Phê bình bao cấp
Thứ hai - 18/03/2013 10:01Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức
PHÊ BÌNH BAO CẤP ẴM LẤY ĐƯỢC VÀ HÊ CHO XONG
Nguyễn Hoàng Đức
Mới
đây tôi có đọc bài “Phê bình tấu hài trên báo Văn Nghệ” của Trần Mạnh
Hảo, trước hết tôi cám ơn ông về sự tổng lược thông tin và một số ý kiến
xác đáng của ông. Về việc đó, chúng ta thấy, báo Văn Nghệ cũng như Hội
Nhà Văn đã tổ chức một bữa cơm văn nghệ đúng kiểu sân kho hợp tác, ra
quân đồng loạt viết bài tập thể kiểu cơm tập đoàn. Trước hết là một loạt
các người ẵm giải thơ được lên sân rồng bao cấp của trung ương, một khi
phủ chủ tịch tiếp tổng thống nước ngoài, ông đại sứ hay cụ già quê mùa
thì tất cả đều có nghĩa là đã được vào sân rồng để vua biết mặt chúa
biết tên.Nhưng có một điều khác, triết gia Hegel nói thế này: trong lâu đài có cả ông chủ lẫn đầy tớ, vậy thì làm sao phân biệt cái sang của chủ và cái kém cỏi của đầy tớ? Trả lời: ông chủ là người tự do sử dụng lâu đài. Còn đầy tớ là kẻ không thể sử dụng lâu đài theo ý mình. Tài xế và ông chủ đi cùng một chiếc xe sang trọng cũng vậy, ông chủ khác ở chỗ muốn đi chỗ này hay rẽ chỗ kia thì đều được, còn tài xế không thể sử dụng xe theo ý mình.
Báo Văn Nghệ xứng đáng là sân rồng trung ương, nhưng vào tay mấy anh tiểu nông thì chỉ thành cái sân gạch phơi sắn phơi ngô, bao nhiêu năm vẫn chỉ loay hoay phơi rinh rích toàn thơ lè tè cảm tính, tư tưởng cô lại chắc không đủ đầy hai bàn tay, đến như đại ca Thanh Thảo đúc rút cả đời tinh hoa vẫn chỉ là Trường ca chân đất, rồi Trần Quang Quí với “Mầu tự do của đất”, nghĩa là thứ tự do không có được hơi thở của giấc ngủ thụ động lười nhác mà chỉ là mầu đất người ta muốn vứt lên đó cái gì cũng được.
Trong bài này, tôi sẽ cố tình không nhắc đến tên những người viết, bởi tôi chỉ coi họ cũng như phần lớn HNV là những cán bộ quản lý học đòi viết văn bằng cảm xúc mà chưa hề có độ chuyên nghiệp của mỹ học hay lao động nghệ thuật. Đây không phải câu nói xấu vu vơ hàm hồ mà căn cứ trên toàn thể những gì thực chứng. Ở đời, người ta xem quả biết cây, những cán bộ này đã ra quả gì ngoài mấy bài thơ sinh hoạt? Xem chim thấy cánh, xem cá thấy vây, xem cái u của con lạc đà biết nó là loài vượt sa mạc. Trong văn học khi đọc Iliad và Odyssey người ta thấy thế giới thần thần thánh ngự trên đỉnh Ô-lanh-pơ, nhìn Icar gắn cánh bằng sáp bay người ta thấy khát vọng đòi siêu việt của con người. Vậy thì nhìn đại ca bác Năm Trì gãi háng, “sau lưng có một vài thằng con con” ca tụng, thử hỏi ta có hiểu họ là ai với tầm vóc thế nào?!
Có một phương ngôn bất khả cưỡng rằng: “Người nào nhận biết lẽ công chính thì mới là thước đo vạn vật”. Anh phải là thước thì anh đo dù cái gì ngắn dài cũng theo thước, còn nếu anh đo áng chừng bằng gang tay, rồi “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng”, mang đậm tuy duy tiểu nông “phép vua thua lệ làng”, cứ ai là cánh hẩu của mình một gang đo thành một đòn gánh, còn ai không thuộc đồng hương của mình dài vài mét cũng chỉ là đầu ngón tay, rồi đem cái áng chừng văn học bụng đó đòi hẩy vàng ra, đem khoai sẵn phơi sẵn trong sân vào ẵm giải, rồi nói dù đây là khoai sắn những mang dòng máu quê hương – đất mẹ quê nhà ấm êm dịu ngọt yêu thương. Tất nhiên cái hương vị quê nhà đó cũng là quê mùa “dân gian” như người Việt đã từng bóc mẽ vui vẻ “đã dân thì gian”. Nhớ lại, việc Thanh Thảo, Phạm Đương, Văn Chinh cậy nhờ vào một comment không dấu, không tên, không rõ ràng mạch lạc, với trí tuệ không phân biệt nổi hai cái tên khác nhau định ù xọe ngụy biện, đủ thấy trí tuệ của mấy ông nghèo nàn rớt mồng tơi đến thế nào! Hôm nay tôi muốn phân tích cụ thể vào thơ của TT và PĐ, dựa trên những tiêu chí rõ ràng nhất:
1- Về Trường ca chân đất của Thanh Thảo, với đoạn được NCH trích dẫn, tôi xin trước hết bàn vào từng câu một:
bác Năm Trì tàng tàng tàng
“bác Năm Trì” là một đại từ ngôi thứ ba số ít, không có gì lạ, như cô Lý, cô Xoan,, hay bà Lý Toét. Ba chữ “tàng tàng tàng” có nâng cấp một tẹo gợi cho người ta nhịp điệu kiểu nói lặp từ hay ca khúc.
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
Câu này chẳng có gì lạ, là thông tin cấp một như kiểu ông Tổng Phệ hay bà Lý Toét quê Nam Định
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
“đêm láng lênh”, coi như được tính điểm vì khác cách nói thường. Còn “bác ngồi gãi háng” thì đó là xú học, thua hẳn câu của Thanh Tre “đêm âm u, nàng ngồi soi mu”. Chữ “gãi” chỉ là bản năng của những con vật, nhưng chữ “soi” là bản nhãn của trí tuệ và bắt đầu mở màn cho nghiên cứu cơ thể học.
trăng hạ tuần
Trạng từ chỉ thời gian bình thường
nhớ lung mung
Có một tí sáng tạo ở đây từ chữ thường dùng “lung tung” chuyển sang “lung mung”.
hình như tổ tiên mình có cái chén mẻ
gửi đâu đó bên dưới đế tháp Chàm
những ngọn tháp chỉ còn trong ký ức
Ba câu cuối là một sự nghèo nàn tuyệt đối, tổ tiên có cái bát mẻ mà cũng chỉ là nghi vấn “hình như”, được chôn dưới tháp Chàm nhưng lại chỉ còn trong ký ức. Nghĩa là người ta nghèo nàn đến mức cái bát mẻ không có mà ăn, giờ dấu tích khoe khoang nó chỉ là bốc phét vì chẳng còn bằng chứng nào. Tại sao Thanh Thảo lại nghèo nàn đến thế? Không phải dại đâu! Đó chính là cái võ mậu dịch thường trực đấy. Trước đây, trong cơ quan, thường có châm ngôn “mặt trình bày hoàn cảnh”. Nghĩa là trong chế độ xin cho, người ta luôn thường trực một bộ mặt rầu rĩ trình bày hoàn cảnh, rằng gia đình tôi khó khăn lắm mẹ già con thơ cho tôi xin trợ cấp thêm hoặc vài ngày phép. Mở rộng ra, đám ăn mày kiểu “Cái Bang”, muốn ăn xin thì phải xé áo tả tơi, lăn lê cát bụi thì mới xin được chứ. Mở rộng hơn, đám gái điếm trong các thanh lâu bao giờ cũng có trích ngang trình bày hoàn cảnh, nào bố em mất, mẹ em yếu, thế là em cực chẳng đã phải “mồm muốn ăn sáng thì háng phải ăn sương” (chữ háng ở đây hay hơn chữ háng của Thanh Thảo 100 lần, vì đó là cái háng có mục đích và đang được đem ra biện hộ), rồi nàng quay đi giấu một nụ cười khi thấy hiệp sĩ đã sờ tay vào ví. Thanh Thảo cũng không thể là ngoại lệ khi muốn dở bài “khổ nhục kế” để xin-cho. Nào hãy cho tôi được giải, cho tôi giữ ghế, cho tôi được trì hoãn về hưu, thơ là người mà, hãy đọc thơ để hiểu tôi và quê hương tôi. Thanh Thảo sẽ còn có cơ hội với cả dân xứ Quảng. Ơ kìa xứ Quảng ơi, có phải tôi đã có đề từ là tặng dân xứ Quảng, rồi bên trong tôi đã cố gán ghép một nhân vật không có hành động là bác Năm Trì quê Quảng Ngãi, có phải vậy là tôi đã trình bày hoàn cảnh cho cả xứ ta không? Mọi người không xin thì ai biết đường mà cho!
Đây cũng là thứ trí khôn cán bộ “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, rồi cấu bè kết phái thì thầm nhỏ to cũng chỉ có bấy nhiêu thứ, ghế, giải, vào sân rồng phơi thơ khoai sắn, đánh chặn không cho đứa khác vào. Vào càng ít càng tốt! Càng đỡ lo! Vì thế mà mới có cảnh chỉ thấy thơ văn của mấy ông bà già nán lại không chịu về hưu! Mà cũng lấy làm đắc chí ta khôn ngoan. Đúng là cách tiểu nông đắc chí!
2- Về tập thơ “Giờ thứ 25” của Phạm Đương
Napoleon nói “Quá bao dung với tội lỗi là đồng tình với nó”. Nhưng đây không phải là bao dung nữa, mà sự làm ngơ, thậm chí ca tụng sản phẩm ăn cắp sờ sờ và giành giành. Một thiên thạch rơi xuống đồng quê, ta không thể cho rằng thiên thạch đó do đất đồi tạo ra. Một con chíp siêu điện tử lạc vào rổ rau của người trồng rau ta không thể nghĩ rằng, người trồng rau đó sản xuất ra con chíp điện tử. Cái tư duy đầu đường của Phạm Đương coi “Đếch” là ngọc tung vào thơ, ta không thể mặc định cho rằng “giờ thứ 25” là của Phạm Đương. Người đời đã dạy, “y phục xứng kỳ đức” hoặc “đóng gói phải hợp với bao bì”, cái bao bì kỳ vĩ như vậy sao có thể mặc nhiên đóng gói cho mấy câu thơ lẩm cẩm của PĐ?
Một kẻ ăn cắp thường không thấy kẻ ăn cắp là phạm tội! Một kẻ muốn bao dung cho kẻ cắp là vì hắn muốn “dễ người dễ ta”, đến khi tôi bị phát hiện ra là ăn cắp mong mọi người miễn thứ cho. Tôi đề nghị từ nay ai muốn khen thơ của PĐ thì tùy, nhưng trước khi đó phải trả lại tên gọi cho chính chủ, còn sau đó các vị muốn ca tụng thế nào cũng được.
Có một câu chuyện Tiếu Lâm thế này. Anh chàng kia đần độn lắm, nhưng nó lú có chú nó khôn, ông chú nó bảo: “yên tâm tao sẽ cho mày lấy vợ quan”. Ông ta liền đi bắt mối cho cháu mình với nhà quan.
Quan bảo: – Thằng cháu ông đần thế làm sao đòi lấy cành vàng lá ngọc nhà tôi?
Ông chú:- Đần thế nào, bề ngoài nó thế nhưng cái gì cũng biết đấy, thông kim bác cổ.
Quan: – Thế thì ông phải để tôi thử!
Chú: -Xin mời!
Ông chú về dặn cháu, “mày đến nhà lão quan, chỉ nói đúng một chữ rồi về”. Anh đần đến nhà quan. Quan dẫn lại bàn thờ, chỉ bức hoành phi, chữ nghĩa thì anh biết gì bèn đứng đần mặt ra, quan giục, nhớ lời chú chỉ nói một câu anh liền văng “Con cặc!” rồi bỏ về.
Quan tức lắm liền tìm gặp ông chú: – Ông bảo nó thông thái mà đứng trước bàn thờ nhà tôi nó văng “con cặc” ra, như vậy có đốn mạt không?
Chú vỗ đùi: – Trời ơi sao thằng cháu tôi lại khôn và thâm thúy đến vậy!
Quan: – Khôn chỗ nào?
Chú: – Đứng trước bàn thờ nhà ông, tức là đứng trước tổ tông, nối dõi tông đường. Để làm việc đó phi con cặc ra thì ai làm được!
Quan: – Ừ nhỉ, cháu ông giỏi quá! Tôi sẽ gả con gái liền.
Phê bình tán là vậy, tán xuôi tán ngược người có ít chữ thì đều có thể tán, chính thế mà người Trung Quốc dạy, hãy đề phòng kẻ trí, có trí thì hay trá. Đặc biệt mấy anh cán bộ tiểu nông khôn vặt rất hay giở võ ma lanh trí trá. Giờ chúng ta thử nghĩ về một kịch bản hoàn toàn có thẻ xảy ra.
- Các anh năm nay vào đợt xét giải đấy!
- Phải thế chứ! Chẳng lẽ giải của các ông chỉ loanh quanh Vĩnh Phú, quân đội, rồi Sơn Tây, Hà Tây mãi sao?
- Anh nói thế không được, năm trước chúng tôi chẳng trao cho một đàn bà con gái ở tận miền Trung sao?
- Đàn bà là một cơ số khác, thiếu gì thằng đàn ông đã cho đàn bà ăn giải chỉ vì đã ăn vốn tự có của nó! Ông có muốn tôi kể tên ra không, kể luôn cả tên thằng làm thơ hộ nó…
- Thôi, thôi… thì anh được sắp ẵm giải lần này rồi còn gì nữa! Sống nên biết điều, mình ăn thì cũng phải có chỗ cho người khác ăn.
- Chúng tôi có mấy xuất?
- Hai xuất được chưa?
- Tôi và ai?
- Đệ tử ruột của anh luôn!
- Tôi sợ thằng ấy thơ hơi kém! Cái tên tập thơ ấy nó lại ăn cắp của người khác!
- Ôi dào nước ta ai người ta bắt bẻ việc đạo văn, lại chỉ có mỗi một đầu đề.
- Bạn đọc đã vậy, nhưng ban giám khảo thì sao?
- Ban giám khảo mình thì cũng toàn là nông-binh, như anh và tôi vậy, toàn đọc tập thơ mỏng như kiến, có mấy khi đọc sách có gáy mà biết được.
- Ừ nhỉ! Nhưng thơ thằng này mới học đòi cũng dở lắm!
- Anh trao giải hay tôi? Anh cứ bảo nó gửi thơ lên. Lên chức được, thành tích được là do báo cáo chứ đâu phải việc làm. Anh cứ bảo nó gửi lên, tôi sẽ sai mấy đứa long tong bình cho ra cái hay thì thôi. Anh biết chuyện bình “con cặc” chưa?
- Chưa!
- Đấy cái chuyện người ta vẫn kể đó, con cặc còn bình ra tổ tiên nữa là cái khác!
- Nhưng thơ của tôi và thằng này có cả cứt và đếch?
- Không sao, khoai sắn phơi ở đây mà chúng tôi còn tán đó là rượu nút lá chuối của tổ tiên đang lên hương thì ngại gì cứt và đếch?!
…
Bài đã dài, để gạn đục khơi trong não trạng cán bộ nhạt nhẽo của văn học mậu dịch thì còn rất dài. Hẹn bà con một dịp rất gần đây, sau khi tôi đã xả hơi chút đỉnh. Cám ơn nhiều!
NHĐ 16/03/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
Posted in Báo chí | Thẻ: Nguyễn Hoàng Đức
Trả lời
-
“…đám ăn mày kiểu “Cái Bang”, muốn ăn xin thì phải xé áo tả tơi, lăn lê cát bụi thì mới xin được chứ. Mở rộng hơn, đám gái điếm trong các thanh lâu bao giờ cũng có trích ngang trình bày hoàn cảnh, nào bố em mất, mẹ em yếu, thế là em cực chẳng đã phải “mồm muốn ăn sáng thì háng phải ăn sương” (chữ háng ở đây hay hơn chữ háng của Thanh Thảo 100 lần, vì đó là cái háng có mục đích và đang được đem ra biện hộ), rồi nàng quay đi giấu một nụ cười khi thấy hiệp sĩ đã sờ tay vào ví. Thanh Thảo cũng không thể là ngoại lệ khi muốn dở bài “khổ nhục kế” để xin-cho. Nào hãy cho tôi được giải, cho tôi giữ ghế, cho tôi được trì hoãn về hưu, thơ là người mà, hãy đọc thơ để hiểu tôi và quê hương tôi.”
Chuyện “mồm muốn ăn sáng thì háng phải ăn sương” của thày trò Thanh Thảo Phạm Đương:
Ban giám khảo, BCH:– Ông bảo thằng Đương nó thông thái mà đứng trước bàn thờ nhà tôi nó văng “con cặc” ra, như vậy có đốn mạt không?
Thanh Thảo: – Đứng trước bàn thờ nhà ông, tức là đứng trước tổ tông, nối dõi tông đường. Để làm việc đó phi con cặc ra thì ai làm được!
BGK & BCH : – Ừ nhỉ, Phạm Đương cháu ông giỏi quá! Tôi sẽ gắp cho cái giải liền.”
Đại Cồ Việt: Vải thưa Thanh Thảo làm sao che mắt các vì thánh Nguyễn Hoàng Đức, Trần Mạnh Hảo…Cái nhục này do thày trò Thảo Đương và BGK, BCH Hội Nhà văn tạo ra, có thể nói lên hàng đại ô nhục! Vô tiền khoáng hậu, xưa nay chưa thấy bao giờ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét