Vô lối Lê Văn Ngăn (3) man khai lý lịch để vào Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ sáu - 01/11/2013 14:41Nhà thơ Lê Văn Ngăn nguyên Trung sỹ quân tiếp vụ Sài Gòn ( Không ghhi trong kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam)
LÊ VĂN NGĂN MAN KHAI LÝ LỊCH ĐỂ VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đỗ Hoàng
Hồi còn hai miền chia đôi chiến tuyến tuyến, cái gì viết trong miền Nam nói đến nghèo đói bom nổ ngoài miền Bắc là đài miền Bắc chớp lấy và lăng xê. Lê Văn Ngăn với bài Sóng vẫn vỗ vào eo biển và Trần Vàng Sao với Bài thơ người yêu đất nước mình được may mắn như thế.
Kỷ yếu nhà văn Hội Nhà văn Việt Nam, Lê Văn Ngăn không khai thời mình là trung sỹ quân tiếp vụ Sài Gòn, ông ta chỉ ghi từ năm 1965 – 1975 họat động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước. Ông nào trong miền Nam thời tạm bị chiếm chả ghi như vậy. Chắc trong lý lịch vào Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Văn Ngăn đã man khai như vậy nên ông mới được vào Đảng Cộng sản Việt Nam (Kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010). Nên biết thời miền Bắc (1954 -1965) ai có bố đi lính Pactizăng 3 tháng là con cái không được đi học Đại học, nói gì vào Đảng Lao động Việt Nam.
Đây là một cơ hội chính trị. Nhưng Lê Văn Ngăn vào Đảng Cộng sản Việt Nam được 2 ngày thì về hưu. Cũng như Hoàng Phủ Ngọc Tường vào Đảng Cộng sản Việt Nam được 2 giờ đồng hồ thì bị bị về hưu(!) Anh lính Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Ngăn nhục không chịu được!
Đấy là nói về việc lưu manh chính trị, còn cài gọi là Thơ Lê Văn Ngăn, nó là thứ Vô Lối không ai xực được thế mà lại được Cộng sản lăng xê thì moa không hiểu nổi!
Đỗ Hoàng viết
Năm 1972, lúc nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài thơ của mình, anh lính tiếp vụ người Huế (lính hậu cần) của ngụy quyền là Lê Văn Ngăn sung sướng đến bàng hoàng khi biết mình bị những người bên kia chiến tuyến… “đạo thơ”. Đến tận bây giờ, ông cũng không hiểu bài thơ của mình ra đến miền Bắc và lên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam bằng cách nào?
Thi sĩ Lê Văn Ngăn. |
Ngay khi mới ra đời, bài thơ ấy được những người yêu nước cả hai miền thấy trong đó như có cả nỗi lòng của mình: Tiếng sóng nơi em bắt nhịp với còi tàu Long Biên…./Cho nên tiếng bom nổ ở miền Bắc/Dù không nói, tôi cũng biết lòng em chấn động.
Bài thơ ấy nổi danh ngoài miền Bắc, các thi sĩ nhà ta trong đoàn quân giải phóng tiến vào Nam không ai không biết, nhưng mặt mũi Lê Văn Ngăn ra sao thì mù tịt. Khi giải phóng, bất ngờ “ngài” trung sĩ quân tiếp vụ của Việt Nam cộng hòa bị gọi lên, người gọi lên cũng là một nhà thơ “có sừng, có mỏ” tất nhiên là “quân ta”, đó là thi sĩ Thanh Thảo, người hiện nay đang nổi tiếng về viết… bình luận bóng đá.
“Gần như không dám so sánh mình Trịnh Công Sơn mà thi sĩ họ Lê chỉ ngậm ngùi “anh Sơn là người hay, gia cảnh sang giàu, không vướng víu nên anh trốn đi lính Cộng hòa nhẹ như lông hồng. Còn moa vướng mẹ già, em dại, gia cảnh bần hàn nên không theo được anh Sơn. Đau dễ sợ!”.
Thi sĩ Lê Văn Ngăn
Chuyện thi sĩ ta 'săn lùng' nhà thơ địch Thứ ba, 30/04/2013 08:24
Trong lịch sử Văn học cận đại, 'Sóng vẫn đập vào eo biển' là bài thờ duy nhất được cả hai bên chiến tuyến Nam - Bắc trân trọng.Năm 1972, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài thơ, anh lính hậu cần của ngụy quyền là Lê Văn Ngăn sung sướng đến bàng hoàng khi biết những người bên kia chiến tuyến... 'đạo thơ' mình.
Có lẽ những câu thơ của Văn Ngăn đồng cảm với tiếng lòng nhiều người:
'Tiếng sóng nơi em bắt nhịp với còi tàu Long Biên…/Cho nên tiếng bom nổ ở miền Bắc/Dù không nói, tôi cũng biết lòng em chấn động'.
Nhiều thi sĩ quân ta trong đoàn quân giải phóng tiến vào Nam 'săn lùng' tác phẩm và không ai không thuộc tác phẩm ấy nhưng ít ai biết mặt mũi tác giả.
Lê Văn Ngăn
Khi giải phóng, 'ngài' trung sĩ quân tiếp vụ của Việt Nam cộng hòa có trò chuyện với nhà thơ quân ta Thanh Thảo.
Biết được danh tính tác giả bí ẩn của 'Sóng vẫn đập vào eo biển', Lê Văn Ngăn được hẳn một chiếc xe Jeep hộ tống về tận nhà.
Nhờ có giải phóng mà lần đầu tiên Lê Văn Ngăn mới biết làm thi sĩ oai thế nào bởi ông từng đau khổ khi mẹ biết làm thơ và giới thiệu tác giả trên đài.
Nguyên nhân là ở Huế hồi đó, trên loa hay đọc tên những người mắc tội.
'Mẹ ngậm ngùi nói 'tau ngó mi cũng tử tế, tau nuôi mi để mi sống đàng hoàng. Răng mi lại đi làm thơ?'. Nghe mạ nói rứa, tui đọa (cay đắng, cảm thấy bị đọa đày) quá đi', ông kể.
Trịnh Công Sơn
Có một điều hiếm người biết, từ trước khi bài thơ lừng danh kia ra đời rất lâu thì trong lòng Văn Ngăn rất nể trọng những anh lính Việt Cộng dù ông chưa một lần giáp mặt.
Việc giác ngộ của Văn Ngăn bắt nguồn từ lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
'Các bạn cứ sợ Việt Cộng làm chi? Tôi thấy họ tốt mà. Lúc xảy ra biến cố, Nguyễn Cao Kỳ cho tôi chiếc trực thăng và phi công thường trực, có 'động' là có thể vô Sài Gòn.
Nhưng moa không đi vì tôi thấy quý những anh lính Việt Cộng'.
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản (1)
Ở Huế
Những ngày tôi còn ở Huế
lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm
Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người
Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ
Người đi về phía ngày mai
Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự
Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người
Từ đó
Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiến
Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế
Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình (1)
Bài in trên Tạp chí Thơ số 2 - 2008
Chuyển viết theo văn xuôi như văn khỉ đột:
Ở Huế
Những ngày tôi còn ở Huế, lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm. Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người. Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ. Người đi về phía ngày mai. Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người. Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự. Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự. Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người. Từ đó. Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiền. Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế .Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình (1)
Bạn đọc đọc xem nó có lởm khởm lảm nhảm không?
ĐỖ HOÀNG dịch
Dịch ra thơ Việt:
Ở Huế
Những ngày ở Huế còn tôi.
Sông Hương nguồn cội vọng lời yêu thương.
Ngàn sao đang vượt thái dương.
Đợi chờ người bước lên đường vững tin.
Chớp lòa quá khứ hiện in,
Người đi về nẻo lưu hình mốt mai.
Người khuát dù đã khuất rồi.
Như còn sống giữa tình người mến yêu.
Bên người huyền thoại thật nhiều
Quê hương sáng sáng, chiều chiều thiêng liêng.
Giọng quê kiêu hãnh ưu phiền
Dường như có ánh mắt tiên dịu dàng
Bóng hình vô ảnh mênh mang
Nỗi đau dịu lại rỡ ràng niềm thương
Có người dẫn lối phi thường.
Nhìn ra bốn cõi, mở đường tâm linh.
Hướng vào sâu thẳm con tim,
Giàu sang đâu chỉ tiền in cõi còm.
Ngày tôi ở Huế không còn
Sông Hương vắng tiếng người con gọi mình!
Hà Nội ngày 4-3-2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét