh nữ tử thị tối khổ (Ở trên đời con gái là tột cùng khổ - Đời con gái khổ tận cùng/ Bùn đen bầm dập, cái cùn (1) xác xơ ) - quần. Họ khổ đến mức như nhiều người đã viết là họ không biết khổ nữa, họ cũng không biết sướng là gì. Cho họ sướng họ cũng không sướng được! Có nhiều quốc gia bạo tàn, đàn bà con gái là hàng hoá, là đồ chơi của đàn ông!
Đất nước Việt Nam bốn nghìn năm máu lửa, bốn nghìn năm chiến tranh xương khô cốt tàn thì người phụ nữ Việt Nam khốn khổ vào loại đứng nhất thế giới:
Xương trắng phơi lối ra tiền tuyến
Mổ gái tơ diều liệng, chồn giay
Lớp này rồi lớp khác thay
Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường!
(Lính gái - Tâm sự người lính - Đỗ Hoàng - 1973)
Chị em hợp tác, hợp te
Không có mảnh vải mà che cái lồn!
(Ca dao mới)
Họ cơ cực khốn cùng trong chiến tranh, họ xác xơ trong lao động, họ quằn quại rên xiết trong hoạt động sinh tồn nòi giống:
Đang khi đỏ lửa cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
(Ca dao)
Cái tòm tem - Cái truyền giống, cái cực khoái con vật nó còn tận hưởng được nhưng người phụ nữ đương đại trong Trò chơi huỷ diệt cảm xúc là một cực hình là án oan nghi vấn mà anh chồng treo lên trên cổ vợ. Khi làm tình ả lên cơn sướng, muốn thể hiện lòng yêu chồng, ả kêu lên: anh ơi, thì ông chồng nghi ngờ ngay. Vì sao không gọi giời ơi như thường ngày mà gọi anh ơi? Chắc là con vợ ngoại tình với thằng nào mới kêu tên anh ơi như vậy! Ông chồng luôn ngoại tình nên ông mới biết khi đạt cực khoái hay kêu tên tình nhân để lên nhanh điểm đỉnh nên mới nghi oan cho vợ.
Cái khác người nữa là khi ngủ với chồng, ả không gọi tên chồng mà ả gọi giời ơi. Ôi giời ơi. Ơ ơ ơ ơi.... nhiều lúc cùng với tiếng rên rỉ. Chồng ả rất khoái cái việc ả rên rỉ gọi Giời. Thì cũng đúng thôi. Khi con người ta cầu xin điều gì thì hay lạy trời. Hôm áy đang trên một đỉnh ả rên rỉ giời ơi, chồng ả cho lên tiếp đỉnh thứ hai. Vuốt ve tấm lưng chồng, ả bám chặt vào vai, bỗng lên cơn thương chồng ả gọi anh ơi. Chồng ả đang hăng hái bỗng nhiên chùng xuống, kết thúc. Sau cơn thở dồn dập chồng hỏi:
- Nhớ đến thằng nào mà gọi anh ơi như vậy?
- Nhớ cái thằng đang nằm trên ấy. Bao nhiêu năm rồi không được gọi tiếng anh ơi cho ngọt.
- Mày có vấn đề rồi đấy. Anh nào?
(Trang 18 - 2 dưới lên; trang 19 - 1 trên xuống - Trò chơi huỷ diệt cảm xúc)
Trơ trẽn, tẽn tò, xấu hổ không khác gì người đàn bà trung tuổi trong Trăm năm cô đơn của Maz quezt muốn được ra đồng hoang làm tình để hét to lên một tiếng như bò rống cho đã cơn cực khoái lúc lên đỉnh.
Khi đô thị về làng, đất chuyển đổi làm dự án, gia đình có tí tiền thì thằng chồng sinh hư, rượu chè, cờ bạc. Người vợ trong lúc bột phát giết người phải vào vòng lao lý. Tiền của lại đội nón ra đi. Người phụ nữ khổ lai hoàn khổ!
Mây - Trang 52)
Tao giết chồng mày rồi. Mày mang hai đứa con này về nhà mẹ tao nhờ ông bà nuôi hộ. Tao đi tù đây.
(Trang 60 - 4 - dưới lên - Sách đã dẫn)
Những cô gài trẻ hơn thân phận cũng chẳng sáng sủa gì so với những người phụ nữ lớn tuổi. Khi mại dâm trá hình về làng thì họ là loài bò lạc được cả ông Tây, ông Tàu mê mẫn. Rồi thì tâm hồn tan nát, thân thể bầm dập, căn bệnh thế kỷ HIV, si da chẳng tha họ bao giờ. Nòi giống Việt đi về đâu?
- Làng em có nhiều người bạn làm như em không?
- Cũng nhiều đấy chị ạ.
- Em được trả nhiều tiền không?
- Một lần như thế được một trăm nghìn đồng.
(Nước - trang 77 - 4 - trên về - Sách đã dẫn)
Thân phận phụ nữ trong Trò chơi huỷ diệt cảm xúc còn quằn quại vì cái đám đông nữa.
Cái đám đông số không ấy, đám chúng khẩu đồng từ (cả đám đồng hô lên một tiếng là chết hết) cái đám đông vô sản lưu manh vô cùng nguy hiểm mà các thế lực bạo tàn thường sử dụng nó như một diệu sách.
Đám đông giải tán. Kỳ lạ, những đám đông này rất ít đàn bà. Những người đàn bà đang còn mãi làm việc.
(Đám đông - Trang 65 - 2 - dưới lên- Sách đã dẫn)
Và người đầu tiên chết dưới cái lưỡi dao oan nghiệt của đám đông vô sản lưu manh lại chính là người phụ nữ.
Người phụ nữ công chức trong Trò chơ huỷ diệt cảm xúc còn chịu một khổ hình nữa là bị áp lực công việc, bị đàn áp của cấp trên, bị trù úm bị vụ cáo một cách trắng trợn nếu không được lòng thủ trưởng, không đáp ứng yêu cầu vật chất hoặc yêu cầu tình dục của thủ trưởng.
Trong thể chế đảng chủ của ta, từ hiệu phó mầm non trở lên cũng phải đảng viên thì phụ nữ, con gái tơ, người đẹp là những nạn nhân vô cũng tang thương. Có nhiều thủ trưởng yêu râu xanh từ cấp thấp lên cấp cao đã ngủ hết đàn bà trong cơ quan như một con dê đực canh cửa chuồng mỗi sáng khi dê cái ra chuồng. Không cho ngủ không được. Có người vì lên lương, vì chức vụ, vì đi nước ngoài, vì trăm thứ mà phải hiến dâng miễn phí cho thủ trưởng. Ngủ là một tai nạn đã đành, có thủ trưởng còn muốn nhân viên nữ đẻ con với mình nữa. Chị em hôm nay chẳng khác gì ông bà họ ngày xưa:
Đẻ ra đứa con chẳng biết nó giống ai
Cái đầu thì giống ông xã, cái tai thì giống ông trùm
(Ca dao)
Đẻ ra đứa con là biết nó giống ai
Cái đầu của Bí thư, Chủ tịch, còn cái rái khoai của ông Đảng, đoàn
(Ca dao mới)
Linh trong Trò chơi huỷ diệt cảm xúc cứng rắn, cương quyết không dại dột nằm ngã ra cho thủ trưởng xài, thủ trưởng không được xơ múi gì nên quay ra trả thù. Cách hay làm là vu oan giá hoạ, vu cáo, đuổi việc, đưa ra khỏi cơ quan:
Thủ trưởng cướp lời thủ phó. Cô Linh là người ăn cháo đá bát.Bài bạn tôi đưa cô không cho đăng, bài của tôi viết cô tự cắt xén...Chữ của tôi là chữ vàng, chữ ngọc.Tôi đưa cô lên Trưởng Ban...
(Kiêu căng tự phụ, vô pháp, vô thiên - trang 87 - 8 trên xuống - Sách đã dẫn)
Nỗi niềm ấy của Linh và của nhiều người phụ nữ khác biết bày giải với ai.
Bức thư những đắn đo muốn viết
Viết cho ai, ai biết mà đưa
(Dương Khuê)
Đông liêu nghe thủ trưởng xa lánh, người chồng ham các mẩu vật khảo cổ học, con thì bé dại, bày giải với ai đây?
May thay có trò chơi trực tuyến đã lập trình sẵn, cô Kim, (tên ních nhân vật) dã gặp được người tình ảo tri âm tri kỷ trên mạng để bày giải nỗi niềm để nói hết thân phận người phụ nữ hiện đại Việt Nam đầy bản lĩnh thông minh và cũng chịu nhiều truân chuyên, bất hạnh.
