Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Thơ chống giặc nội, ngoại xâm (tiếp theo...)

Thơ chống giặc nội ngoại xâm (tiếp theo...)

Thứ ba - 24/06/2014 11:46
THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM (Tiếp theo ***1
 
  Đỗ Hoàng


      IM RÁO

Hết tiểu cáo rồi lại đến đại cáo
Nhưng có lão gian nào dám ra khai báo.
Đêm ngày lo tấu tán vàng kho
Trước công luận tất thảy đều im ráo!

Hà Nội, ngày 20 – 6 – 2014

        IM RE
Dao búa côn quyền chúng luôn đe
Dân đen cùng khổ dám ho he
Trống mõ thâu đêm hăm với dọa
Giặc vào tận cửa lại im re!

Hà Nội, ngày 20 – 6 – 2014

NGÀY GÁI ĐIẾM

365 ngày, ngày nào cũng kỷ niệm
Nhưng chỉ có một ngày rất hiếm
Đến nay có hơn vạn ca ve
Mà  không có ngày nào dành cho gái điếm!

Hà Nội, ngày 20 – 6 -2014


               ANH HÙNG ĐÁNH GIẶC

Cổ chí kim chỉ có anh hùng đánh giặc
Bọn gian quan bao giờ cũng vắng mặt
Nhưng khi yên bình mà coi
Chúng đến nhiều hơn ruồi liếm mật!

Hà Nội, ngày 20- 6 -2024

  
CÓ TỘI VỚI LỊCH SỬ

Tổ tiên dặn : Không để mất một  tấc đất
Có xương máu ông cha ta nghìn đời
Nhưng chúng vẫn để cho kẻ thù chiếm mất
Trước lịch sử vẫn nhởn nhơ rong chơi!

Hà Nội, ngày 21 – 6 – 2014

CHO VÀO LỬA

Giặc đã vào biển Đông tận cửa
Mà lũ tham vẫn chia lô, tậu biệt thự
Và lo con cháu ra nước ngoài
Thật đáng cho chúng vào lửa.

Hà Nội, ngày 21- 6 -2014

TỘI ĐEM NƯỚNG

Ăn tiền thuế dân viết văn lên hàng tướng tá
Mà viết ra toàn tắc tỵ, vô lối, chơi khăm nặng mùi có rả.
Những kẻ kia phải tự mình luận tội của mình
Có đáng cho thân vào lả!

Hà Nội ngày 21 – 6 – 2014
 


TƯỚNG Ở ĐÂU?

Tàu giặc đêm ngày vây bủa
Chúng giơ cao vói, giơ cao búa
Tướng năm sao, tướng bảy sao đâu rồi?
Sao chắng thấy ông nào mang gươm, cưỡi ngựa!

Hà Nội ngày 21- 6 -2014

NGÃ GỤC


Đất nước như cây gỗ mục
Mà lũ gian quan vẫn đêm ngày đêm đang đục
Nếu không chóng thì chầy
Giang sơn này một lúc thì cũng gục!

Hà Nội, ngày 22 – 6 -2014

RAO GIẢNG

Chúng luôn luôn rao giảng đạo đức
Lời lời bôi nước hoa thơm phức
Nhưng bát cơm nông phu để ở nào
 Như chuột, chúng cũng tìm cách để xực!

Hà Nội, ngày 22- 6 - 2014

LÁI SÚNG

Tàu và Á châu đang độ đụng
Sẽ có kẻ phát lên giàu khủng
Máu dân lành trái đất lại đổ ra
Để làm mồi cho bọn lái súng!

Hà Nội, ngày 22 – 6 -2014

 XUẤT HIỆN

Đố ai tìm ra được con cháu quan tham nào ngoài cuộc chiến?
Mặc cho dân đen đánh nhau đỏ bẫm máu biển
Mốt mai hòa bình mà thử xem
Chúng lại về trên ngôi cao phản biện!

Hà Nội, ngày 22 – 6 -2014



XEM LỤC LẠC VÀNG

Xem mục Ti vi Lục lạc vàng
Lại thấy quê nhà quá  tan hoang
Dân tình đói khổ sao nhiều thế?
Còn phải phơi hình giữa tóc tang!
 





Hà Nội, ngày 23 – 6 – 2014



VUA PHẢI KÊU

Đến bậc vua rồi còn phải kêu
Gian quan vô lại phát ra nhiều.
Nhìn ngoài ruộng lúa sâu bò đám,
Tất thảy hoa màu chỉ có tiêu!

Hà Nội, ngày 24 – 6 – 2014


KÍNH ĐẠI TƯỚNG (*)

Có ông thì bọn lục lâm không dám máy mó
Đại tướng mất đi, giặc bắt đầu dòm ngó
Nhân dân thương tiếc vị anh hùng
Trời đất hôm nào sao trăng cũng lệ rỏ!

Hà Nội 24 – 6 -2014


KÍNH ĐẠI TƯỚNG (**)

 Đại tướng như Lý Quảng nếu còn sống
Giặc Hung Nô không dám ra khơi, vào lộng
Tàu Madoc Mỹ còn bị ta đánh chìm
Thá gì mấy cái thuyền nan Tàu cộng!

Hà Nội, ngày 24 – 6 – 2014



QUAN XÃ (***…)

Bây giờ có thêm nhiều loài quan xã
Mặt mũi y  những bầy xỏ lá
Lý trưởng, chánh tổng xưa cũng vái dài.
Chúng gian thâm hơn những phường ác bá!

Hà Nội, ngày 24 – 6 -2014

QUAY LẠI VẠCH XUẤT  PHÁT

Dân đen thì một cổ mười tròng
Ruộng đất, rẫy nương cũng đặt vòng.
Xưa khổ đói thì nay đói khổ.
Chạy hết đường quay lại vạch số không!

Hà Nội, ngày 24 – 6 -2104
 

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Thơ chống giặc nội ngoại xâm

Thơ chống giặc nội, ngoại xâm

Thứ năm - 19/06/2014 14:15

   Đỗ Hoàng

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI XÂM VÀ NGOẠI XÂM


TÀU Ô BỊ PHANG

Thập kỷ 60 thế kỷ trước, Tàu đánh Ấn độ tình hình rất căng thẳng
Sau đó đánh Liên Xô ở biên gới cũng không thể thắng
Gây hấn với Nhật Bản chẳng được điều gì
Nắm 1979 chiến tranh biên giới Việt Nam thì bị phang cho què cẳng!

Hà Nội, ngày 7- 6 – 2014

GIAN THƯƠNG – QUAN LẠI
Gian thương thường cấu kết với quan lại
Chúng rút ruột của công thì chúa Chỗm cũng phải vái
Những nước độc tài bao giờ cũng thế mà thôi
Bọn ấy sẽ làm cho quốc gia đại bại!

Hà Nội, ngày 7 – 6 – 2014

PHƯỜNG ĂN CỦA ĐÚT

Lồ lộ mặt phường ăn của đút
Như vòi rồng của tàu Trung Quốc đang hút
Máu lân bang và máu dân lành
Tại họa chúng gây ra còn hơn bão lụt!

Hà Nội, ngày `12- 6 – 2014

TÀU Ô SANG

Xưa nay đều xảy ra như thế trên đất Việt
Khi bọn quan tham làm cho Tổ quốc khánh kiệt
Khi trong nước chính sự phiền hà.
Là đám Tàu Ô đưa quân sang vơ vét!

Hà Nội, ngày 12 – 6 – 2014

VỮNG BÀN THẠCH

Chống giặc ngoại xâm dề hơn chống quạn lại ngày đêm đục khoét
Đứa gặm đất của dân, đứa thì tìm cách thụt két
Quốc gia nào diệt được loại này
Thì giang sơn vững như bàn thạch!

Hà nội, ngày 12 - 6 – 2014

MẤT GIANG SƠN

Tất cả những bờ xôi ruộng mật
Đã lọt vào tay những trùm chúa đất
Chúng đều là những đứa cướp không của dân
Giang sơn này chưa biết lúc nào sẽ mất!

Hà Nội, ngày 12 – 6 -2014

VIỆC ÍT THẤY

Chẳng thấy vị quan tham nào trả lại của đút
Dù đó là hủ nhút
Cho nên cả thế gian nước mắt đầy
Đến trời cao kia rồi cũng bị ngập lụt!

Hà Nội, ngày 12 – 6 – 2014

NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO

Bọn quan tham nói mười nhưng không làm được một
Chúng nói xuôi nhưng toàn làm ngược
Cuối cùng chỉ chết dân đen
Họ bị lột da như con chẫu chuộc!

Hà Nội, ngày 12 – 6 - 2014

ĐỪNG NGHE QUAN THAM

Đừng nghe bọn quan tham chúng nói
Chúng nói thì vô cùng giỏi
Đến như Gơben cũng tôn chúng bậc thầy
Còn chúng làm thì không việc gì là không trọng tội!

Hà Nội ,ngày 12 – 6 -2014

CHƯA TỪNG THẤY

Chúng đút tiền để đừng đi lính
Chứ chưa từng thấy chúng đút tiền để  được cầm súng
Biển Đông đang đỏ máu hàng ngày
Nhưng trùng khơi chưa thấy mặt một viên quan tham nhũng!

Hà Nội, ngày 12 – 6 – 2014

NẠN QUAN THAM

Đất nước mà độ một vạn quan tham
Thế là đã đủ cho quốc gia điêu tàn
Nếu nước nào còn nhiều hơn nữa
Thì giặc vào không cần đánh cũng tan!

Hà Nội, ngày 12 – 6 -2014

MANH MÚNG

Tiền công chức lương không đủ sống
Từ xưa đến nay họ quay như chong chóng
Cán bộ cao thì bỗng lậu vào
Cán bộ cấp thấp thì chui rúc manh múng!

Hà Nội, ngày 13 – 6 – 2014

QUAN THAM NHŨNG (***)

Chúng không có cửa hàng, cửa hiệu
Cũng không có công trinh khoa học, phát minh lừng danh.
Mà chúng giàu nhất nhì thế gới
Thì chỉ có chúng ăn cướp của nhân dân!

Hà Nội, ngày 13 – 6 – 2014

LỜI KHUYÊN CỦA TỔNG THỐNG  Ô BA MA

Với sinh viên, tổng thống Ôbama có lần nhắc nhủ
Các bạn đừng nên nuôi ước mơ làm cầu thủ
Mà nên nuôi ước mơ làm nhà khoa học tài năng
Đó là lời khuyên vô cùng đầy đủ!

Hà Nội, ngày 14 -6 -2014

XỬ QUAN THAM

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng ca thán:
Bọn quan tham ăn của đút dân nghèo không biết chán.
Ăn tiền chống bão lụt, tiền thương binh liệt sỹ, trẻ mồ côi.
Chính bọn ấy nên đem pháp trường không cần xử án!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

LẠI VÊ QUAN THAM

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng phải thật kinh:
Tham nhũng là khuyết tật quyền lực bẩm sinh.
Chế độ nào, thời nào cũng có.
Vấn đè là phải đưa chúng vào luật tội hình!

Hà Nội, ngày 14 - 6 - 2014

LIÊN KÊT CHỐNG TÀU

Tàu muốn cướp Biển Đông và thế giới
Mộng xâm lăng đầy tội lỗi.
Các nước khối Asian phải biết đồng lòng
Thì giặc Hán không làm gì nổi!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

MẶT QUAN THAM (***)

Lạ gì cái mặt lũ quan tham
Lời nói khác xa với việc làm
Của đút nhiều năm chất như núi
Giặc đến nhà rồi chúng vẫn còn ham!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

MẶT QUAN THAM (****)

Có khác gì đâu mặt quan tham
Chúng vừa nhìn dọc, lại nhìn ngang.
Kho đụn, công quyền đâu sơ hở,
Chúng cố tìm cách cướp bạc vàng!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

NHỚ VỊ XUYÊN NĂM XƯA

Chiến trường Vị Xuyên năm xưa, bộ đội ta phản pháo
Quân Tàu xác xơ như lá vàng trước bão
Biến Đông hôm nay dậy sóng từng giờ
Nếu chúng đến đây vạn quân Tàu mất gáo.

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014


QUAN THANH TRA

Quan Thanh tra há miệng mắc quai
Thử hỏi ai cho mình ngồi lên ngai?
Thanh tra chỉ đánh mấy con rệp
Bao nhiêu năm im re không dám động đến các Ngài!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

DƯỚI TRẦN KIA

Ở dưới trần kia một bầy quan lớn.
Bụng to, mắt híp, tham như lợn
Bao Công nhọc lòng phải tìm đâu
Nên gọi Triển Chiêu đến tóm!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

OAI THƯỢNG ĐẾ

Thượng Đế đã bao nhiêu lần ra sấm sét
Kể cả kêu gào, kể cả gầm thét
Nhưng đám gian quan ở dưới trần,
Chúng vẫn sống nhăn răng, không thằng nào chết!

Hà Nội, ngày 14 – 6 -2014

NGHỊ GẬT HỌP

Một nghị gật họp mất mấy lượng vàng.
Cho chúng vào Nam ra bắc thăm thú tiêu hoang
Họp đi họp lại nhiều như thế?
Thử hỏi còn gì cái nước Nam!

Hà Nội, ngày 14 – 6 - 2014


LOẠN HỌP

Đi họp từ khi chưa mọc râu
Họp xong nhìn lại bạc trơ đầu.
Trái đất mà họp nhiều như thế.
Chắc chắn rồi ra sập địa cầu!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

HẰNG HÀ VÔ SỐ
Quan tham nhũng từ xã đến huyện nhiều như cát biển
Từ tỉnh đến trung ương lại nhiều hơn kiến
Sản phẩm của chế độ độc tài
Vì thế nên nhiều quốc gia dễ dàng tan biến!

Hà Nội, ngày 14 – 6 - 2014

HIẾM QUAN THANH LIÊM

Quan thanh liêm đời nay hiếm như dấu chân người trong sa mạc
Nên nhìn đâu cũng thấy dân tình nhớn nhác
Đất nước nào để cho chúng hoành hành.
Thì sớm muộn gì thì quốc gia cũng tan tác!

Hà Nội, ngày 14 – 6 – 2014

BỌN GƠBEN

Bọn Gơ ben đời nào cũng leo lẻo
Mồm miệng của chũng vô cùng tuyệt khéo.
Nhưng thần dân đừng có bao giờ tin
Rằng chúng không bao giờ  biết đéo!

Hà Nội, ngày 15 – 6 – 2014

NHẬT VÀ TÀU

Nhật như là con hổ
 Tàu như là con voi
Chúng vật nhau xuống hố
Thằng nào  rồi cũng toi !

Hà Nội, ngày 16 – 6 - 2014

QUAN THAM –  THƯƠNG GIAN

Bọn gian thương thường cấu kết với quan lại
Nên chúng làm việc thất đức chẳng ngại
Mặc cho dân đen lầm than.
Đứng dưới trần cứ tha hồ van vái!

Hà Nội, ngày 16 – 6 – 2014

I RĂNG, I RẮC

Gã Một (I) răng và gã Một (I) rắc
Trong sa mạc họ là loài độc sắc.
Thế mà chi vì một miếng dầu ăn
Hai quốc gia cam tâm làm giặc !

Hà Nội, ngày 16 – 6 – v2014

HƯU MUỘN, HƯU SỚM

Các quan ngồi chơi hưởng lương cao
Trăm tuổi cũng chưa muốn thoái trào
Công nhân trực tiếp chui bụi khói
Muốn sớm về hưu đỡ cuốc cào !

Hà Nội, ngày 16 – 6 – 2014

LIÊN KẾT ĐÁNH TÀU

Tàu như con bọ ngựa mọc cánh non là háu đá
Chúng đá lân bang và đá tất cả.
Các quốc gia nhỏ yếu phải đồng lòng
Thì thằng không lồ chân đất kia sẽ rã !

Hà Nội, ngày 17 – 6 - 2014-06-19


TÀU XÁC PHƠI

Xưa này Tàu vẫn thế
Hay lấy thịt đè người
Nước Việt nhiều mưu kế
Đại Hán sẽ xác phơi !

Hà Nội, ngày 17 – 6 – 2014

Ô DANH

Tàu là một nước lớn
Vu khống không ngượng mồm
Chẳng khác gì trâu lợn
Còn ô danh nào hơn !

Hà Nội, ngày 17 – 6 – 2014

DÁNH TAN

Việt Nam đã thắng Mỹ
Nếu diệt được quan tham
Tên giặc nào cũng thế
Bước vào là đánh tan !

Hà Nội, ngày 17 – 6 – 2014

LÒNG DÂN LY TÁN

Trong nước lòng dân rất ly tán
Trước bọn quan tham vơ vét bạc vàng tẩu tán.
Có cách gì kết lại lòng dân ?
Để chống quân Tàu đông gấp vạn !

Hà Nội ,ngày 17 – 6 – 2014

DÂN TANG THƯƠNG

Dân tình đã đổ hết máu xương
Để cho chúng ngôi cao đế vương
Thế mà chúng vẫn ngồi đục khoét
Giặc chúng vào thì tan giang sơn !

Hà Nội, ngày 18 – 6 – 2014

MẶT QUAN THAM (*****)

Cứ nhìn cái mặt lũ quan tham
Trông chúng đứa nào cũng rất gian
Và tâm địa mưu mô đầy xảo quyệt
Không ăn cắp bạc cũng cắp vàng!

Hà Nội, ngày 18 – 6 - 2014
 

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tìm hiểu Tiền Dưỡng liêm

Tiền dưỡng liêm
 
  Tiền dưỡng liêm là khoản tiền do nhà nước thời Nguyễn cấp thêm ngoài lương bổng để nuôi lòng liêm khiết của quan lại. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà mỗi triều đại có mức độ tiền dưỡng liêm khác nhau.
Lịch sử
  

Lương các quan chức ngày xưa thường không nhiều. Như trường hợp ông Lương Đắc Bằng làm đến thượng thư mà con là Lương Hữu Khánh còn phải đi cày thuê như tá điền để có đủ ăn.



Khái niệm “tiền dưỡng liêm” chính thức được đặt ra dưới thời nhà Lý và sau này nhấn mạnh trong thời Lê sơ. Vua Lý Thánh Tông, với chính sách ưu dụng đại thần, cho là : “Ân riêng mưa móc đượm nhuần / Đã tiền lại lúa ân cần dưỡng liêm”.Năm 1473, vua Lê Thánh Tông định chế độ bổng lộc cho quan lại trong kinh, ngoài trấn, và đãi ngộ người hiền tài hợp lý: “Đặt quan để làm việc, tất phải có lương bổng để nuôi, rồi sau mới bắt phải thanh liêm được. Bởi vì người làm quan có đầy đủ thì mới bắt đầu làm điều thiện. Mặt khác, triều đình có gia ơn cho người làm quan thì họ mới gia ơn cho dân. Do đó, để cho người làm quan giữ được đức thanh liêm thì lương bổng phải hậu và phải bảo đảm nuôi sống được họ” và “Những nơi ít việc và nơi rất ít việc, những chức thong thả và những chức rất thong thả, tiền bổng có khác nhau”.Cũng trong thời Hồng Đức, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, vua cấp thêm cho các quan "Liêm lộc điền" (ruộng dưỡng liêm cho các quan), tức là cấp ruộng đất để tự làm cho đủ ăn, khỏi lấy tiền của dân, cũng như Luật Hồng Đức quy định hình phạt rất nghiêm khắc với hành vi tham nhũng, hối lộ. Năm 1498, vua Lê Hiến Tông đã ban lệnh “cấp tiền quý bổng liêm khiết” cho quan lại liêm chính như tiền thưởng thêm.
Đối tượng được hưởng
Vào thời Nguyễn, lệ cấp tiền dưỡng liêm chỉ được đặt ra trong những năm cuối triều Gia Long và lúc đầu chỉ để dành cho quan lại đứng đầu cấp phủhuyện như tri phủtri huyện. Vua Gia Long cho rằng "Phủ, huyện ở gần nhân dân, chức nhỏ nhưng việc nhiều, ngoài bổng chính ra, cấp thêm tiền gạo dưỡng liêm để tỏ đặc cách"[3]. Còn vua Minh Mạng thì nói rằng "tiền dưỡng liêm là để khuyến khích tiết tháo trong sạch"



Sau này, các chức như thự Tri phủ, thự Tri huyện, Tri châu, Đồng tri phủ cũng được cấp loại tiền này. Đặc biệt, vào đầu triều vua Tự Đức còn cấp tiền cho các phái viên thu thuế quan và từ khi có lệ cấp tiền bổng lộc cho quan lại tại kinh thành thì một số chức quan cấp tỉnh cũng được hưởng như Quản đạoÁn sátBố chánhTuần vũTổng đốc.
Mặc dù cùng là đối tượng được hưởng chế độ tiền dưỡng liêm nhưng tất cả đều là quan lại cấp địa phương. Quan chức thuộc bộ máy trung ương ở kinh thành đều không nằm trong chế độ ưu đãi này.
Chế độ tiền dưỡng liêm
Năm 1815 khoản dưỡng liêm của Tri phủ gồm 25 quan tiền, 25 phương gạo. Tri huyện thì 20 quan tiền, 20 phương gạo. Việc cấp tiền dưỡng liêm cho phủ, huyện cũng chia thành 4 kỳ trong năm để cấp phát cùng chế độ lương bổng.
Từ năm 1831, vua Minh Mạng chia các phủ, huyện, châu cả nước làm 4 hạng là tối yếu khuyết (tối quan trọng), yếu khuyết (quan trọng), trung khuyết (bình thường), giản khuyết (ít việc). Tùy theo 4 hạng trên mà mức độ tiền dưỡng liêm khác nhau. Đầu năm 1840, lệ tiền, gạo dưỡng liêm có thay đổi, khoản dưỡng liêm chỉ cấp bằng tiền, số gạo kèm theo cũng được đổi ra thành tiền. Quy chế nhận tiền dưỡng liêm ngày càng chặt chẽ : ban đầu được cấp phát theo hàng quý, quan mới đến trấn nhậm dù vào tháng giữa quý vẫn được cấp cả quý, quan thuyên chuyển đi nơi khác dù vào tháng đầu quý cũng không được trả lại tiền đã nhận ở quý đó. Về sau thì quan đến trấn nhậm vào tháng đầu quý thì cấp cả quý, đến tháng giữa thì cấp nửa quý, tháng cuối thì miễn cấp. Quan thuyên chuyển vào tháng đầu quý thì phải trả lại cả quý, vào tháng giữa quý thì trả lại một nửa, vào tháng cuối quý thì không cần phải trả lại.
Giá trị thực tế của khoản tiền dưỡng liêm dưới triều Gia Long, Minh Mạng rất lớn, tương đương với số lương bổng họ được nhận thực hàng tháng. Điều này có ý nghĩa rất lớn về vật chất vì quan lại có thể dựa vào tiền dưỡng liêm để đủ tiền sinh sống và bảo vệ tính thanh liêm cần thiết cho mình. Tiền dưỡng liêm thật sự là một biện pháp tương đối hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tệ nạn tham nhũngtrong hàng ngũ quan lại triều Nguyễn.

Đỗ Hoàng (ST)

Thơ Đỗ Hoàng

GƯƠNG LIÊM KHIÊT
 

Gương sáng như ông 
mãi rạng ngời
Lo dân, lo nước phút nào ngời
Vua ban lộc thánh thì xin trả
Chúa phát dưỡng liêm cũng cáo thôi.
Mỏi mắt thâu đêm lo việc nước
Đau đầu suốt tháng nghĩ cơ trời!
Công thần liêm khiết xưa nay hiếm.
Sánh được như ông có mấy người?

Quảng vào năm 1990

Đ - H
 

Bài thơ cũ của Nguyễn Bình Phương - Phi thơ ca

Bài thơ cũ của Nguyễn Bình Phương - Không phải thơ

Thứ tư - 18/06/2014 15:23
BÀI THƠ CŨ – NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG – MỘT BÀI VÔ LỐI KHÔNG PHẢI THƠ (!)
 
      Đỗ Hoàng
 

Nguyên văn:

Ta sinh ra cô đơn
giờ cô đơn đã cũ
ta trưởng thành bởi sợ hãi
sợ hãi cũng cũ rồi

Này tôi một khuôn mặt công chức
đứng nhìn
những cuộc họp rạc rài
tiêu ma bao ý tưởng
xa xa trải một mùa bệnh hoạn
bệnh hoạn cũng cũ rồi

Số mệnh già như trời
lọm khọm đi giữa công viên đầy nắng
nắng có gì hay hớm nữa đâu

Đèn bật sáng không còn nơi ẩn náu
đám @ đánh võng như bay
thời gian ngã, máu tuôn, thời gian không thể dậy
tốc độ ư?
thì cũng cũ lắm rồi

Những ngày dài, thật dài
ngồi kín đáo trong phòng tưởng tượng
sông Hồng đê mê hóa một nén hương
dẫn ý nghĩ vào nới chưa hề biết

Trong bóng râm lạnh lùng vang vang lời nhắc:
ta lớn lên bằng kiếm tìm
kiếm tìm giờ đã cũ

(1)   Bài in trên báo Văn nghệ số 24 ngày 14 - 6 – 2014

Những người làm thơ dù vụng dại, yếu kém, học vấn thấp…đều có thể tha thứ được. Nhưng cái bệnh giả dối, điệu đàng làm ra vẻ ta đầy là con người siêu nhân  mà trong trí não, con tim rỗng tuyếc thì không thể nào tha thứ được. Nguyễn Bình Phương thuộc loại thứ hai!
  Bài thơ cũ không thể gọi là bài thơ, dù tác giả Nguyễn Bình Phương cố đeo khuyên vàng gọi nó là thơ(!) . Nó là một loại quái thai mà Nguyễn Bình Phương sính viết để làm phù thủy đánh lừa độc giả.

Cái gì trong bài vô lối này đều giả dối hết.
 Ta sinh ra cô đơn.  – Anh làm sao sinh ra cô đơn được?
- Ta trưởng thành bởi sợ hãi? Anh sợ hãi làm sao anh lớn lên được. Mẹ anh đẻ anh ra mà chó sói tru, cọp gầm thì mẹ anh lấy gì cho anh bú mà anh lớn lên?

Nguyễn Bình Phương muốn làm ra cho phi lý nhưng nó quái dị, kệch cởm, vô duyên!
Cô đơn, sợ hãi thử hỏi trên đời này có bao giờ cũ?
Nói một cách lấy được, nói ra cho vẻ mới mà nó chẳng có gì mới, lại ngỡ như lời nói của kẻ tâm thần!

  Anh cũng lấy vợ, sinh con. Thằng con anh nên đsatj tên là Cô Đơn!
Anh sinh ra thằng con anh nó cô đơn nên anh phải chơi đánh trận giả với nó chứ gì? Nó đã chắc gì cô đơn? Nó còn mẹ nó, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cậu dì, làng xóm nữa chứ?

Này tôi một khuôn mặt công chức? Anh là một người lính tẩy, trưởng thành từ lính lên sỹ quan, mà sỹ quan cao cấp. Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt để xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Anh có phải công chức đâu?
Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước[1], đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước[2]
Viết lộn xa, lộn xộn, chữ nghĩa cũ rich, làm dáng:
-         Số mệnh già như trời
-         Lọm khọm đí giữa công viên đầy nắng.
-         Sông Hồng đê mê hóa một nén hương…
Nguyễn Bình Phương cũng sính dùng âm Hán - Việt chưa Việt hóa. Dùng một mình hoặc lẻ loi thuần Việt có phải được hơn không?
 Cách đẩy gần 2 000 năm Trần Từ Ngang không nói một từ nào cô đơn mà người đọc thấy sự lẻ loi, một mình tê tái biết nhường nào:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ

Trần Tử Ngang
Dịch nghĩa:

BÀI CA LÚC LÊN ĐÀI U CHÂU

Trước không thấy người xưa,

Sau chẳng thấy ai tới
Khấn trời đất mịt mờ,

Một mình lệ như xối!


Đỗ Hoàng dịch thơ

 Nói chung là không nên mất thì giờ với những bài Vô lối như thế này. Cái đáng trách là người viết đã tâm thần, người bình

nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm cũng không biết thơ ca là gì, thần kinh nốt. Tất cả chỉ làm tổn hại đến thẫm mỹ của độc giả!

Hà Nội, ngày 18 – 6 -2014
   Đ - H

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Nền giáo dục ưu việt miền Nam

Ưu việt của giáo dục miền Nam

Thứ năm - 12/06/2014 16:59


Xin được chân thành cảm tạ những nhà giáo dục miền Nam, những thầy cô đã dìu dắt tôi trở thành một người hữu ích phục vụ gia đình và xã hội.
Nguyễn Quang Duy

Ưu việt của giáo dục miền Nam

Nguyễn Quang Duy
Nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, Úc Châu.
Cập nhật: 14:35 GMT - thứ năm, 24 tháng 4, 2014
 
 
Được BBC phỏng vấn, Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.”
 
Ông Trần Ngọc Vương nhận xét: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc.”
 
Ông Vương cho biết: “Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.”

Mặc dù ông Vương đã nhìn nhận kết quả của nền giáo dục tại miền Nam, nhưng có thể ông chưa nhận ra chính sự độc lập giữa giáo dục và chính trị tại miền Nam là nhân tố tạo ra kết quả này.

Giáo dục miền Nam

Vào năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại Hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Đây là một bằng chứng cụ thể, mục tiêu chiến lược và những đích đến của nền giáo dục tại miền Nam là một quyết định dân chủ hòan tòan độc lập với chính trị. Có chăng chính quyền chỉ chính danh đứng ra triệu tập và tổ chức các Đại Hội về Giáo Dục.

Giáo dục là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục
 
Về mặt quản lý, chính quyền miền Nam đề ra những chính sách và quyết định việc chi tiêu nhằm thực hiện những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên việc giáo dục từ điều hành, đến soạn thảo chương trình và giảng dạy là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục.

Tại miền Nam nhiều bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục được bổ nhiệm là những người xuất thân từ ngành giáo dục.

Trong Bộ Giáo dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục có chuyên môn đảm trách.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa nhận xét những người làm giáo dục tại miền Nam đều am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại.

Ông Liêm cho biết “những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.”
Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ dân biểu xuất thân từ nhà giáo.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị. Bộ Giáo dục có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học nhưng công việc của vị này chủ yếu là lo thực thi những chính sách về giáo dục đại học.

Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.
Tác giả cho rằng giáo dục miền Nam nhiều ưu điểm dù trong thời chiến

Triết lý nhân bản mà miền Nam chọn làm căn bản cho giáo dục lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… con người có giá trị như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Nói rõ hơn nền giáo dục miền Nam lấy quyền con người, quyền dân sự và lấy bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền làm nền tảng để xây dựng con người.

Chính vì dựa trên nền tảng nhân bản nên không có vấn đề lý lịch trong học đường miền Nam. Ngay cả con em của cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc, những người miền Nam công khai theo cộng sản đều được đối xử bình đẳng như mọi học sinh sinh viên trong học đường miền Nam.

Một số trường Quốc gia nghĩa tử được lập ra để trợ giúp việc giáo dục cho học sinh có cha mẹ là quân nhân đã hi sinh bảo vệ miền Nam. Một số trừơng do tư nhân, do các tôn giáo hay do các cộng đồng sắc tộc điều hành. Nhưng tất cả các trường đều theo nguyên tắc cơ bản và chương trình giảng dạy chung.

Công Dân Giáo Dục

Học sinh Việt Nam hiện nay bị nhồi nhét chính trị?

Dựa trên nền tảng nhân bản học sinh miền Nam từ lớp mẫu giáo đến hết bậc Trung Học đều được dạy môn Công Dân Giáo Dục. Ở bậc tiểu học học sinh được dạy về quyền và bổn phận của một công dân.

Lên Trung Học Đệ Nhất Cấp chúng tôi được học những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.

Bước sang Đệ Nhị Cấp nhà trường tiếp tục giáo dục về Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).
Từ bậc Trung Học chúng tôi đã được thực hành dân chủ qua việc bình bầu Ban Điều Hành lớp. Việc chọn lựa từ Trưởng lớp cho đến các Trưởng ban do quyết định của học sinh, quyết định hòan tòan độc lập với nhà trường và chính quyền.

Mặc dù giáo dục độc lập với chính trị chúng tôi được dạy và thực hành cơ bản chính trị dân chủ để khi cần sẵn sàng tham gia việc quản trị đất nước.

Độc lập vì thế không có nghĩa là “phi” chính trị mà là không bị phụ thuộc vào các đảng chính trị, đảng cầm quyền hay chính quyền.

Học đường miền Nam giáo dục học sinh trở thành những công dân với ý thức chính trị và ý thức dân chủ sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước và nhân lọai.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
 
Ngược lại nền giáo dục tòan trị tại miền Bắc trước 30-4-1975 và tòan quốc sau này dựa trên căn bản giáo dục là một công cụ nhằm duy trì và phục vụ thể chế chính trị cộng sản. Nó chính là nguyên nhân đưa đến khủng hỏang giáo dục, khủng hỏang xã hội.
Bài viết “Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?” dẫn đến kết luận muốn vượt qua tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, và lẽ đương nhiên giáo dục cần độc lập với chính trị.

Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?

Nguyễn Quang Duy
Gửi tới BBC từ Úc
Cập nhật: 08:36 GMT - thứ tư, 2 tháng 4, 2014
 
Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”
Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.".
Cho đến nay, công tác 'cải cách' vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.
Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay. Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục Miền Nam

Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam.

Đại hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.
Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.
Sau đó ba nguyên tắc đã được Quốc Hội Lập Hiến đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”
Theo nguyên tắc, nền giáo dục dân tộc chủ trương tôn trọng, bảo tồn và phát huy những bản sắn và giá trị tốt đẹp của dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác. 
"Miền Nam coi trọng giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ "
Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.
Còn giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Mục tiêu giáo dục Miền Nam
Từ triết lý căn bản chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra ba mục tiêu cho giáo dục như sau:
Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính và quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý của mỗi người. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh phải được lưu ý đúng mức, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh tự phán đoán và lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, một định hướng định sẵn.
Giáo dục giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và phương cách sống của người dân; hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; những phong tục tập quán có giá trị của quốc gia; tạo cho học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Giáo dục giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; tính tò mò và tinh thần khoa học; qua đó học sinh phát triển khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại.
Giáo dục giúp học sinh biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc
Nền giáo dục miền Nam không phải là một nền giáo dục thực dụng hướng nghiệp.
Mà dựa trên tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.
Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thóat khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.
Nói chung giáo dục miền Nam giúp học sinh năng lực cơ bản và tổng quát để khi cần có khả năng tham gia vào các sinh họat xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề.

Cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ
Tác giả Hà Giang trong bài viết tháng 3/2014 trên báo Người Việt ở California viết: “Tiêu chuẩn giảng dạy mới cho từng lớp được đặt ra với mục đích tối hậu là đào tạo được một lớp trẻ có khả năng suy luận sắc bén, nắm vững được các khái niệm tổng quát, biết cách diễn đạt và giải thích quyết định hay lựa chọn của mình, vì đây là vốn liếng cần có để chuẩn bị cho đại học, hay trở thành một nhân viên giàu khả năng.”
Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, bà Sandra Gephart, hiệu trưởng trường trung học Arleta High School, giải thích: “Sự thay đổi này đòi hỏi chúng tôi từ giờ sẽ không còn dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng, học sinh sẽ không được chỉ hiểu qua loa một vấn đề, một bài học, mà phải hiểu một cách thấu đáo, và áp dụng những khái niệm mình đang học vào đời sống thực tiễn.”
Ông David Nguyễn, giáo viên Toán thuộc ABC Unified School District được trích lời nói: “Chúng tôi phải dạy các học sinh cách biết nhận định, phân tích, tạo ra giả thuyết, và tự mình kiểm chứng những giả thuyết đó. Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán, để phát triển nhận thức nhạy bén nhằm phân tích những vấn đề mà sẽ phải đối diện trong thế kỷ 21.”
Thời đại đã thay đổi, nước Mỹ đang mất dần khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.
Trọng tinh thần thực dụng và muốn tiếp tục giữ địa vị cường quốc số một trên thế giới người Mỹ đã quay lại với căn bản giáo dục khai phóng và nhân bản.
Trở về căn bản
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia vừa thu hồi độc lập, nghèo, lại chiến tranh, nên nền giáo dục tại miền Nam khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương.
Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4 năm 1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư.

Cũng nhờ được giáo dục lấy dân tộc làm gốc, đa số người Việt cũng luôn hướng về đất nước vận động cho nhân quyền tự do và dân chủ. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt  Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.