Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

đầu tháng 4 năm 2013 xử vụ án Đoàn Văn Vươn

Anh em ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội “Giết người”

Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và những người liên quan tội danh "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" trong vụ việc cưỡng chế đầm tôm sáng 5/1.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng vừa hoàn thành kết luận điều tra vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn xảy ra vào sáng ngày 5/1/2012.
 
Anh em ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội “Giết người”
Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quý
Theo bản kết luận điều tra và đề nghị của CQĐT Công an TP Hải Phòng lên VKSND cùng cấp, các bị can Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) và Đoàn Văn Vệ (SN 1974) đều đồng phạm tội "Giết người". 2 bị can Phạm Thị Báu, tức Phạm Thị Hiền (SN 1982), vợ ông Đoàn Văn Quý và Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn (SN 1970) bị đề nghị truy tố tội danh "Chống người thi hành công vụ".
Trước đó, do không chấp hành Quyết định cưỡng chế, thu hồi khu đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng nhưng vẫn không được giải quyết. Trước ngày UBND huyện Tiên Lãng thi hành quyết định cưỡng chế, ông Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) lên kế hoạch chuẩn bị các phương tiện chống lại lực lượng cưỡng chế.
Gia đình ông Vươn đã thực hiện việc dựng hàng rào bằng tre, rải rơm rạ ra lối đi vào và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo, tưới xăng đốt, kích điện gây nổ mìn, nổ bình gas, bắn đạn hoa cải…
Cụ thể, ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995), là con trai ông Vươn cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn. Để chống lại lực lượng cưỡng chế, gia đình ông Vươn còn chế 2 quả mìn tự tạo cùng 4 kíp nổ điện nhằm kích nổ bình gas rồi ngụy trang bằng rơm rạ.
Ngày 5/1, Quý, Thoại, Thái được phân công ở lại nhà Quý để kích nổ bình gas, đổ xăng đốt rơm rạ, bắn súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế. Vươn, Sịnh chỉ đạo ở bên ngoài.
 
Anh em ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội “Giết người”
Vụ cưỡng chế có nhiều sai phạm của cơ quan chức năng
Sáng 5/1, lực lượng cưỡng chế gồm hơn 10 người tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương. Lực lượng chức năng tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà bắn liên tiếp 4 phát đạn bằng 2 khẩu súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế làm 7 người bị thương. Sau khi nổ súng, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng không cháy. Sau đó, Quý, Thái và Thoại chạy tháo thân ra biển.
Theo kết luận pháp y, 7 người trong đoàn công tác bị thương do súng của gia đình ông Vươn bị mất từ 1%-43% sức lao động.
Trước kết luận điều tra của CQĐT Công an TP Hải Phòng, 2 bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu cho biết không đồng ý với bản kết luận trên. 2 bà cho rằng anh em ông Vươn và những người thân hành động như vậy là để bảo vệ tài sản bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi trái luật, vì vậy, họ không thể bị kết tội "Giết người", "Chống người thi hành công vụ".
Theo Dantri

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Góp ý Hiến pháp việt Nam (phần2)

Góp ý Hiến pháp Việt Nam (2)

Thứ năm - 28/03/2013 11:46

                          


                   
                                            Bác Hồ
                      


GÓP Ý XÂY DỰNG HIẾN PHÁP VIỆT NAM (2)
HIẾN PHÁP VIỆT NAM: DÂN CHỦ GIẬT LÙI!
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÊN TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 1946
Chú ý các quyền tự do dân chủ:

  • Tự do báo chí
  • Tự do xuất bản
  • Tự do ngôn luận
  • Tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn
  • Tự do đảng phái
  • Tự do cư trú đi lại
  • Công dân 18 tuổi trở lên có đức, có tài có quyền ứng cử tham gia chính quyền
  • Quân đội, công an phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Trong nước có nhiều đảng  phái, quân đội, công an không nên tham gia đảng phái…

Đỗ Hoàng
 Cuộc sinh hoạt dân chủ rộng khắp cả nước chưa từng thấy từ khi đổi mới đến nay là Nhà nước phát động phong trưng cầu dân ý lấy ý kiến đống góp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Từ các ngành trọng yếu của Nhà nước, bộ máy công quyền, các hội chính trị, hội xã hội nghề nghiệp, các nghiệp đoàn, đến các giáo phái, dân chúng bình dân đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, bổ ích nhằm sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có lợi cho dân, cho nước tiến lên trong tiến trình dân chủ tiến bộ.
 Đến nay đã có trên dưới 20. 0000; 30. 000  ý kiến dân chúng tập được và trên 1 triệu ý kiến của đoàn viên cộng sản đóng góp sửa đổi hiến pháp.
Để hiểu thêm tinh thần dân chủ tiến bộ trong Hiến pháp năm 1946, chúng tôi xin trích những bài viết của Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp gửi các đảng anh em.

       
                    
     Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến các đảng phái. Người mong muốn các đáng phái luôn phát triển cả về số lượng cũng như về chất lượng, nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc vững mạnh thực hành kháng chiến, kiến quốc thành công!
  Ông Trần Đăng Khoa, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ, sau này muốn vào đảng Lao động Việt Nam, Bác Hồ khuyên ông nên ở lại với đảng Dân chủ để vừa có lợi cho đảng Dân chủ, vừa có lợi cho Tổ quốc nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, chặt chẽ, tâm giao hiệp lực với đảng Lao động Việt Nam để  kiến quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công!
  Hiến pháp năm 1946 là một hiến pháp dân chủ tiến bộ hơn cả hiến pháp Liên Xô (cũ) thời ấy cho đến bây giờ.
 Tính dân chủ thể hiện trong các điều luật của Hiến pháp năm 1946 như sau:

  • Tự do báo chí
  • Tự do hội họp, lập nghiệp đoàn
  • Tự do ngôn luận
  • Tự do đảng phái
  • Tự do cư trú, đi lại…
                                                       
                                                     Thành viên Chính phủ kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Xin trích một số bài viết của Bác Hồ về đảng phái.

ĐIỆN VĂN GỬI BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG DÂN CHỦ

Các đồng chí,Tôi gửi lời chúc mừng ngày kỷ niệm thành lập Đảng Dân chủ năm thứ 3.
 Trong thế giới dân chủ, trong Việt Nam dân chủ, Đảng Dân chủ có một nhiệm vụ rất quan trọng làm cho dân chủ thắng lợi hoàn toàn.
 Vì vậy các đồng chí trong đảng phải có tinh thần đoàn kết với các đảng phái quốc và dân chủ khác. Với những người ái quốc và dân chủ không có đảng phái, phải lấy tác dụng thực tế về việc cứu quốc và kiến quốc mà thi đua nhau. Mỗi đồng chí phải là người kiểu mẫu trong sự hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc, cho đồng bào.
 Như thế Đảng Dân chủ chắc sẽ có một tương lai rất vẻ vang, rực rỡ.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 30 tháng 6 năm 1947
Hồ Chí Minh
In trong sách Những lời kêu gọ của Hồ Chủ tịch – NXB Sự Thật, Hà Nội năm 1958 tập I, tr 199

THƯ GỬI ÔNG LÊ NGỌC TIẾN, BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM
Cám ơn thơ đồng chí gửi cho tôi ngày 22 tháng 6. Theo ý tôi thì Đảng Xã hội cũng như các đảng ái quốc khác:
 Về nội bộ - thì phải ra sức phát triển, làm cho Đảng có lực lượng.
 Về đảng viên – mỗi người phải ra sức học tập vừa lý luận và thực hành. Mỗi người phải tích cực công tác, phải cố gắng làm gương cho dân chúng. Làm nhiều hơn nói.
 Về chính trị - Hiện nay tất cả các đảng chỉ có một đường chính trị chung: kiên quyết trường kỳ kháng chiến, để tranh lấy thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Và đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng chỉ có một chính sách là đại đoàn kết
 Mong các đồng chí Xã hội làm đúng như thế, thì đảng nhất định phát triển mau chóng và vững vàng.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 5 tháng 7 năm 1947
Hồ Chí Minh
Tài liệu của Đảng Xã hội Việt Nam
Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV
NXB Sự Thật, Hà Nội 1984

THƯ GỬI ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM

Nhân dịp Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Việt Nam, tôi gửi lời thân ái chúc các đại biểu công tác có kết quả mỹ mãn.
  Tôi  rất vui lòng trông thấy các đồng chí trong Đảng Xã hội Việt Nam đều hăng hái tham gia kháng chiến cứu nước, và ra sức thực hiện đại đoàn kết.
 Tôi trân trọng chúc quý Đảng ngày càng phát triển.
Thân ái và quyết thắng.
Ngày 25 tháng 7 năm 1947
Hồ Chí Minh
Tài liệu của Đảng Xã hội Việt Nam
Hồ Chí Minh toàn tập
NXB Sự Thật, tập IV. Hà Nội năm 1984

Hà Nội ngày 26 tháng 3 năm2013
Đỗ Hoàng
(Không đảng phái)
 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Bộ LĐ -TBXH kết luận Nguyễn Thành Phong khai không tiền từ thiện...

Thanh tra Bộ LĐ- TB XH kết luận Nguyễn thành Phong khai khống tiền trợ cấp từ thiện

              

                  
                   Nhà thơ Nguyễn Thành Phong

THANH TRA BỘ KẾT LUẬN KHAI KHỐNG, KHÔNG MINH BẠCH KHOẢN TIỀN 16 TỶ QUYÊN GÓP TỪ THIỆN VẪN ĐƯỢC BỔ NHIỆM TBT BÁO LAO ĐỘNG XÃ HỘI ?


-Tại  kết luận Thanh tra số 2916 ngày 21/8/2012 do ông Bùi Hồng Lĩnh thứ trưởng  Bộ lao động ký có nêu rõ ông Nguyễn Thành Phong sai phạm trong việc không công khai đầy đủ địa chỉ, tổ chức, cá nhân người được nhận từ thiện. Qua kiểm tra thực tế tại Báo Lao động –Xã hội cũng cho thấy không  hề có danh sách người được nhận từ thiện nào qua các chương trình NT TỪ THIỆN do ông Nguyễn Thành Phong tổ chức được lưu tại Báo cũng như được đăng tải công khai,  trên Báo LĐ-XH?
-Theo kết luận của Thanh tra Bộ Lao động , qua kiểm tra xác suất việc sử dụng tiền tài trợ cho thấy, ông và đối tác của ông đã báo cáo sai. Cụ thể là  không tài trợ xe lăn cho Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Ba Vì Hà Nội nhưng lại báo cáo với Thanh tra là tài trợ xe lăn cho đơn vị này ?

Như vậy, TBT Báo Lao động Xã hội đã vi phạm Điều 1 và Điều 2 của  Quyết định Số: 31/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định Phạm vi điều chỉnh:
"Quyết định này quy định về công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội; các chương trình xã hội (gọi chung là quy định pháp luật về an sinh xã hội)".
Điều 2. Đối tượng áp dụng
"Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; cá nhân, hộ gia đình, tập thể được thụ hưởng từ quy định pháp luật về an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội và cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội..."


TBT báo LAO ĐỘNG XÃ HỘI XÀ XẺO XE LĂN NGƯỜI KHUYẾT TẬT?

-Xem thêm tại đây :

Đơn tố cáo Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội: Bao che sai phạm tham nhũng 11 tỷ tiền từ thiện


Sau khi Thư ngỏ gửi Ban cán sự Bộ LĐ-TB&XH có tiêu đề Bộ Lao động Bao che cho ông Nguyễn Thành Phong TBT Báo Lao động –Xã hội nhập nhèm 11 tỷ đồng từ thiện được đăng tải trên TTXVA. Chúng tôi nhận được nhiều comment của độc giả và hồi âm của ông  Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập Báo Lao đông- Xã hội.
Đối chiếu tài liệu  có trong tay và hồi âm của  ông Nguyễn Thành Phong cho thấy nhiều điểm ông Phong nói sai sự thật một cách trắng trợn !  


Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Phong giữ chức tổng biên tập báo Lao Động và Xã Hội ngày 7/3/2013 ?

Thông báo phê bình ông Nguyễn Thành Phong tận ngày 04/01/2013.

‘ĂN” TIM,  “ĂN ” Cả XE LĂN CỦA NGƯỜI TÀN TẬT

Trong thư hồi âm ông Phong  viết: “Không có sự “xà xẻo” nào ở đây được vì các hạng mục từ thiện như trên được thực hiện theo cơ chế như sau: Báo và Tạp chí cùng các đối tác giới thiệu các địa chỉ từ thiện, làm cầu nối cho các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đến tặng trực tiếp hoặc cùng đi, có quay phim, chụp ảnh, có thông tin đầy đủ trên báo chí truyền hình trước hoặc sau khi diễn ra chương trình được truyền hình trực tiếp.”
Tuy nhiên tại  kết luận Thanh tra số 2916 ngày 21/8/2012 do ông Bùi Hồng Lĩnh thứ trưởng  Bộ lao động ký có nêu rõ ông Nguyễn Thành Phong sai phạm trong việc không công khai đầy đủ địa chỉ, tổ chức, cá nhân người được nhận từ thiện. Qua kiểm tra thực tế tại Báo Lao động –Xã hội cũng cho thấy không  hề có danh sách người được nhận từ thiện nào qua các chương trình NT TỪ THIỆN do ông Nguyễn Thành Phong tổ chức được lưu tại Báo cũng như được đăng tải công khai,  trên Báo LĐ-XH. Có một vài địa chỉ  được đăng nhưng là của đơn vị khác, chương trình khác ngoài Báo thực hiện.
Ông Phong cũng cho biết đã tài trợ cho các hoạt động mổ tim, mổ mắt và tặng xe lăn  cho chỗ nọ chỗ kia… Tuy nhiên   theo kết luận của Thanh tra Bộ Lao động , qua kiểm tra xác xuất việc sử dụng tiền tài trợ cho thấy, ông và đối tác của ông đã báo cáo sai. Cụ thể là  không tài trợ xe lăn cho Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Ba Vì Hà Nội nhưng lại báo cáo với Thanh tra là tài trợ xe lăn cho đơn vị này.
Trong thư ông cũng nói “Không có sự “xà xẻo” nào ở đây được vì các hạng mục từ thiện như trên được thực hiện theo cơ chế như sau: Báo và Tạp chí cùng các đối tác giới thiệu các địa chỉ từ thiện, làm cầu nối cho các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đến tặng trực tiếp hoặc cùng đi, có quay phim, chụp ảnh…”Như vậy hẳn ông  phải biết rất rõ địa chỉ của người được nhận từ thiện ở đâu.
Thế nhưng vì sao đến nay ông vẫn không thể xuất trình  được danh sách, địa chỉ những cá nhân, đơn vị được nhận tài trợ  từ thiện qua các chương trình giao lưu nghệ thuật TỪ THIỆN  của ông ?
Nhiều cán bộ, phóng viên chủ chốt của tòa soạn Lao động –Xã hội Hà Nội đều thừa nhận “không có  danh sách người được nhận từ thiện nào từ 8 chương trình từ thiện “của anh Phong”  được quản lý tại Báo cũng như không được đăng tải công khai, cụ thể ở bất cứ tờ báo nào.
Vậy 16 tỷ đồng từ thiện vận động được như ông “khoe” trong thư hồi âm đi đâu, được sử dụng thế nào mà đến nay ông vẫn không cung cấp được danh sách từ thiện  ?
Có lẽ  nhiều bạn đọc đã comen đúng rằng , ông đã “ăn” tim, “ăn” mắt  trẻ em và “ăn” cả xe lăn của người tàn tật ?

Ô NG  “BIẾN” MÌNH THÀNH “B” VÀ TỰ CHO “ B” ĐƯỢC TOÀN QUYỀN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ !

Sự dối trá, đánh lừa dư luận của Tổng biên tập Nguyễn Thành  Phong có lẽ không còn giới hạn của nhân cách. Trong thư hồi âm ông  Phong  nói : “Trong các hợp đồng của Báo và Tạp chí với các đối tác có ghi rõ: Ủy quyền cho đối tác tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ ..” Thế nhưng thực tế trong Hợp đồng thực hiện chương trình Huyền thoại Mẹ Việt Nam  dưới chiêu bài nhằm “thiết thực kỷ niệm và hưởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa,”và   nhân Kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh  -Liệt sĩ” ( lời quảng bá mục đích của các chương trình mà ông Phong đã phát đi trong các thư mời tài trợ gửi  các doanh nghiệp.) Đích thân ông  Phong là người đã ký nhận các khoản tiền  tài trợ rất lớn chứ không phải ủy quyền cho công ty nào cả. Như  trong bài  viết số trước chúng tôi đã phản ánh, khi ký HĐ hợp tác với các công ty truyền thông thì ông Phong đại diện cho Bên A – BÊN Báo Lao động –Xã hội,  ủy quyền cho Bên B – bên các công ty truyền thông tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ.
Thế nhưng thực tế. khi nhận tiền tài trợ, ông Phong  bỗng “biến” thành BÊN B, bên câc công ty truyền thông  để ký nhận những khoản tiền tài trợ  lớn chứ không còn là Bên  A, bên “ ủy quyền” nữa. Và tiền tài trợ được qui định chuyển vào tài khoản của BÊN B – BÊN ông Phong.
Sự đánh tráo, đổi vai này có lẽ không phải là ngẫu nhiên.  Đó là tại Khoản 3 của  HỢP ĐỒNG TÀI TRỢ chương trình giao lưu nghệ thuật “Huyền thoại Mẹ Việt Nam”Kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947- 27/7/2011( hợp đồng số 306 – Tên nguyên văn của hợp đồng). Khoản 3 của hợp đồng này  do chính tay ông  Phong ký có qui định; Quyền lợi của BÊN B- tức bên ông  Phong và các công ty truyền thông:“ĐƯỢC TOÀN QUYỀN SỬ DỤNG SỐ TIỀN BÊN A THANH TOÁN”. Bên A là các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ TỪ THIỆN.


Tự đứng ra tổ chức chương trình – tự biến mình thành nơi nhận tài trợ từ chương trình và toàn quyền sử dụng các nguồn tài trợ
Nói nôm na, ông Phong  tự  “biến” mình thành BÊN B rồi lại  tự lập các điều khoản trong hợp đồng cho phép   BÊN B“ĐƯỢC TOÀN QUYỀN SỬ DỤNG  các nguồn tài trợ.” 
Thế là tiền tài trợ  chuyển vào tài khoản của ông,  ông lại lập điều khoản  cho phép mình được toàn quyền sử dụng số tiền này – Một sự ăn cắp khép kín,  tinh vi  của TBT Nguyễn Thành Phong núp dưới chiêu bài  Huyền thoại Mẹ Việt Nam “nhằm thiết thực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa”như ông Phong đã quảng bá trong các thư mời gửi các nhà  tài trợ nhưng đã được Bộ Lao động bao che !
 Như vậy, thu tiền tài trợ là ông, tiêu tiền tài trợ cũng là ông vì thế nên “không ai khiếu kiện gì” như ông nói là đúng ! ! Chỉ có điều, đến nay trong số 16 tỷ đồng từ thiện ông vận động được, có bao nhiêu đến được với trẻ mổ tim, mổ mắt, bao nhiêu xe lăn đến  được với người  khuyết tật ở đâu, chỗ nào vẫn là một ẩn số !

VÔ CẢM VỚI NHỮNG ĐỒNG TIỀN HẢO TÂM CỦA XÃ HỘI BỊ THẤT THOÁT

Được biết, mỗi năm Tết đến, để tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, hoặc để thăm hỏi động viên các hộ gia đình bị thiên tai lũ lụt, Bộ Lao động luôn  phải cân nhắc từng đồng để cân đối với điều kiện ngân sách. Thế nhưng
nay ông Phong tuyên bố không phải 11 tỷ đồng mà  là 16 tỷ đồng TỪ THIỆN vận động được,  nhưng chi tiêu  khoản tiền này thế nào không hề có chứng từ được lưu tại Báo LĐ-XH,  cũng không hề có danh sách.từ thiện được công khai theo qui định tại Quyết định 31 của Thủ tướng chính phủ về công khai minh bách trong giám sát các chương trình an sinh xã hội.
Vậy mà  Bộ Lao động không chỉ dễ dàng bỏ qua, vô cảm với  sự thất thoátt những đồng tiền hảo tâm đóng góp của xã hội đối với người thiệt thòi mà lạ thay còn nhanh chóng tiến hành các thủ tục bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Phong – người có nhiều vi phạm làm TBT Báo LĐ-XH khi thông báo “phê bình” ông Phong còn chưa ráo mực.
Sự sốt sắng này khiến người ta ì xèo “chắc có sự mua bán ở đây” ?
Việc ông Nguyễn Thành Phong lợi dụng danh nghĩa Báo Lao động –Xã hội tổ chức các chương trình từ thiện được
Thanh tra xác minh làm rõ nhiều sai phạm nhưng kết cục, đương sự chỉ đáng  “ phê bình”. Xem ra công việc thanh tra diễn ra mấy tháng  trời, lặn lội vất vả tìm ra nhiều manh mối  sai phạm CŨNG CHỈ LÀ TRÒ ĐÙA ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO BỘ  LAO  ĐỘNG .
Vì chỉ là “trò đùa” nên trong lúc đang thanh tra,  phát hiện nhiều sai phạm trong các chương trình từ thiện của ông Nguyễn Thành Phong nhưng bất chấp,  ông Phong vẫn  lao vào triển khai tiếp Chương trình Huyền thoại Mẹ Việt Nam năm 2012. Nhiều lãnh đạo Bộ Lao động biết  nhưng vẫn làm thinh ! Dường như người ta không cưỡng lại được cách kiếm tiền một cách dẽ dàng như vậy.
Điều này càng khiến dư luận nghi ngờ có sự “chung chia”của một nhóm lợi ích trong  lãnh đạo Bộ  Lao động đối với các chương trình từ thiện nhập nhèm của ông Nguyễn Thành Phong. 

Tác giả Trang Trần gửi TTXVA.ORG  )

Được đăng bởi Phamvietdao4.blogspot.com vào lúc 06:33
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Facebook

7 nhận xét:

Nặc danh07:52 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Ở cái thời ta, việc ăn chặn của dân không còn được coi là vi phạm đạo đức nữa. Vì như Chủ tịch qh Nguyễn Sinh Hùng nói. nếu xác định là sai thì phải cách chức gần hết cán bộ, lấy ai ra mà làm việc đây. Cho nên vinasin, vinalại gì gì đó, trừ các tên kễnh thôi, còn đều được tha, Đồng ý thế đi vì phải nghe ct qh Hùng chứ!

Nhưng ăn chặn ( ăn cắp - xà xẻo ) cuả thương binh, gia đình liệt sĩ, các cháu da cam, người nghèo khó vùng sâu vùng xa, lại là tiền từ thiên ( thức ra là tiền bố thí chúng sinh- nói theo Phật nói ) thì ăn cắp chỉ 1 đồng thôi, cũng phải coi là một tội ác không thể dung thứ. Đồng tiền ở đây, 1 đồng bằng 100 triệu ở chỗ khác ( trong két nhà nước chẳng hạn). Nên phải xử nặng. Nếu tiền tỉ thì phải xử bắn, thì chính quyền này mới có tính nhân đạo. Ở đây nhân đạo là phải giết kẻ ăn cắp đến từng đồng lột ra từ gấu váy của người cùng khổ. Toà án lương tâm sẽ nguyền rủa đến muôn đời
Trả lời

Nặc danh09:12 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Đấy khi "vận động quyên góp" mà thực chất là bắt đóng góp bắt buộc (vì thường giao xuống các tổ dân khu phố, đi từng nhà thu) nên người dân bức xúc lắm. Ví dụ cho người nghèo mà không đưa tận tay mà qua chính quyền thì có cho 10 người nghèo chỉ được 1. Còn có những nơi đứng ra thu "phế" của những kẻ ăn mày, chẳng khác nào máy thằng công an uy hiếp trấn lột của gái mại dâm, bắt chia chác mồ hôi,công sức thậm chí là xương máu, khí huyết của gái mại dâm
Trả lời

Nặc danh10:26 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Ở quê tôi người ta không thèm đi từng nhà vận động đâu,cư việc sáng sớm mấy ông bà cán sự khối ra hội quán(nhà văn hoá)cầm mích đọc thông báo lý do,nội dung đóng góp xong ngồi chờ dân đến nộp tiền.Nhà nào không hặc chưa có điều kiện nộp người ta để đấy chờ đến lúc xin chứng thực cái giấy tờ gì đấy là nghỉ cho khoẻ nhé.Vận động mà như kiểu ăn cướp trắng trợn vậy và cũng có phần trăm đấy
Trả lời

Nặc danh10:41 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Tình trạng nầy không phải hiếm và mới trong xã hội Việt Nam. Mà cũng không phải Đảng không biết. Rồi những vụ gây tai tiếng quá lớn, Đảng bất đắc dĩ phải đưa ra xét xử lại nương tay. Từ đó, dư luận nhân dân nghĩ rằng Đảng cố tình thả nổi để đổi lại sự trung thanh. Mà đổi lòng trung bằng cách đó, dân có quyền đánh đồng Đảng với bọn “du thủ du thực”. Uất ức, đánh đồng cũng phải âm thầm thôi, vì thổ lộ Đảng biết được còng tay đưa đi tù với tội danh phản đông. Chuyện nầy cũng không phải hiếm, mà còn có thể gọi là hạ cấp nữa. Chỉ ra cái sai của Nhà nước bị bắt đi tù vì hai cái bao cao su đã qua sử dụng. Cổ động chống Trung Quốc xâm lăng, tạm giam vô thời hạn. Khi nhốt tù với tội trốn thuế. Riêng việc Báo Lao Động Xã Hội, tôi nghĩ nếu là báo tư nhân chắc chắn không bao giờ xảy ra, vì chủ báo cũng như phóng viên họ đều phải giữ nồi cơm của họ. Ở đây có gì họ cũng vẫn lãnh lương Nhà nước hằng tháng. Làm trót lọt xem như cùng nhau trúng quả.
Trả lời

Lê kieuhung15:50 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
QUYÊN GÓP TỪ THIỆN QUA BÁO LỀ ĐẢNG LÀ TIẾP TAY CHO THAM NHŨNG
Trả lời

Nặc danh22:16 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Phạm thị hải Chuyền đi lên từ bèo dâu đấy, bằng cấp trình độ chuyên môn thuộc nhóm:Dốt chuyên tu ,ngu tại chức,chó mực từ xa; leo lên được chức Bộ trưởng phải là người lưu manh và gian trá. Dám ký quyết định bổ nhiệm cho Nguyễn thành Phong trong hoàn cảnh như vậy thì chắc chắn là vì tiền.Con Mụ này ngồi xổm lên tất cả.Nếu mụ này còn làm Bộ trưởng hết nhiệm kỳ thì dân còn khốn nạn. Chế độ một đảng tất yếu sản sinh ra những con người như Phạm thị hải Chuyền.
Trả lời

Nặc danh23:17 Ngày 24 tháng 3 năm 2013
Dieu bat nhan o day la su xa xeo, an chan nay lai duoc bo lao dong ok , con thang chuc cho ke tham nhung nua chu,
Trả lời

Lô gô Hà Nội giống hình con ếch chặt đầu

Lô gô Hà Nội - Hình con ếch chặt đầu

Thứ tư - 27/03/2013 11:25

                        

LÔ GÔ HÀ NỘI GIỐNG HÌNH CON ẾCH CHẶT  ĐẦU

                Nhiều lần nhìn lô gô Hà Nội tôi thấy nó giống hình con ếch chắp hai chân trước lên như trong truyện cổ tích “Sự tích con ếch”. Truyện vắn tắt thế này: “Một nhà sự tu 9 đời rồi và đang bước qua đời thứ mười để trở thành chính quả. Nhằm thử thách lần cuổi cùng, Phật Bà biến thành một cô gái rất xinh đẹp cùng ngồi với sư thầy trong chiếc thuyền cô tịnh trên một khúc sông hoang vắng. Mặc cho cô gái quyến rủ đủ mọi kiểu, kể cả thoát y, sư thầy vẫn chấp tay niệm Phật. Nhưng đến gần sáng khi cô gái khoả thân múa bụng tới điểm đỉnh thì sư thầy không cầm lòng được, ôm chầm lấy cô gái thì bất ngờ bị một tiếng sét đinh tai, đêm lại càng đen sầm. Phật Bà ném sư thấy xuống sông và cho biến thành con ếch.
    Đến hôm nay khi làm thịt ếch, lúc chặt đầu, con ếch nào cũng đưa tay lên vái để nhớ lại 10 kiếp tu hành mà không thành chính quả của mình”.
     Trưa nay ngồi uống bia trước Cung Văn hoá Hữu nghị Việt – Xô bất chợt nhìn qua  cửa Cung có hai cái lô gô Hà Nội to đùng (Người ta treo nhân kỷ niệm ngày 10 tháng 10 giải phóng Thủ đô) thì thấy nó thật giống con ếch bà lúc bị người xử trảm.
   Tôi không phải hoạ sỹ nên cái nhìn của tôi có phải bị méo mó đi không? Vì cách Cung mấy bước là trường Đại học Mỹ thuật danh tiếng, lên vài trăm mét nữa là Đại học mỹ thuật Công nghiệp. Bao nhiều hoạ sỹ, giáo sư tài  giỏi không nhìn ra hình con ếch mà tôi nhìn lại thấy hình con ếch. Có lẽ tôi bị loạn thị chăng?
  Tôi hỏi hoạ sỹ Nguyễn Hùng, giảng viên trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội:
   - Anh thấy lô gô có giống con ếch không?
Anh Hùng đáp:
   - Đúng, nó giống con ếch.
 Tôi tiếp: 
  - Sao người ta laị chọn nó làm biểu trưng cho Thủ đô
Hoạ sỹ Hùng buồn rầu:
  - Họ mua hết cả bác ạ!
  Nếu Lô gô Hà Nội giống con rồng thì hay hơn nhiều lô gô giống hình con ếch!
                                                                 
                            Ngày 10 – 10 – 2011
                                   Đỗ Hoàng
Phóng sự ảnh:
Lô gô Hà Nội hình con ếch chặt đầu đang treo ở các tuyến phố chính: Nguyễn văn Cừ, Nguyễn Chí Thanh (Liễu giai), Đường Giải phóng...










P/v: Đỗ Hoàng

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Nghi án Nhà thơ Nguyễn Thành Phong tham nhũng 11 tỷ đồng từ thiện?

Nghi án Nhà thơ Nguyễn Thành Phong tham nhũng 11 tỷ đồng?

Thứ hai - 25/03/2013 17:01

Theo TTX VA ORG
"Nguyễn Thành Phong -Tổng biên tập và Bộ LĐ-TB&XH lên thớt mạng"

 

Đơn tố cáo Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội: Bao che sai phạm tham nhũng 11 tỷ tiền từ thiện

 Trụ sở Bộ lao Động – Thương Binh và Xã Hội
Thư ngỏ gửi Ban cán sự Bộ LĐ-TB&XH

BAO CHE CHO KẺ NHẬP NHÈM 11 TỶ ĐỒNG TỪ THIỆN
Sự việc hy hữu này trớ trêu thay lại xảy ra tại Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, một Bộ chuyên chăm lo chính sách đối với người có công, trẻ tàn tật mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng yếu thế khác.


  Nhà thơ Ngưyễn Thành Phong
 
* 7 SAI PHẠM VÀ CÚ BỔ NHIỆM NGOẠN MỤC
 Diễn biến vụ việc như sau: Ngày 9/7/2012 Đoàn thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã công bố kết quả thanh tra đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập Tạp chí Gia đình & Trẻ em kiêm Tổng biên tập Báo Lao động – Xã hội cùng một số cán bộ liên quan, trong đó chỉ rõ những sai phạm của ông Nguyễn Thành Phong gồm:
- Trù úm cán bộ, vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo điều hành đơn vị.
- Tuyển người vào Báo sai qui định.
- Vi phạm các qui định về tài chính trong hoạt động từ thiện.
- Không công khai minh bạch trong hoạt động từ thiện.
Tiếp đó ngày 13 tháng 9 năm 2012 Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm đã có văn bản số 3238/LĐTBXH –TCCB yêu cầu kiểm điểm các hành vi sai phạm theo kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Thành Phong. Trong đó yêu cầu ông Phong kiểm điểm 7 hành vi vi phạm :
- Vi phạm qui chế dân chủ trong quản lý điều hành cơ quan trong việc tuyển dụng lao động…
- Có hành vi trù úm cá nhân, tùy tiện trong xử lý cán bộ .
- Vi phạm qui chế dân chủ trong quản lý điều hành cơ quan trong việc thực hiện các chương trình nghệ thuật từ thiện. Thiếu bàn bạc trong Ban biên tập và trong cán bộ chủ chốt của Báo..
- Vi phạm trong việc ký và thực hiện các hợp đồng hợp tác làm các chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện trong việc ông Phong ký hợp đồng hợp tác theo hình thức ủy quyền nhưng không có điều khoản để quản lý giám sát hợp đồng, không có sự kiểm soát của Báo.
- Vi phạm trong việc ký và thực hiện các hợp đồng hợp tác làm các chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện, trong việc tổ chức của ông Phong khi hợp đồng kết thúc Bên B không có báo cáo đầy đủ những thông tin cần thiết (thu, chi, tổng kết tài chính) hai bên đã thanh lý hợp đồng. Không công khai tên, địa chỉ người nhận từ thiện.
- Vi phạm trong việc ký và thực hiện các hợp đồng hợp tác làm các chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện trong việc ông Phong vừa là Bên A vừa là Bên B. Hợp đồng đã ký với các đối tác không được lưu trữ đầy đủ tại đơn vị…
Điều lạ lùng là với những vi phạm trên, chẳng những ông Phong không bị kỷ luật gì mà Bộ LĐ-TB&XH chỉ ra thông báo phê bình và tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chính thức làm Tổng biên tập Báo LĐ-XH. Điều này khiến những người theo dõi vụ việc muốn gửi tới Ban cán sự Bộ LĐ-TB&XH vài điều băn khoăn.
 * 11 TỶ ĐỒNG TỪ THIỆN VÀO TÚI AI ?
- Theo kết luận của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, từ khi về Báo LĐ-XH kiêm nhiệm chức Tổng biên tập của tờ báo này, ông Nguyễn Thành Phong đã thực hiện 8 chương trình nghệ thuật từ thiện với tổng số tiền vận động được báo cáo là 11 tỷ đồng.
 Thanh tra cũng thu thập được 577 Hợp đồng nhận tiền tài trợ có chữ ký của ông Phong, nhưng việc chi tiêu khoản tiền này ra sao Báo LĐ-XH không hề biết. Đồng thời cũng không có danh sách, địa chỉ người được nhận từ thiện được quản lý tại cơ quan Báo và cũng không được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như qui định của Chính phủ. Cá nhân ông Nguyễn Thành Phong cũng không giải trình được số tiền này đã chi tiêu ra sao.
Với cách làm từ thiện như vậy liệu có phải ông Phong đã lợi dụng chức vụ được giao để cấu kết với các công ty bên ngoài làm ăn riêng nhằm trục lợi ? Nếu không vì sao ông Phong đại diện cho Báo ký nhận những khoản tiền lớn nhưng không chuyển tiền về Báo mà lại chuyển vào tài khoản của các Công ty bên ngoài ?
 * Tại Hợp đồng hợp tác Chương trình Huyền thoại Mẹ (thực hiện năm 2011) do ông Nguyễn Thành Phong ký với 2 Cty truyền thông, trong đó có điều khoản ông Phong cho phép các Công ty truyền thông được sử dụng “tiền tài trợ từ thiện vận động được vào mục đích kinh doanh”.
Theo Bộ LĐ-TB&XH việc làm này là đúng hay sai? Nếu đúng có nên nhân rộng cách “kiếm tiền” này trong xã hội ? Và nếu sai vì sao Bộ Lao động lại lời đi cho ông Phong ?
BAO CHE CHO THAM NHŨNG TỪ THIỆN
 Bất bình thường hơn trong các hợp đồng ông Phong ký hợp tác với các công ty bên ngoài làm các chương trình nghệ thuật từ thiện, khi ký hợp
đồng hợp tác thì ông Phong là Bên A (đại diện bên Báo LĐ-XH) ủy quyền cho Bên B (bên các công ty truyền thông) thực hiện các chương trình nghệ thuật từ thiện, nhưng khi nhận tiền tài trợ từ thiện của các doanh nghiệp ủng hộ, ông Phong lại biến thành Bên B (bên công ty truyền thông) ký nhận những khoản tiền lớn nhưng không chuyển số tiền này về Báo LĐ-XH mà chuyển về tài khoản của các công ty truyền thông cùng hợp tác làm ăn với ông Phong. Sự nhập nhèm A –B và cách làm từ thiện thiếu minh bạch này nhìn qua ai cũng hiểu là trái với các qui định của Nhà nước, là biểu hiện của thất thoát, tham nhũng, rút ruột lòng hảo tâm của xã hội.
Thế nhưng không hiểu sao Bộ lao động lại cố tình làm ngơ cho ông Phong, làm ngơ khi lòng hảo tâm của xã hội bị tham nhũng. Phải chăng số tiền 11 tỷ đồng từ thiện thất thoát này là quá nhỏ đối với Bộ Lao động nên Bộ đã làm ngơ cho ông Phong?
 Chuyện lạ hơn, cách đây vài tháng khi Báo LĐ-XH họp kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4, phát biểu trước toàn thể Đảng viên và cán bộ chủ chốt của tờ báo này, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục khẳng định ông Nguyễn Thành Phong có nhiều sai phạm và nhấn mạnh “anh Phong rồi đây còn phải đối mặt với pháp luật nữa”. (còn biên bản lưu tại Chi bộ Báo LĐ-XH). Thế nhưng chẳng thấy “pháp luật” đâu chỉ thấy ông Phong không những không bị kỷ luật gì mà còn nhanh chóng được bổ nhiệm đề bạt.
Không lẽ kỷ, cương phép nước ở một Bộ vốn nhiều truyền thống tốt đẹp, nay đã không còn ?


ĐÂY LÀ CÁCH LÀM TỪ THIỆN NHẬP NHÈM CỦA ÔNG NGUYỄN THÀNH PHONG, VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG BIÊN TẬP BÁO LAO ĐỘNG – XÃ HỘI.
Trong Hợp đồng hợp tác tổ chức chương trình, ông Phong là Bên A – đại diện cho Báo Lao động Xã hội. Nhưng trong Hợp đồng  nhận tiền tài trợ, ông Phong bỗng biến thành Bên B và tiền được chuyển về tài khoản của Bên B chứ không chuyển về Bên A- bên Báo LĐ-XH.
Thanh tra Bộ Lao động đã thu giữ 577 hợp đồng nhận tiền tài trợ có chữ ký của ông Phong (như ảnh trên).



Tại Hợp đòng Hợp tác tổ chức Chương trình nghệ thuật từ thiện Huyền thoại Mẹ. Có điều khoản ông Phong cho phép các công ty truyền thông được sự dụng tiền từ thiện vận động được vào MỤC ĐÍCH KINH DOANH. (phần gạch dưới)

Phải kiểm điểm 7 nội dung sai phạm và bị Thứ trưởng Bộ Lao động “đe” “sẽ phải đối mặt với pháp luật” vậy mà vẫn được Bộ Lao động bổ nhiệm Tổng biên tập. Có lẽ việc kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 ở Bộ này chỉ là trò đùa của một số quan chức ?
Tác giả Trang Trần gửi TTXVA.ORG

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức gửi Đỗ Hoàng

Thư nhà văn Nguyễn Hoàng Đức gửi Đỗ Hoàng

  
Chào nhà thơ Đỗ Hoàng

Tôi đã đọc bài góp ý hiến pháp của ông. Rất hay. giờ tôi xin có com
ment, ông gửi giúp tôi lên nhé. Tôi đã đọc nhiều bài phê bình thơ của Đỗ Hoàng, tôi đã nhận ra sự
nhiệt huyết, thành thật, dũng cảm và trí tuệ đầy đủ chi tiết của anh.
Hôm nay, giữa lúc Hội Nhà Văn đang đóng vai nồi thịt đông không cần có
bất cứ phản xạ nào trước một sinh hoạt sinh tử thượng tầng của quốc
gia là góp ý hiến pháp.Thêm một lần nữa, tôi lại thấy Đỗ Hoàng chứng
tỏ cái nhân cách đáng trọng đầu tiên của con người, đó là lòng dũng
cảm. Trước khi góp ý hiến pháp, anh "vẽ" chi tiết bản đồ gia hệ nhà
mình cả bên nội lẫn bên ngoại. Nghĩa là không chỉ tên gọi mà còn địa
chỉ rõ ràng, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước vấn đề lớn của dân tộc.
Anh dùng sở trường của mình, kiến thức rất am tường về các bài học của
lịch sử, đặc biệt là Trung Quốc, muốn soi rọi một hướng lựa chọn khả
dĩ nhất cho dân tộc Việt Nam. Nước Nam ta có nhiều nhà thơ biết ám ảnh
và hành động về tương lai tiến bộ của dân tộc thì tốt biết bao. Thật
bái phục Đỗ Hoàng! Tưởng nhà thơ chỉ có thể vu vơ đi mây về gió mà lại
có trách nhiệm công dân "giấy trắng mực đen", "bút sa gà chết" cao như
vậy. Tôi vừa bái phục, vừa cám ơn anh!

Nhà văn, nhà triết học Nguyễn Hoàng Đức

Góp ý xây dựng Hiến pháp 1992

Góp ý Hiến pháp 1992

Thứ sáu - 22/03/2013 15:29

 GÓP Ý XÂY DỰNG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

NÊN XÂY DỰNG HIẾN PHÁP VIỆT NAM THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM  1946



                                          

                                                                Nhà thơ Đỗ Hoàng

                   HIẾN PHÁP VIỆT NAM: DÂN CHỦ GIẬT LÙI
                                                                            

Đỗ Hoàng

Chưa bao giờ ở nước ta có phòng trào dân chủ rộng rãi lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào sửa đổi Hiến pháp đất nước như hôm nay. Nhiều tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đến tổ dân phố. Nhưng ở Hội Nhà văn Việt Nam vẫn chưa thấy động tĩnh gì
 Nhưng rồi “ quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (nước nhà suy thịnh mỗi người dân đều phải có trách nhiệm) tôi mạo muội “ngôn trung nghịch nhĩ” (lời nói đúng hay trái lỗ tai) dù có vấn nạn gì thì cũng đành chịu.
  Mẹ tôi là đảng viên tiền khởi nghĩa, hoạt động cách mạng cướp chính quyền tại huyện lỵ quê nhà (Lệ Thủy – Quảng Bình) năm 1945, làm bí thư phụ nữ xã rồi bí thư phụ nữ huyện. Bố tôi từ Pháp về đã từng là đại đội trưởng 361 ( huyện đội Lệ Thủy). Bố mẹ bên vợ là cán bộ quân đội tập kết. Bố vợ tốt nghiệp trường sỹ quan pháo binh Sơn Tây năm 1961. Liệt sỹ chống Mỹ.
    Bản thân tôi từng công tác nhiều năm ở Báo Đảng, Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, cán bộ nguồn Tây Nguyên, cán bộ đào tạo nguồn học đại học tại Hà Nội với quyết định ghi “Học xong tốt nghiệp về lại cơ quan cũ công tác”. Hiện phụ trách Thơ, Tạp chí Nhà văn (10 năm nay). Hệ số phụ cấp chức vụ 0,6). Tôi không đảng phái.
Tôi không có hiềm khích ghen tỵ, thù hằn gì về đồng liêu, nhà nước, chính Đảng. Xã hội nào rồi cũng phải có người cầm quyền. Người cầm  quyền giỏi thì dân tộc được nhờ. Vua sáng tôi hiền phúc đức đất nước mà nên tôi đóng góp ý kiến của mình như nhiều nhà văn, trí thức khác xuất phát từ tâm, muốn đất nước tiến nhanh tiến mạnh, xóa bỏ tệ nạn, tiêu cực phá hoại dân tộc.
   Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một hiến pháp dân chủ, tiến bộ nhất thời ấy cho đến hôm nay do Cụ Hồ và các nhà cách mạng, nhân sỹ trí thức yêu nước, nhân dân làm ra. Nhờ Hiến pháp này mà Tổ quốc ta đã tập hợp tất cả thành phần tầng lớp dân chúng tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thấng lợi. Uy tín của Đáng Lao động Việt Nam – Đảng cầm quyền lên cao. Có lúc nào đó Đảng với dân là một, thực sự là đồng cam cộng khổ.
  Để giữ uy tín của Đáng Lao động Việt Nam, ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, có nhiều ý kiến cho rằng để đất nước phát triển, Đáng Lao động Việt Nam nên rút lui thì nước Việt Nam sẽ tránh khỏi cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Việt Nam sẽ đi một hướng khác có thể trở thành Hàn quốc, Đài Loan hoặc Đức.
  Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, năm 1988, Đại hội IV của Đáng Lao động Việt Nam đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam và xóa bỏ các Đảng khác như: Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, xây dựng một chế độ đảng chủ - độc đảng, học theo các chế độ phong kiến xưa.
Giảo thỏ tử
Cẩu tẩu phanh
Cao điểu tận
Lương cung tàng
Địch quốc phá
Mưu thần vong
(Thỏ con chết
Chó phanh thây
Chim dữ chết
Cung chặt ngay
Giặc giết hết
Đảng phái bay!)
(Đỗ Hoàng tạm dịch)
   Đảng Cộng sản Việt Nam  thực hiện một tổ chức đảng trị toàn diện. Từ tổ phó dân phố, tổ phó chuyên môn trường mầm non, tổ chèo, tuồng, cải lương, hát bội, khách sạn, xiếc thú… trở lên đều phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Quốc hội trên 95% đảng viên, các hội chính trị xã hội nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam trên 95% đảng viên (Hội Nhà văn Việt Nam có gần 1000 hội viên thì có đến 950 hội viên là đảng viên Cộng sản.)
 Độc đảng sinh ra bao nhiêu tệ nạn như tham nhũng, lộng quyền, hách dịch, chèn ép, băng hoại đạo đức lối sống, bán rẻ lương tâm, bán rẻ đất nước  mà không sao khắc phục nỗi.
Van bầy giặc đỏ như van khái
Giết đám dân đen tựa giết gà.
Tấc biển, tấc sông đem bán quỷ,
Thước đồi thước núi hiến dâng ma
( Gương Đỗ Chiểu – Thơ Đỗ Hoàng)
 Làm chính trị là một việc khó. Người có tài có đức mới làm được. Lấy trí trị ngu là thuận, lấy ngu trị trí tất hỏng (Khổng Tử). Đảng Cộng sản việt Nam làm ngược lại.
 Có đảng viên mới được cầm quyền nên tạo ra một loại người bằng mọi giá luồn lách, mưu mẹo, gian manh, lừa đảo, táng tận lương tâm để chui cho được vào đảng mà không chịu học hành, rèn tài, rèn đức, không vì nghĩa cả dân tộc cống hiến nên Đảng Cộng sản Việt Nam chất lượng càng ngày xuống thấp, mất uy tín với dân tộc nghiêm trọng. Điều này chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận trên báo chí và trên truyền thông.
  Một nước đâu đâu cũng thấy bàn tay của chính quyền (bàn tay Đảng) sai khiến, kiểm soát, can thiệp khó mà trị được lâu dài (Lão tử). Lão tử chủ trương lấy dân chủ chống lại chuyên quyền.
Hiến pháp bổ sung năm 1992 là một hiến pháp mà dân chủ chỉ là một hình thức mị dân.
  Các chế độ quân chủ, đảng chủ có thể tồn tại lâu dài nhưng xã hội chậm hoặc không phát triển như : Trung cổ châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga Hoàng, các chư hầu, thuộc quốc của Trung Quốc.
  Việt Nam hiện giờ, sau gần 40 năm hòa bình, cái kim sợi chỉ cũng chưa làm được. Đất nước thành bãi rác hàng hóa ế thừa, cổ lổ sỹ của bên ngoài ập vào. Xe hon đa, ti vi, tủ lạnh, truyền hình, điện thoại di động, viễn thông, internet …đều của nhân loại đưa lại chứ đâu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các nước như: Madagatca, Ma rốc, Philippin, Thái Lan… cũng có mà còn có tốt và nhiều hơn mình nữa.
  Muốn cho Việt Nam phát triển, trở thành con rồng châu Á như các nước trong khu vực và thế giới, như nhiều ý kiến của các chính khách, trí thức, nhân sỹ và nhân dân, tôi nghĩ  Việt Nam nên lấy tinh thần Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng để sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chú ý các điểm lớn:

  • Tự do báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hinh
  • Tự do ngôn luận
  • Tự do lập hội, nghiệp đoàn
    • Tự do lập đảng phái
    • Tự do cư trú
    • Công dân có nghĩa vụ đi lính
  • 15 vạn người dân bầu 1 nghị viên
  • Công dân 18 tuổi có tài đức có quyền ứng cử tham gia chính quyền.
  • Quân đội, công an bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Trong nước có nhiều đảng phái, quân đội, công an không nên tham gia đáng phái.

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2013
Nhà thơ Đỗ Hoàng
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
(Không đảng phái)