Như chúng ta đã biết, trước đây Lan Khai viết tiểu thuyết tả thực Lầm Than bị phong kiến và thực dân Pháp dánh cho lên bờ xuống ruống. Sau đó Lan Khai phải quay về viết tiểu thuyết lịch sử Việt Nam người đi về đâu. Các nhà văn Việt Nam hiện đại như Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải và mọt vài tác giả nhỏ nữa cũng tìm viết đề tài lịch sử cho an toàn tính mạng. Viết đề tài lịch sử tha hồ chưởi vua quan độc ác, chưởi lý trưởng chánh tổng hiếp dâm, thật đã đời, thật sướng mồm. Rồi lại được giải thưởng văn chương, lại có danh vị.
Nhà văn Y Ban thừa sức làm đều đó. Nhưng chị không né tránh hiện thực,từ Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, I am đàn bà đến Trò chơi huỷ diệt cảm xúc chị xông thẳng vào vẫn đề nòng hổi của thờ đại "Giải phong phụ nữ là giải phóng cả thế giới" chị viết về thân phận phụ nữ đương đại của dân tộc mình. Y Ban dấn thân vì nghệ thuật. Văn chương tuyên truyền (văn chương mậu dịch - từ hiện đại) và văn chương phù phiếm không quyến rũ được chị. Y Ban biết xa lánh chúng.
Nghệ thuật lần bước giữa hai vực thẳm, một bên là chương tuyên truyên, một bên là văn chương phù phiếm. Trên đỉnh cheo leo là con đường đi của nghệ sỹ, mỗi bước tiến là cả một cuộc phiêu lưu, một cuộc mạo hiểm cực độ. Nhưng quyền tự do nghệ thuật ở trong sự mạo hiểm đó và chỉ ở trong đó thôi.ầi dấn thân người ấy thành công!
(Sứ mệnh văn nghệ - Cammuy)
Và Y Ban cũng đã thành công!
Về nghệ thuật Trò chơi huỷ diệt cảm xúc là cuốn tiểu thuyết có bố cục rất mới, không lặp lại hình thức cuốn sách nào. Văn phong của Y Ban ngắn gọn súc tích, mạnh mẽ, hóm hỉnh - amus, âm vang có độ truyền cảm lớn.
Ả là người đàn bà thoả mãn. Thì đó cũng là một bề. Ả không là người chủ động. Ả hưởng thụ và có sự hợp tác mềm dẻo. Ngày trước khi kinh tế nhà ả còn khó khắn, cái giường hay kêu cót két thì ả nằm trên nền đất...Khi kinh tế khá rồi ả tự thưởng cho mình hắn một chiếc sập gụ. Chiếc sắp ả thửa đúng với khẩu chân của chồng. Để anh chàng vác bừa chạy qua núi không phải quá chật vật.
(Trang 18 - 2- trên xuống - Sách đã dẫn)
Đồi thoại của Y Ban rất tuyệt. Người ta nói viết truyện ngắn và viết tiểu thuyết khó nhất là đối thoại. ai viết hay là một bậc thầy.
- Nó tên gì?
- Trạch Văn Đoành.
- Tên gì như súng bắn liên thanh vậy.
...
Nghề gì?
- Lang
- Lang thang!
(Truyện ngắn Nam Cao)
- Nhớ đến thằng nào mà gọi anh ơi vậy?
- Nhớ cái thằng đang nằm trên ấy. Bao nhiêu năm rồi không được gọi tiếng anh cho ngọt.
- Mày có vấn đề rồi đấy. Anh nào?
- Anh là mày, là giời. Giời của tao.
(Một người đàn bà - 9 - trên xuống - trang 19 - Sách đã dẫn - Y Ban)
 
hay:
- Có chuyện gì vậy?
- Có vẫn đề . Sao rắm lại to thế?
- Rắm à? Rắm gì? Rắm nào?
- Rắm rít chứ rắm nào?
(Trang 63 - 1 - trên xuống - Sách đã dẫn - Y Ban)
Đối thoại thật là tài.
Trò chơi huỷ diệt cảm xúc của nhà văn Y Ban là một tác phẩm văn học tiêu biểu không chỉ của năm 2012 mà cả những năm của thập kỷ đầu XXI này.
Hà Nội, ngày 15 - 3 - 2013
Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét