Bài thơ cũ của Nguyễn Bình Phương - Không phải thơ
Thứ tư - 18/06/2014 15:23
BÀI THƠ CŨ – NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG – MỘT BÀI VÔ LỐI KHÔNG PHẢI THƠ (!)
Đỗ Hoàng
Nguyên văn:
Ta sinh ra cô đơn
giờ cô đơn đã cũ
ta trưởng thành bởi sợ hãi
sợ hãi cũng cũ rồi
Này tôi một khuôn mặt công chức
đứng nhìn
những cuộc họp rạc rài
tiêu ma bao ý tưởng
xa xa trải một mùa bệnh hoạn
bệnh hoạn cũng cũ rồi
Số mệnh già như trời
lọm khọm đi giữa công viên đầy nắng
nắng có gì hay hớm nữa đâu
Đèn bật sáng không còn nơi ẩn náu
đám @ đánh võng như bay
thời gian ngã, máu tuôn, thời gian không thể dậy
tốc độ ư?
thì cũng cũ lắm rồi
Những ngày dài, thật dài
ngồi kín đáo trong phòng tưởng tượng
sông Hồng đê mê hóa một nén hương
dẫn ý nghĩ vào nới chưa hề biết
Trong bóng râm lạnh lùng vang vang lời nhắc:
ta lớn lên bằng kiếm tìm
kiếm tìm giờ đã cũ
(1) Bài in trên báo Văn nghệ số 24 ngày 14 - 6 – 2014
Những người làm thơ dù vụng dại, yếu kém, học vấn thấp…đều có thể tha thứ được. Nhưng cái bệnh giả dối, điệu đàng làm ra vẻ ta đầy là con người siêu nhân mà trong trí não, con tim rỗng tuyếc thì không thể nào tha thứ được. Nguyễn Bình Phương thuộc loại thứ hai!
Bài thơ cũ không thể gọi là bài thơ, dù tác giả Nguyễn Bình Phương cố đeo khuyên vàng gọi nó là thơ(!) . Nó là một loại quái thai mà Nguyễn Bình Phương sính viết để làm phù thủy đánh lừa độc giả.
Cái gì trong bài vô lối này đều giả dối hết.
Ta sinh ra cô đơn. – Anh làm sao sinh ra cô đơn được?
- Ta trưởng thành bởi sợ hãi? Anh sợ hãi làm sao anh lớn lên được. Mẹ anh đẻ anh ra mà chó sói tru, cọp gầm thì mẹ anh lấy gì cho anh bú mà anh lớn lên?
Nguyễn Bình Phương muốn làm ra cho phi lý nhưng nó quái dị, kệch cởm, vô duyên!
Cô đơn, sợ hãi thử hỏi trên đời này có bao giờ cũ?
Nói một cách lấy được, nói ra cho vẻ mới mà nó chẳng có gì mới, lại ngỡ như lời nói của kẻ tâm thần!
Anh cũng lấy vợ, sinh con. Thằng con anh nên đsatj tên là Cô Đơn!
Anh sinh ra thằng con anh nó cô đơn nên anh phải chơi đánh trận giả với nó chứ gì? Nó đã chắc gì cô đơn? Nó còn mẹ nó, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cậu dì, làng xóm nữa chứ?
Này tôi một khuôn mặt công chức? Anh là một người lính tẩy, trưởng thành từ lính lên sỹ quan, mà sỹ quan cao cấp. Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt để xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Anh có phải công chức đâu?
Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước[1], đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước[2]…
Viết lộn xa, lộn xộn, chữ nghĩa cũ rich, làm dáng:
- Số mệnh già như trời
- Lọm khọm đí giữa công viên đầy nắng.
- Sông Hồng đê mê hóa một nén hương…
Nguyễn Bình Phương cũng sính dùng âm Hán - Việt chưa Việt hóa. Dùng một mình hoặc lẻ loi thuần Việt có phải được hơn không?
Cách đẩy gần 2 000 năm Trần Từ Ngang không nói một từ nào cô đơn mà người đọc thấy sự lẻ loi, một mình tê tái biết nhường nào:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
Trần Tử Ngang
Dịch nghĩa:
BÀI CA LÚC LÊN ĐÀI U CHÂU
Trước không thấy người xưa,
Sau chẳng thấy ai tới
Khấn trời đất mịt mờ,
Một mình lệ như xối!
Đỗ Hoàng dịch thơ
Nói chung là không nên mất thì giờ với những bài Vô lối như thế này. Cái đáng trách là người viết đã tâm thần, người bình
nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm cũng không biết thơ ca là gì, thần kinh nốt. Tất cả chỉ làm tổn hại đến thẫm mỹ của độc giả!
Hà Nội, ngày 18 – 6 -2014
Đ - H
Đỗ Hoàng
Nguyên văn:
Ta sinh ra cô đơn
giờ cô đơn đã cũ
ta trưởng thành bởi sợ hãi
sợ hãi cũng cũ rồi
Này tôi một khuôn mặt công chức
đứng nhìn
những cuộc họp rạc rài
tiêu ma bao ý tưởng
xa xa trải một mùa bệnh hoạn
bệnh hoạn cũng cũ rồi
Số mệnh già như trời
lọm khọm đi giữa công viên đầy nắng
nắng có gì hay hớm nữa đâu
Đèn bật sáng không còn nơi ẩn náu
đám @ đánh võng như bay
thời gian ngã, máu tuôn, thời gian không thể dậy
tốc độ ư?
thì cũng cũ lắm rồi
Những ngày dài, thật dài
ngồi kín đáo trong phòng tưởng tượng
sông Hồng đê mê hóa một nén hương
dẫn ý nghĩ vào nới chưa hề biết
Trong bóng râm lạnh lùng vang vang lời nhắc:
ta lớn lên bằng kiếm tìm
kiếm tìm giờ đã cũ
(1) Bài in trên báo Văn nghệ số 24 ngày 14 - 6 – 2014
Những người làm thơ dù vụng dại, yếu kém, học vấn thấp…đều có thể tha thứ được. Nhưng cái bệnh giả dối, điệu đàng làm ra vẻ ta đầy là con người siêu nhân mà trong trí não, con tim rỗng tuyếc thì không thể nào tha thứ được. Nguyễn Bình Phương thuộc loại thứ hai!
Bài thơ cũ không thể gọi là bài thơ, dù tác giả Nguyễn Bình Phương cố đeo khuyên vàng gọi nó là thơ(!) . Nó là một loại quái thai mà Nguyễn Bình Phương sính viết để làm phù thủy đánh lừa độc giả.
Cái gì trong bài vô lối này đều giả dối hết.
Ta sinh ra cô đơn. – Anh làm sao sinh ra cô đơn được?
- Ta trưởng thành bởi sợ hãi? Anh sợ hãi làm sao anh lớn lên được. Mẹ anh đẻ anh ra mà chó sói tru, cọp gầm thì mẹ anh lấy gì cho anh bú mà anh lớn lên?
Nguyễn Bình Phương muốn làm ra cho phi lý nhưng nó quái dị, kệch cởm, vô duyên!
Cô đơn, sợ hãi thử hỏi trên đời này có bao giờ cũ?
Nói một cách lấy được, nói ra cho vẻ mới mà nó chẳng có gì mới, lại ngỡ như lời nói của kẻ tâm thần!
Anh cũng lấy vợ, sinh con. Thằng con anh nên đsatj tên là Cô Đơn!
Anh sinh ra thằng con anh nó cô đơn nên anh phải chơi đánh trận giả với nó chứ gì? Nó đã chắc gì cô đơn? Nó còn mẹ nó, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cậu dì, làng xóm nữa chứ?
Này tôi một khuôn mặt công chức? Anh là một người lính tẩy, trưởng thành từ lính lên sỹ quan, mà sỹ quan cao cấp. Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt để xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Anh có phải công chức đâu?
Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước[1], đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước[2]…
Viết lộn xa, lộn xộn, chữ nghĩa cũ rich, làm dáng:
- Số mệnh già như trời
- Lọm khọm đí giữa công viên đầy nắng.
- Sông Hồng đê mê hóa một nén hương…
Nguyễn Bình Phương cũng sính dùng âm Hán - Việt chưa Việt hóa. Dùng một mình hoặc lẻ loi thuần Việt có phải được hơn không?
Cách đẩy gần 2 000 năm Trần Từ Ngang không nói một từ nào cô đơn mà người đọc thấy sự lẻ loi, một mình tê tái biết nhường nào:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
Trần Tử Ngang
Dịch nghĩa:
BÀI CA LÚC LÊN ĐÀI U CHÂU
Trước không thấy người xưa,
Sau chẳng thấy ai tới
Khấn trời đất mịt mờ,
Một mình lệ như xối!
Đỗ Hoàng dịch thơ
Nói chung là không nên mất thì giờ với những bài Vô lối như thế này. Cái đáng trách là người viết đã tâm thần, người bình
nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm cũng không biết thơ ca là gì, thần kinh nốt. Tất cả chỉ làm tổn hại đến thẫm mỹ của độc giả!
Hà Nội, ngày 18 – 6 -2014
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét