Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thơ của các nhà thơ CLB thơ Kinh Môn


THƠ CUA  CÁC NHÀ THƠ CLB THƠ KINH MÔN


 
         Trần Đường
               
ĐÒ MÂY

Độ ấy tôi về qua bến Mây
Bâng khuâng sông nước tự xưa đây
Kinh Thầy sửa mẹ tình non nước
Yên Phụ nghĩa cha thắm trời mây

Triền đê dâu bãi xanh màu lá
Bát ngát lúa vàng đất rồng báy
Về Bến Thôn, Trung Hòa, Lộ Xá
Nghĩa nặng tình dày em có hay?

Sang Tống Long trở về Cầu Đá
Hà Tràng làng cũ vẫn là đây
Dù ai đi xa ngàn non nước
Nhứ mãi hồn quê mảnh đất này.

Mông 9 tết Quý Tỵ - 2013
Tr - Đ

GỬI MÂY

Nắng hồng mây trắng bay bay
Chiều qua xóm nhỏ nói thay vài lời
Rằng xuân về mỏ vui tươi
Sản xuất chiến đấu người người lập công
Quê nhà mở hội ruộng đồng
Niềm vui xin gửi mây hồng qua dây.

Đồi trực chiến Cẩm Phả  - 1968
Tr - Đ

TÌNH EM

Nước êm xanh lặng đôi bờ
Kinh Thầy ơi! Có ai ngờ là đây
Long lanh đáy nước trời mây
Một chiều thu đến nơi này tìm em.  

Kinh Môn
 thu 2010
Tr – Đ
 
Nguyễn Xuân Cảnh

NHỚ NGƯỜI QUAN HỌ

Tay em nâng chén rượu đào
Rót câu Quan Họ chảy vào tim anh
Từ ngày tuổi hãy còn xanh
Nhớ câu Quan Họ tóc anh bạc dần
Đứng xa em liếc nên gần
Trầu têm cánh phượng ân cần em trao
Hỡi ơi, ánh mắt dao cau
Cái khắn mỏ quạ, yếm đào khó quên!

2 giờ 35 phút ngày 1 tết Quý tỵ - 2013

YÊN TỬ 3

Đường lên Yên Tử, Chùa Đồng
Chìm trong mây nước nhìn không rõ người
Tưởng mình lạc giữa trùng khơi
Gió ào ào gió, mây bời bời mây

Phật Hoàng công đức cao dày
Hoa Yên một mái và đây Chùa Đồng
Trí người lớn tựa biển đông
Tâm người soi sáng mênh mông đất trời
Trúc Lâm thiền phái của Người
Đại Hùng viện mãi sáng ngời non sông.
30 tháng 3 tết Quý tỵ  - 2013 

ĐI CHÙA HƯƠNG

Đò vào suối Yên mộng mơ
Nhịp chèo khuấy nước hồn thơ dạt dào
Trập trùng muôn ngọn núi cao
Chuông ngân dẫn lối ta vào cõi thiêng
Đây rồi  “Đệ nhất nam thiên”
Tín đồ phật tử trăm miền hành hương
Đò đi sớm chửa tan sương
Tà dương về bến, nắng vương mạn thuyền
Bao nhiêu vất vả truân chuyên
Về đây trút sạch ưu phiền  - nhẹ tênh.

Tháng 02 – Quý Tỵ - 2013
 
                Minh Vân

BA LÔ BẠN ĐỒNG HÀNH

Chiếc ba lô trên vai
Hành quân trên đường dài
Tiến vào Nam đánh giặc
Giải phóng miền quê hương

Lặn lộn bao chiến trường
Mặc bao rơi đạn nổ
Ba lô vẫn lên đường
Có sá gì gian khổ

Không quản ngại khó khăn
Cùng ta lại đồng hành
Để đi tìm đồng đội
Khắp núi non, vùng sâu

Qua bao đồi khe suối
Đeo hài cốt bạn về
Nơi cố hương nguồn cội
Trọn nghĩa tình đồng đội

Balô là bạn đời
Ba lô là chiến sỹ
Quân phục xanh chân lý
Không phai màu nắng mưa.
Năm 2005

HƯƠNG CHIỀU

Thăm nhà Nguyễn Bính chiều nay     
Bâng khuâng tôi nhớ những ngày xa xưa
Nhà thơ ơi, thật bất ngờ
Nhìn lên tấm ảnh mà ngơ ngẩn lòng.

Mái đầu tóc vẫn còn xanh
Mệnh trời số phận phải đành ra đi
Âm dương cách biệt phân ly
Thắp nhàng tưởng niệm bờ mi lệ nhòa


Tiếc thay mất một tài hoa
Hồn thơ “lỡ bước” xót xa mủi lòng
“Con đò” để khách buồn mong
“Tương tư” lận đận long đong đợi chờ

(Bài thơ “Em đi tỉnh về”
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều)
Nhờ thi nhân, nhớ bao nhiêu…
Tâm linh xin gửi hương chiều ngát thơm

  Thăm quê Nguyễn Bính
           8 -2012

NHỚ ANH

Tôi đi tiễn biệt một nhà thơ
Trong dạ bâng khuâng đến thẩn thờ
Thương viếng hương hồn thiêng Phúc Hải
Nỗi lòng nuối tiếc đến sau xưa.

Một thoáng hôm nào trà Văn Miếu
Hương nồng vị ngọt đậm trên môi
Rượu tình quán lá nâng ly cạn ngọc
“ Cạn chén trầm tư bút nối lời”

Thế mà hôm nay hỡi anh ơi!
Nước mưa hòa lệ khóc hồn người
Chiếu Đường thiếu vắng tình thi hữu
“Lưu bóng ngàn xưa” nhớ khôn nguôi!     

Kinh Môn ngày 12 – 2 - 2012
   
                    Mây Ngàn
                    (Nữ tu sỹ)

LẶNG LẼ

Ta về trắng cuộc phù vân
Trăm năm tử hỏi một lần ai hay?
Ngỡ như năm tháng đong đầy
Ngỡ đâu mây vẫn còn bay lững lờ
Ta về trắng cuộc tình thư
Mòn bao thương nhớ đợi chờ trong ta
Mây ngàn trôi bến sông xa
Nước xuôi dòng chảy và ta một mình.

MAI NHÉ

Mai nhé ta về chung cuộc lữ
Hành trình gửi lại chút tâm tư
Bụi hồng tan tác còn vương mộng
Nhạt cánh phù hoa kết tạ từ.

Mai nhé khi hồn chuông thúc gọi
Người đi rủ sạch gánh hoang sơ
Hợp tan thường giận tàn tro lạnh
Bèo bọt mà cho kiếp sống hờ.

Mai nhé luân hồi ta dạo bước
Phù du xin trả kiếp trần thương
Ngoài kia nhân thế còn hư ảo
Thì bận lòng chi những bụi đường.
M - Ng
           
                  Phạm Hữu Trí

TIỄN BIỆT THI NHÂN
(Kính viếng nhà thơ Vũ Đình Hồng)

Với đời thì tuổi đã cao
Với thơ thì thấy lúc nào cũng xuân
Làm thầy bốc thuốc cứu nhân
Tấm lòng rộng mở nghĩa nhân tình người

Khiêm nhường giao tiếp mọi nơi
Thắm tình bầu bạn để đời khó quên
Tình thơ trong bác sáng nguyên
Hồn thơ quên cả đải tuyền khói nhang

Bác đi giây phút bàng hoàng
Bạn thơ thăm viếng nén hương chia sầu
Biệt thi nhân quặn lòng đau
Trông theo mây trắng ngàn lau nhớ người!

NHỚ

Còn đêm nay nữa mai xa
Mênh mang tình biển mặn mà Thịnh Long
Bạn thầy lưu luyến mênh mông
Đất trời cả một khoảng không êm đềm
Xa thấy ấn tượng khó quên
Lưu trong bài giản vẫn nguyên bóng thầy
Tư duy ào đến tràn đầy
Ra về nhớ bạn, nhớ thầy Thịnh Long.

THẲM SÂU
(Kính tặng thầy Đỗ Hoàng khi đọc bài thơ Kỷ Hợi nhi thủ, thầy dịch của nhà thơ Tào Tùng đời Đường – Trung Quốc)

Nghe tin Thầy đến thăm quê
Bỗng nhiên nỗi nhớ tràn về thẳm sâu!
Nhớ thầy, lời giảng từng câu
Nhân văn, thế thái… nỗi đau nhân tình.
“Phong hầu sát hại sinh linh”
Chiến tranh tàn khốc dân tình đớn đau
Để đời nỗi giận ngàng sau
Thốt lên oán hận vài câu đáy mồ.

25 – 7 -2013
P - H - Tr
   
          Phạm Văn Ngận

NHỚ QUÊ

Chiều tà ngắm ánh hoàng hôn
Lặng nhìn sương tím bồn chồn nhớ quê
Hương cỏ may ngát đường đê
Về ta tìm lại tái tê cõi lòng

Quê tôi có một dòng sông
Kinh Thầy dãi lụa mênh mông bến bờ
Quê tôi đẹp tựa vần thơ
Ai đi qua cũng thẩn thờ bước chân

Quanh nhà hàng hàng dậu cúc tần
Ngập ngừng nhớ những dấu chân hẹn hò
Về quê tìm lại người thơ
Đem bao nhung nhớ đong bờ mắt thâm.

HOA CỎ MAY

Ngày xưa em giận, em hờn
Chạy trong đám cỏ bơn xơn giữa đồng
Cỏ may trải khắp bờ sông
Em tung tăng nhặt nắng hồng ven đê

Nước mây còn mãi lời thề
Hoa cỏ may vẫn thơm về trong mơ
Em xa từ đó đến giờ
Để cho đơn lạnh hững hờ câu thư

Anh luôn giữ trọn câu thề
Nhớ cỏ may, nhở lối về ngày xưa
Xuân về lất phất bụi mưa
Cho anh được dịp đón đưa em về            

YÊU TRONG NHỌC NHẰN

Tặng tác giả bài thơ Yêu mình

Hai tay quơ giữa cuộc đời
Với tay rơi giữa khoảng trời mộng mơ
Nhớ mong chi hỡi người thư
Phương trời xa ấy còn chờ đợi chi!

Người ta ngoảnh mặt quay đoi
Một mình ôn gối sầu bi một mình
Giật mình giấc mộng ân tình
Ngỡ đâu hôn phải của mình… nếp nhăn1

Tình yêu sao quá nhọc nhằn
Với tay hái những băn khoăn… cuộc đời!
    
           Nguyễn Văn Khang

TÌNH QUÊ

Mắt em sương ướt long lanh
Tình em buộc chặt hồn anh vô bờ
Hai quê cách một câu thơ
Tình quê trĩu nặng bao giờ chung đôi?

HOA HỒNG

Hoa hồng ngậm đậm sương đêm
Gió rơi cành lá bên thêm người qua
Lẹ làng nhặt một cánh hoa
Ngỡ ngàng hương đậm như là tơ trinh!

KHÔNG ĐỀ

Đêm hoang dã
Người đi trong cát bụi
Trăng úa tàn
Cú vọ đã thành tinh
Nhưng em ơi!
Chúng mình chẳng ngại
Qua đêm dài
Sẽ tới bình minh.    
Ng – V -  Kh

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Kết quả từ lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học Thịnh Long

KẾT QUẢ TỪ LỚP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG SÁNG TÁC THỊNH LONG
Lts:
Câu lạc bộ VHNT Đất Việt  thuộc Cty Cổ phần Văn hóa Đất Việt vừa bế giảng lớp Bồi dưỡng kỹ năng sáng tác Văn học năm 2013 tại Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định. Nhiều học viên trước khi nhập học hiểu biết còn khiêm tốn về văn chương, có người chưa biết viết ca dao hò vè, chưa biết thơ hiện đại, thơ tự do, thơ hậu hiện đại là gì. Nhưng sau khóa học các học viên đã biết sáng tác thơ tự do, thậm chí là thơ văn xuôi để tham khảo. Hai thầy hướng dẫn Nhà thơ Đỗ Hoàng nổi tiếng về dịch thơ Việt ra thơ Việt, thầy văn xuôi nhà văn Bùi Thanh Minh giải thưởng quốc tế tiểu thuyết Bên dòng sông Mê đã nhiệt tình lên lớp. Xin trích giới thiệu các sáng tác mới của học viên đã tham dự khóa học.
 vannghecuocsong.com

Hai thầy Đỗ Hoàng , Bùi Thanh Minh
 

Thầy Đỗ Hoàng (trái cùng), thầy Bùi Thanh Minh (thứ 3 trái sang)



Thầy Bùi Thanh Minh đang giảng bài.


 Nhà thơ Nguyễn Mạnh Chu

BIỂN NHỚ

Anh lại về hỏi gió tìm mây
Sấp ngửa lối xưa, xỏa trắng tháng ngày
Sóng chòng chành gieo mặn chát.

Hút bóng em đi
Dấu chân trần đôi bờ cát
Nụ thơm còn bỏng rát bờ môi?...

Trăng xõa
Hàng dương lá rụng bời bời
Chân lê bước, gió bồi hồi dấm dứt.

Em có nghe sóng bồn chồn rạo rực
Giữa bơ vơ hơi thở phập phồng…

Biển kia, sóng gió vô cùng!

8 – 2012
N -  M – C

Nhà thơ Đặng Kiên Cường

VỚI THỊNH LONG

Có thể là em đang chờ anh
Nói những điều em chưa dám nói
Nghe tiếng sóng
Hòa nắng vàng rời rợi
Anh mơ màng như sáo diều vi vút giữa không trung
Cũng có thể là em đang nhớ anh
Mà thơ thẩn mà mơ hồ sâu thẳm
Ngày gặp em tiết trời thu đẹp lắm
Dưới vòm xanh biển trời nơi nghỉ mát Thịnh Long
Ơi ngọn gió thu cho ta qua miền chân sóng
Để nắng xanh reo trên biển biếc trùng khơi
Lúc xa nhau chắc lòng sẽ đầy nhung nhớ
Chút riêng tư muôn thuở không mờ.

Có thể lắm chưa kịp lời tâm sự
Để muôn trùng ngơ ngẩn trong anh
Lòng thương thầm da diết mãi trong tâm
Em có biết không?
Hỡi con sóng Thịnh Long?
Biển Thịnh Long ngày 15 – 7 – 2013
Đ-  K - C



Trần Đường

TRE

Làng tôi xưa mỗi lối đi về
Xanh ngắt những hàng tre
Xanh mái tóc thề dịu mát đêm trăng
Tre làm diều, làm những con khăng
Mải mê tuổi học trò quên trưa, quên tối.
Bao mái tranh nghèo, bao đời tiếp nối
Ai không từng gắn bó cùng tre!

*

Dù xa quê mấy chục năm trời
Vẫn nhung nhớ hàng tre chiều về vương khói
Nhung nhớ bóng em sớm tối đi về
Xanh mãi tình ta
Xanh mãi hàng tre
Ôi quê  ta
Mát rượi trưa hè!
Thịnh Long – Nam Định hè 2013
Tr – Đ

Minh Vân

YÊU BIỂN

biển hiền hòa dịu êm
tiếng gió thì thầm như em gọi
sóng xanh trùng dương như mắt ai vời vợi
ta ước ao được đắm mình trong biển lớn
để vững vàng vượt qua thử thách không gian cùng với thời gian.
ta muốn sóng muôn đời đẩy ta lên cho hồn thơ ta bay bỗng
với quê hương, biển cả đời đời!

Biển Thịnh Long ngày 15 – 7 -2013
M -V

TẮM BIỂN TRÀ CỔ

Trà Cổ tắm mát biển xanh
Gợi cho ta nhớ bao quanh một thời
Cháu tôi bế cả đất trời
Còn tôi ôm cả biển khơi vào lòng!
Ngày 7 -7 -2009
M – V

DUYÊN NỢ

Đời còn duyên nợ tình thơ
Người mơ tỷ phú, tôi mơ thi đàn
Mặc ai tính chuyện giàu sang
Còn tôi, tôi vẫn yêu làng thơ quê
Năm 2010
M - V

Nhà thơ Hảo Vân

 TÊN ANH

Em đã gọi tên anh
Khi vầng dương xuất hiện
Lời đầu ngày tên anh
Em gọi anh mùa xuân
Sương mai vương cành lá
Em gọi anh mùa hạ
Cơn mưa rào tuổi thơ
Em gọi anh mùa thu
Ngọn gió lành thơm mát
Em gọi anh mùa đông
Men môi mền lửa hát.
Trên bao điều cao trọng
Giữa biển đời mênh mông
Mặc mắt người thất vọng
Mặc dối trá lọc lừa
Anh vẫn gọi tên anh!

Bùi Thủy Nguyên

THỊNH LONG ƠI!

Những ngày ở Thịnh Long
Ầm ào con sóng vỗ
Anh viết những vần thơ
Cồn cào cơn mưa đổ
Sáng thức dậy bình minh
Đón những ngày mới mẻ
Thầy trò say sưa bài vở
Thơ bay chấp chới ngang đời
Thầy dạy chúng tôi làm thi sỹ
Suốt chiều dài hành quân đánh Mỹ
Con chữ mông lung rơi rụng ít nhiều
Thầy giúp chúng tôi tụ tập bên nhau
Chút kỷ niệm thành thơ đời mới
Nhăn trán chau mày, niềm vui phơi phới
Vần thơ thế thái nhân tình
Thầy cùng chúng tôi uống rượu với Thịnh Long
Trời và gió giúp chung kỷ niệm
Ướp với lòng người bùi ngùi lưu luyến
Thơ ơi thơ theo suốt đời người
Thịnh Long ơi!
Biển Thịnh Long ơi!
Ngày 15 – 7 -2013

Nhà thơ Hồng Phượng (thứ nhất trái, áo dài vàng), nhà thơ Hảo Vân, nhà thơ Lê Thị Thúy Bắc, nhà thơ Bùi Thanh Bình ( phải cùng)

TÌNH NGU NGƠ

Thịnh Long ơi!
Biển trời dậy sóng
Nước dâng tràn bờ cát trắng êm trôi
Thịnh Long ơi!
Vương vấn mãi hồn tôi
Nên thơ lắm để lòng tôi đắm đuối
Sóng xô nghiêng như đời dong ruổi
Trên con đường mòn dấu nỗi nhớ mênh mang
Dõi mắt theo
Bồng mây trắng dịu dàng
Ân tình biển trong nắng vàng rực rỡ
Lòng xao xuyến một mối tình bỡ ngỡ
Yêu anh nhiều
Sao vẫn cứ ngu ngơ
Biển Thịnh Long tháng 7 – 2013

Lê Thị Thúy Bắc

NHẸ NHÀNG NGÔ NON

anh khoai đồng đã đẫy mùa tròn lẳn
gió mơn man trên dòng sông thăm thẳm
vạm vỡ luống cày
dài thẳng cò bay
lũ mục đồng mê mải
em trưa hè khát cháy.
lơ lửng tiếng sáo diều ngơ ngác giữa chiều thu
mầm cỏ sinh sôi
bình minh lên rạng rỡ  
lúa con gái dịu dàng  hăm hở phía triền đê
áo nâu non
em ngon giấc trưa hè
ngọt lịm ầu ơ
lời ru của mẹ
khoai sắn khẻ cựa mình
mơn mởn chốn đồng xanh…

Biển Thịnh Long ngày 15 – 7 -2013
L -  T-  B

Nhà thơ Bùi Nguyên Nhương

NÉT ĐỜI

Anh và em về biển Thịnh Long
Nghe thầy Đỗ Hoàng giảng thơ nhân thế.
Thầy Bùi Thanh Minh cách dựng xây tiểu thuyết
Phút bàng hoàng vẫn đọng ở trong nhau

Thơ và đời như huyết quản thắm màu
Tất cả suy tư được ghi cùng trang sách
Em cứ tưởng đôi ta là bụi cát
Nghe thầy giảng bài ta biết trời đất rộng cao dài

Viết về em và viết về tôi
Từ cái nhỏ nhoi nên trang sách lớn
Đời vẫn đẹp cho ta hằng yêu mến
Đã thành thơ lãng mạn sáng chân trời!

Ngày mai ngày kia nối trang sách cuộc đời
Giọng thày giảng vẫn găm vào tâm tưởng
Câu thơ văn nói chân trời rộng lớn
Thầy chỉ cho chúng ta biết lối suy tư

Ngày mai
Ngày mai
Nếu có ra đi
Công ưn ấy có bao giờ trả hết
Biển Thịnh Long vẫn đời đời bất diệt
Như nỗi nhớ khôn nguôi!

Biển Thịnh Long ngày 15 – 7 – 2013
B – N -  N

 LỄ PHÁT CHỨNG CHỈ - BẾ GIẢNG

 

Nhà thơ Bùi Thanh Bình phát biểu cảm tưởng

 

Toàn cảnh lớp học



Thầy trò lưu ảnh lễ bế giảng

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập

Văn học Việt Nam

Nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập
1.  Tiểu sử nhà thơ Triệu Lam Châu:
Nhà thơ Triệu Lam Châu là người con dân tộc Tày, quê ở Nà Pẳng, Đức Long, Hòa An, Cao Bằng, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ Xanh Pêtécbua tại Liên bang Nga năm 1976, hiện công tác tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà, Phú Yên. Nhà thơ đã ấn hành 15 cuốn sách văn học, bao gồm thơ sáng tác, thơ dịch, tiểu thuyết dịch và hai đĩa hát CD – đồng thời đã từng đoạt Giải nhất toàn quốc Cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1994 do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, Giải nhất toàn quốc cuộc thi thơ về tình hữu nghị Việt – Nga năm 2000 do Trung ương Hội hữu nghị Việt – Nga tổ chức, Giải ba về âm nhạc năm 2007 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.
2.  Tiến trình hội nhập với nền thơ Việt Nam và Quốc tế:
2.1 Thơ Triệu Lam Châu mang đậm hồn Tày-Việt
Là một người con sinh ra tại đất Cao Bằng nên nhà thơ Triệu Lam Châu sớm chịu ảnh hưởng tinh hoa văn hóa và thiên nhiên tuyệt sắc mà vùng núi miền sơn cước ban tặng, thơ ông thể hiện một nổi nhớ nhung da diết về quê hương Cao Bằng với những địa danh như núi Khau Mi-à, Khuổi Phước, Nà Sáng, Thang Dào, Mèng Vần, Chon Uai, cánh đồng: Nà Roỏng, Bó Gảy, Khau Mụ, Bó Xum, thác Nặm Thoong, đèo Kiéo Pỉt…
Trong các sáng tác của Triệu Lam Châu, quê hương Cao Bằng hiện lên sao mà thân thương gần gũi, tưởng như chỉ cần dõi mắt qua ô cửa là có thể thấy được thác Nặm Thoong, thấy đèo Kiéo Pỉt, tưởng như chỉ cần ngước mặt lên là chạm vào Nà Pẳng đầy trăng…
Bên cạnh da diết nỗi nhớ quê là đau đáu hoài niệm về người mẹ đã yên giấc thu, là tình yêu vẫn còn lung linh trong ký ức.
Em đi tìm anh khắp vùng núi Khau Mi-à
Vẫn tinh khiết mạch nguồn Khuổi Phước
Suối Bó Toòng vẫn vô tư cất giọng ngàn róc rách
Giọt lệ dài theo suối tới xa xăm

Em đi tìm anh khắp Nà Sáng đầy trăng
Suối ngọt lịm tình anh từ độ ấy
Vườn ổi Thang Dào sao mà run rẩy vậy
Bao trái tròn thơm lấp loáng như trăng

Em lại trèo lên đỉnh Mèng Vần
Núi vẫn tròn mà tình ai lại khuyết
Một mình giữa ngàn sâu cách biệt
Phía cuối trời anh có thấu trăng xanh?
(Em đi tìm anh khắp vùng núi Khau Mi-à)

Thiên nhiên và con người của núi rừng Tây Bắc đi vào trong thơ Triệu Lam Châu như là máu là thịt là bản chất của nhà thơ, nhà thơ tâm sự rằng: “Tôi được sinh ra và lớn lên ở bản Nà Pẳng, xã Đức Long, Hoà An, Cao Bằng. Mối tình đầu của tôi với  một cô gái họ Bế cùng làng diễn ra vào cuối những năm sáu mươi tới đầu những năm bẩy mươi của thế kỷ hai mươi. Chúng tôi đã có cùng nhau những kỷ niệm hết sức êm đềm và đẹp đến mức lý tưởng trên quê hương miền núi. Những kỷ niệm trong trẻo ấm nồng như suối nguồn quê núi Khau Mi-à. Tuổi thơ của chúng tôi là tuổi thơ của lao động nhọc nhằn, vất vả mà vui như hội. Đó là những ngày cùng nhau lên núi chăn trâu. Trẻ em miền núi trước bữa cơm trưa, thường chạy ra vườn cắt lá chuối, hơ qua lửa cho lá mềm, rồi gói cơm nắm – để chiều đi chăn trâu trên đồi. Và khi ánh chiều nghiêng, dưới vòm cây bên suối, cả lũ cùng mở gói cơm nắm ra ăn chung với nhau trong mùi thơm của lá chuối hơ lửa rất đỗi nồng nàn. Tôi cùng nàng đi chăn trâu hồi ấy đã từng cùng chung những buổi chiều thơm như thế. Rồi mùi thơm ấy như còn phảng phất trong lòng tôi hôm nay, dẫu như đã mờ xa hơn năm mươi năm rồi…”
Tất cả những kỉ niệm xưa êm đềm đó đã đi vào trong thơ ca ông với bóng dáng cô gái dân tộc tày tóc xỏa như dòng suối, da trắng ngần như hoa mai trắng trên nương, không gian trữ tình là dòng sông là ánh trăng sáng, là ngọn gió, là núi Chon Uai …thiên nhiên, núi rừng đã chứng kiến tình yêu giữa chàng trai và cô gái.
Theo ánh trăng buồn, em lại ra bên sông
Nà Khản vẫn thơm lừng gió núi
Nụ cười hiện giữa dòng vời vợi
Có còn dành cho riêng em như thuở ấy nồng say?

Trăng ơi trăng, sao sáng thế đêm nay
Có sáng lại một nụ thầm trong ngực
Sóng suối vẫn ngời trong ánh biếc
Chảy về nơi hội tụ một vầng tròn

Tình ai tròn mà vạt gió lại mòn
Em vẫn khum tay vốc ánh ngàn đáy suối
Để lại thấy ánh sao xa ngời ngợi
Để cùng nhau bay lên núi Chon Uai…
                   (Dưới chân núi Khau Mi-à)

Cũng vì yêu quê hương, yêu dân tộc Tày và muốn mang ánh sáng của văn minh về đồng bào mình mà nhà thơ Triệu Lam Châu đã dịch tất cả các sáng tác của mình ra tiếng tày để đồng bào mình có thể đọc được, hiểu được, và cảm nhận được hơi ấm yêu quê từ ông và tự hào hơn với thiên nhiên cảnh đẹp và con người quê mình, trong các sáng tác và dịch thuật đó đáng chú ý nhất là nhà thơ Triệu Lam Châu đã dịch nhật kí trong từ của Hồ Chí Minh ra tiếng tày, bản dịch đã được đánh giá cao, Năm 2009, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ra mắt Nhật ký trong tù - tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Tày, theo thể thơ lục bát. Nhà thơ thổ lộ: “Đây là một công trình lớn mà tôi ấp ủ từ năm học cấp 3 ở ngôi trường chuyên Toán, Tôi dịch Nhật ký trong tù để tỏ lòng tôn kính của mình đối với Hồ Chủ tịch. Và mong muốn phổ biến đến đồng bào Tày - Nùng một tác phẩm văn học tuyệt tác, một tinh thần lạc quan cách mạng của Người cộng sản Hồ Chí Minh”.
Là một người con sinh ra ở đất Cao Bằng nhưng ông lại công tác tại tỉnh Phú Yên, Triệu Lam Châu là giảng viên môn Địa chất công trình, Địa chất thủy văn tại Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Phú Yên, có thể nói quê hương Phú Yên là quê hương thứ hai của nhà thơ vì nhà thơ đã gắn bó với vùng đất miền trung đầy nằng và gió này hơn 30 năm. Với người kỹ sư từng tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Lêningrat, giảng dạy là một công việc yêu thích. Bục giảng là nơi ông truyền đạt kiến thức cho học sinh sinh viên. Còn trong những chuyến đi thực tế, ông chia sẻ với các bạn trẻ những trải nghiệm trong công việc của một kỹ sư địa chất, chia sẻ niềm say mê của người chuyên “bắt mạch đất” và ẩn chứa trong đó là tình yêu dành cho mảnh đất đầy nắng gió ở miền Trung.
Pjấu đề

Uảng nắm mì Khau Nhạn, Chóp Chài
Dưởng mjảc Tuy Hòa noọi pây tốc pjoỏng
Mải nhằng pế bân foòng toỏng fắng
Slăm rà vận hăn sliểu mòn răng

Uảng nắm mì phai Đồng Cam nặm têm
Tuổi thuổn khoóp tôổng nà hom phứt
Lao tủ sliểu lai cằm lượn hát
Dình Tuy Hòa đó pây ha lai

Rôi que rườn xiên slương vản quỉ
Lầng xày xiền nhịng dưởng rà mì
Uảng nắm mì pướng slăm slặt quảng
Hất rừ mì dình rủng Tuy Hòa ?
                                                              1985




    

Không đề

Nếu không có Núi Nhạn, Chóp Chài
Nét đẹp Tuy Hòa vơi đi một nửa
Dẫu vẫn có biển trời sóng vỗ
Mà trong lòng vẫn thấy thiếu chi đây

Nếu không có đập Đồng Cam lai láng tràn đầy
Dẫn nước tưới cánh đồng thơm ngát
Hẳn sẽ thiếu nhiều câu hò, tiếng hát
Chất Tuy Hòa nghèo đi bao nhiêu

Ôi quê hương muôn quý ngàn yêu
Luôn vẹn toàn những gì người đã có
Nếu không có tấm lòng thật thà rộng mở
Làm sao có cái chất Tuy Hòa ?

                                        1985

Quê hương Phú yên được xem là quê hương thứ hai của ông nên thiên nhiên và con người ở vùng đất miền trung đầy nắng và gió này cũng đi vào trong thơ ông như tất cả những gì thân thương nhất, thơ Triệu Lam Châu viết về miền quê Phú Yên thường gắn liền với biển Tuy Hòa, với sóng và gió với những địa danh như Núi Nhạn ( Nhạn tháp), Chóp Chài, đập Đồng Cam…

Tháp Chàm rựt pjấu chang phăn

Hây phít xá vè lăng
Lằm lỉu pjấu ăn ngàu Nhạn Tháp
Chang đua phăn gẳm ngòa moong moóc
Nâư dạu này mày muổn poi khoi

Khau Tháp Chàm slâư tích chang mươi
Ngòm bâư đông mạy đàn lướp lướp
Vận dưởng đeo thư theo slương điếp
Răng pjấu lầng chang đua phăn ngần kim

Nhạn Tháp rà cáu mjảc chang phăn
Dai dải cúa bân đin toỏng đốc
Bặng fầy nua đỏi thư ngoót ngoót
Dẳc đeng mần cúa lưởt moòng dăm

Nâư dạu này lạ lứ chang slăm
Tồng cạ lôm vè lăng pèng quỉ
Tồng nắm dử đích đang hây nỏ 
Mjửt mjàng uây...tâu tó đua phăn.


Tháp Chàm bỗng vắng trong mơ

Mình có lỗi chi chăng
Bỗng nhiên vắng bóng hình Nhạn Tháp
Trong giấc mơ đêm qua bàng bạc
Sớm mai nay ngơ ngác bâng khuâng

Đồi Tháp Chàm tinh khiết trong sương
Tán lá rừng bạch đàn dào dạt
Vẫn đậm nét mặn nồng tha thiết
Sao vắng hoài trong giấc mơ đêm qua

Nhạn Tháp mình huyền ảo trong mơ
Hơi thở của đất trời đọng lại
Như ngọn lửa lặng thầm âm ỉ cháy
Giọt hồng cầu của máu râm ran

Sớm nay lòng cứ mãi ngỡ ngàng
Như đã mất điều gì quý giá
Như không phải chính bản thân mình nữa
Chập chờn rung...chắp nối chiêm bao.
    Tuy Hòa 17 - 9 - 1992
Có thể nói chất Tày – Việt của nhà thơ được thể hiện rõ trong các sáng tác của mình, dù viết về một nơi rất xa miền quê Cao Bằng nhưng nhà thơ vẩn dịch các sáng tác của mình ra tiếng Tày để đồng bào mình có thể đọc được, dù đã thành công trong công việc giảng dạy của mình nhưng nhà thơ vẫn dành thời gian thả hồn mình với thiên nhiên, cây cỏ, sông nước trong thơ của mình, Dù đi xã Vùng đất Cao Bằng hơn 30 năm nhưng nhà thơ vẫn một lòng đau đáu về với quê hương của mình.
Bên cạnh những sáng tác về vùng đất miền Trung đầy nắng và gió, Nhà thơ Triệu Lam châu còn có các sáng tác về Miên Tây Nam Bộ với những nét đặc trưng cho thiên nhiên và con người ở đây ... Thiên nhiên Miền Tây thường gắn liền với kênh rạch, với bông Lục Bình trôi, gắn liền với cái cầu khỉ, chiếc ghe máy… con người Miền tây với bản tính chất phác, thật thà và đôn hậu… nét đẹp của thiên nhiên và con người Miền Tây hình như đã hớp hồn nhà thơ, làm cho nhà thơ ngất ngây say cảnh đẹp và con người Miền Tây, điều này được thể hiện rất rõ trong các bài thơ “ Em bắt anh ở lại với Miền Tây, Ánh mắt Miền Tây, Em là bông Lục Bình trên sông…”

 Em bắt anh ở lại với Miền Tây
Hổng cho về Miền Trung đâu nhé
Ánh mắt em sao mà tinh nghịch thế
Một nụ cười ranh mãnh trên môi
                                      (Em bắt anh ở lại với Miền Tây)
Người con gái Miền Tây được nhà thơ ví như bông Lục Bình trôi trên sông, màu hoa tím dập dềnh theo mùa nước nổi, màu tím phảng phất non tơ dể bị tan vỡ nếu như đụng chạm mạnh vào nó, sự yếu ớt, non tơ phảng phất màu tím nhạt dập dềnh trôi trên bến nước của bông Lục Bình làm cho nhà thơ liên tưởng tới thân phận người con gái Miền Tây ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương, lời nói như rót mật vào tai người khách lữ hành, làm cho người khách lữ hành như say như tỉnh mà không muốn quay trở về.

 Em là bông lục bình trên sông
Khe khẽ tím, dập dềnh nước nổi
Gió từ phía hạ lưu thoảng tới
Hay gió hồn ai lay cánh sáng lung linh?
                                      (Em là bông lục bình trên sông)


Tóm lại nhà thơ Triệu Lam Châu là người con dân tộc tày, thơ ông là sự kết tinh văn hóa của ba miền Bắc - Trung –Nam, ngoài làm thơ ông còn là một nhà dịch thuật và sáng tác nhạc, đứng ở trên phương diện nào ông cũng đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.Để làm nên bản sắc Triệu Lam Châu, ta thấy ngoài “ tứ” văn chương tinh túy, dung dị, gần gũi còn là sự uyên thâm bác học của ngôn từ và cách đặt vấn đề rất khéo léo của tác giả nên có thể nói thơ của Triệu Lam Châu đã thực sự hoàn toàn hội nhập với nền thơ Việt trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
2.2 Nhà thơ Triệu Lam Châu trên tiến trình hội nhập với thơ Quốc tế:
Nước Nga với lịch sử vĩ đại, nền văn hóa đặc sắc và những con người hồn hậu đã in dấu sâu đậm trong tâm hồn và trái tim nhiều thế hệ người Việt Nam. Với không ít người Việt, dù có thể chưa từng đặt chân lên xứ sở Bạch Dương, nước Nga vẫn gần gũi qua những vần thơ của Puskin, những câu chuyện thấm đẫm tình người của Paustovsky, Solokhov hay những giai điệu âm nhạc của Tsaikovsky... Đây đã trở thành quê hương thứ hai của nhiều người trong đó có nhà thơ Triệu Lam Châu, bởi họ đã tìm thấy tri thức, sự nghiệp và tình yêu... cho cuộc đời mình.
Không chỉ được biết đến với các tác phẩm thơ, Triệu Lam Châu còn là một dịch giả. Với 10 tập thơ, tiểu thuyết dịch từ tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở nước ngoài, Triệu Lam Châu đã khẳng định vị trí của mình ở một lĩnh vực rất đặc thù, góp phần đưa văn hóa của các nước - đặc biệt là nước Nga Xô Viết - đến với độc giả Việt Nam. Năm 1987, tiểu thuyết Nàng dâu của nhà văn Bungari Ka-rax-la-vốp do Triệu Lam Châu dịch được Nhà xuất bản Phú Khánh giới thiệu đến độc giả với 25.000 bản in. Ông kể: “Sau 4 tháng miệt mài dịch tiểu thuyết Nàng dâu, tôi nhận nhuận bút 70.000 đồng từ nhà xuất bản. Thời điểm đó, lương kỹ sư bậc 2 của tôi chỉ 2.000 đồng/tháng”.
Sau tiểu thuyết Nàng dâu, Triệu Lam Châu còn dịch một loạt tác phẩm: truyện ngắn Hoa nở muộn mằn của nhà văn Nga Sê-khốp, tiểu thuyết Lửa tình đã cạn của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ I-ưn-đư, truyện vừa Người đàn bà tôi thương của nhà văn Nhật Bản Ta-ni-đa-ki, tiểu thuyết Mối tình của người góa phụ của nhà văn Anh Hartley, tiểu thuyết Đi tìm hạnh phúc của nhà văn Pháp Phur-nơ, tiểu thuyết Túp lều lá bên sông của nhà văn Tiệp Khắc Ga-lêk… Năm 1994, Triệu Lam Châu dịch tập truyện Vương quốc chim họa mi của nhà văn Nga Pau-xtốp-xky và đoạt giải nhất cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt do Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học và Báo Văn nghệ phối hợp tổ chức.
Từ năm 2000, Triệu Lam Châu chuyển sang dịch thơ. Các tập thơ: Nửa phần sự thật, Đêm trắng, Thơ dân gian Tác-ta lần lượt ra đời trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007. Và độc giả Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận những bài thơ nổi tiếng của những tên tuổi lớn ở các nền văn học trên thế giới, đặc biệt là văn học Nga. Nhà thơ tâm sự “Tôi đã in bảy cuốn tiểu thuyết dịch, ba tập thơ dịch từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày (Nửa phần sự thật của Mikhancốp, Đêm trắng - tuyển thơ Nga và Thơ dân gian Tacta). Chưa bao giờ tôi dịch ngược từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hay từ tiếng Tày ra tiếng Nga cả. Tôi là người dân tộc Tày, dân tộc thiểu số. Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi, có thể coi tiếng Việt như là ngoại ngữ vậy”
Không dừng lại ở việc dịch các tác phẩm văn học nước ngoài từ bản tiếng Nga sang tiếng Việt, nhà thơ - dịch giả Triệu Lam Châu còn đưa một số tác phẩm thơ kinh điển của văn học Nga… sang tiếng Tày và được độc giả nồng nhiệt đón nhận.
Nhà thơ Triệu Lam Châu dịch thơ của nhà thơ Nga X. Êxênhin sang thơ tiếng việt như sau:

 Nguyên bản tiếng Nga:
* * *
Ты плакала в вечерней тишине,
И слезы горькие на землю упадали,
И было тяжело и так печально мне,
И все же мы друг друга не поняли.
 
Умчалась ты в далекие края,
И все мечты увянули без цвета,
И вновь опять один остался я
Страдать душой без ласки и привета.
 
И часто я вечернею порой
Хожу к местам заветного свиданья,
И вижу я в мечтах мне милый образ твой,
И слышу в тишине тоскливые рыданья.
1913

Bản dịch thơ tiếngViệt:
* * *
Em thầm khóc trong chiều lặng lẽ,
Giọt lệ nồng, cay đắng cứ rơi rơi,
Sao lòng anh nặng buồn đến thế,
Vậy là ta không hiểu nhau rồi.

Em vụt tới tận miền xa thẳm,
Mọi ướcmơ héo úa không màu,
Chỉ còn lại mình anh đơn lẻ
Không lời thương  âu yếm… hồn đau…

Anh thường thăm lại nơi hẹn cũ
Một mình thôi, vào những buổi chiều,
Mơ thấy dáng yêu kiều hiển hiện,
Trong lặng im… nghe nức nở u sầu…

1913


Bản dịch thơ tiếng Tày:
* * *

Slao hảy nhỏi chang uằn guẹng xích,
Nặm tha mồm, khôm phất đỏi lây lồng,
Slăm chài lăng nắc  p’uồn  p’ận nỏ,
P’ận lẻ rà bấu chắc thông căn.

Slao phứt mừa quây mường lít líu,
Thuổn ngoòng ngầư lương đỏi mả măng
Tán nhằng đang chài đai lế lác
Bấu gằm slương điếp ún…châư slương…

Chài toọi mừa d’ương t’ỷ rà d’ản cáu
Gần đeo đai, khảu bại slì uằn
Phăn hăn d’ưởng ón nhòi mjửt mjảng,
Chang guẹng mần…ngằng ngặc p’uồn slăm…

1913
Ngoài dịch thuật thơ từ Nga sang Việt và Tày, Triệu Lam Châu còn có nhiều sáng tác về nước Nga như Chùm thơ vongagrat và nước Nga với những bài thơ tiêu biểu như: “ Ánh sao rừng thu Nga, Hương cốm trên sông nheeva, Vầng trăng Nga mọc giữa hồn tôi, kuibưsépvơ, ánh thu cápcadơ, Xanhphetecbua…” Học tập ở nước Nga Xô Viết nên khi viết về nước Nga nhà thơ cũng dành một tình cảm tôn kính rất đặc biệt đối với thiên nhiên, đất nước và con người nơi đây. Nhà thơ tâm sự “Gần bảy năm trời tôi được học hành trong trường đại học ở Liên bang Xô Viết, tại thành phố Lêningrat (Xanh pêtecbua) tráng lệ và cổ kính. Chất Nga, văn hoá Nga thấm đẫm vào tâm hồn tôi. Tôi chịu ơn nhiều nền văn hoá Nga – Xô Viết vĩ đại ấy”, điều này được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của ông về nước Nga.

Kuibưsepvơ, Kuibưsepvơ!
Nỗi niềm chi mà núi đợi, suối chờ
Mà đêm đêm cứ cồn lên da diết
Người có về đậu giấc mơ ta?
                                     (Kuibưsepvơ)

Xanh Pêtécbua, Xanh Pêtécbua
Có hẹn nhau đâu, mà cứ đợi cứ chờ
Lòng cứ toả hoài theo sóng biếc
Nỗi thu vàng lồng lộng bến mong xưa
                                      (Xanh Pêtécbua)
Tóm lại với số lượng đồ sộ những sáng tác và dịch thuật trên chúng ta có thể khẳng định nhà thơ dân tộc Tày Triệu Lam Châu đã dần dần hội nhập với nền thơ Việt Nam và Quốc tế.

GIẢI THƯỞNG ĐÃ NHẬN
- Giải nhất toàn quốc Cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1994, do Hội nhà văn Việt Nam, Tuần báo Văn nghệ và Nhà xuất bản Văn học tổ chức, với truyện dịch "Vương quốc chim hoạ mi" của nhà văn Nga Pauxtốpxky.
- Giải nhất thơ Phú Yên năm 1991.
- Giải thưởng thơ năm 1998 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ “Trăng sáng trên non”.
- Giải nhất toàn quốc Cuộc thi thơ viết về "Kỷ niệm sâu sắc của đời tôi gắn với văn hoá, con người, đất nước Nga và Liên Xô cũ", do Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông - Tây tổ chức năm 1999 - 2000, với chùm thơ "Một mình lên hang núi đêm trăng".
- Giải nhì về thơ năm 2000 (không có giải nhất) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ dịch “Nửa phần sự thật” của nhà thơ Nga Xecgây Mikhancốp.
- Giải thưởng văn học Phú Yên 25 năm (1975 - 2000) với tập thơ “Ngọn lửa rừng”.
- Giải nhì về thơ năm 2001 (không có giải nhất) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ “Giọt khèn”.
- Tặng thưởng về âm nhạc năm 2003 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với đĩa hát CD “Cao Bằng yêu dấu”.
- Giải thưởng thơ năm 2004 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ "Thầm hát trên đồi".
- Giải thưởng văn học Phú Yên 5 năm ( 2001 - 2005 ), với tập thơ "Thầm hát trên đồi".
- Giải ba toàn quốc về âm nhạc năm 2007 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, với đĩa hát CD "Gánh nước ban mai".
- Giải thưởng thơ năm 2007 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, với tập thơ dịch "Thơ dân gian Tacta".

                      Nguyễn Văn Thông – HV Lớp Cao Học VHVN K15 ĐHQN.



Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Thông Học Viên lớp Cao Học VHVN - K15 Đại Học Quy Nhơn Bình Định. Mail: anhbachduong@gmail.com,
ĐT 0988001456
Bài được đăng bởi biên tập viên Phạm Ngọc Hiền vào lúc 09:03 - 06/07/2013
Theo Tạp chí văn  ( tapchivan.com)

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Bảo Ninh - Người làm lễ bỏ mả cho văn học minh họa

BẢO NINH, NGƯỜI LÀM LỄ BỎ MẢ CHO GIAI ĐOẠN THƠ VĂN MINH HỌA
Cuộc sống này, quả thật còn có nhiều điều không thể hiểu. Tôi chỉ là người viết văn tép riu, vui là chính, như lời nhà thơ Trần Nhương. Ấy thế mà, tôi cảm giác, văn thơ như có một sợi dây vô hình nào đó gắn bết lại lại với nhau. Khi viết Nguyễn Trọng Tạo, tôi lại nghĩ đến nhà thơ Hoàng Cát, Lưu Quang Vũ. Lúc viết về Trần Mạnh Hảo, cái hào sảng, khí phách con người cũng như thơ ca Bùi Minh Quốc lại hiện về. Viết xong Đỗ Hoàng, thế quái nào tâm trí còn đọng lại bác Bảo Ninh. Giờ này đang viết về Bảo Ninh, người lính chiến miền Bắc, lại thấy ông em họ, lính thám kích miền Nam, chết sau mấy năm trở về, từ nhà tù Thanh Hóa, ngồi lù lù bên cạnh …
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng số một của miền Bắc viết tiểu thuyết, văn xuôi về đề tài chiến tranh. “ Dấu Chân Người Lính“ được cho là một trong những cuốn tiêu biểu đỉnh cao nghệ thuật của văn học thời kỳ ấy. Nhưng năm 1987, Nguyễn Minh Châu ra lời kêu gọi bằng chính tác phẩm của mình: “ Hãy Đọc Lời Ai Điếu Cho Một Giai Đoạn Văn Nghệ Minh Họa“. Thật ra, trước ông đã có một số nhà văn, nhà thơ đã định làm lễ bỏ mả cho cái giai đoạn văn nghệ tuyên truyền, minh họa này. Tiêu biểu Phạm Tiến Duật năm 1974 với bài thơ “ Vòng Trắng“. Mấy năm sau, Nguyễn Trọng Tạo lại trần trụi với bài “ Tản Mạn Thời Tôi Sống“…Chưa đúng thời, cả hai ông đều bị tẩm quất. Văn chương thơ phú muốn nói thật viết thật, quả thật còn nguy hiển hơn cả ngoài mặt trận. Phạm Tiến Duật lộn lại chiến trường, còn Nguyễn Trọng Tạo bị dồn đến chân tường, có những lúc ông đã phải nghĩ đến cái chết.
Không ai phủ nhận những đóng góp, sức mạnh của văn thơ tuyên truyền, cổ động trong thời điểm đó và tài năng của các nhà thơ nhà văn. Nhưng văn thơ tuyên truyền, minh họa chỉ nhất thời, có tuổi thọ ngắn. Ngay đến nhà thơ tài danh Xuân Diệu, đầu năm 1979 vào Buôn Mê Thuộc, theo đơn đặt của tỉnh ủy Daklak, ông viết bài thơ Huyện Lắc. Bài thơ này, được ông đọc và bình trước sinh viên trường đại học Tây Nguyên, trường sư phạm. Bài thơ không hay! Có một tên trời đánh Hoàng Thế Hoan (sinh viên sư phạm Đà Lạt, quê quán Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định), dám cả gan chê ngay trước mặt ông như vậy. Âu đó cũng là chuyện bình thường, bởi thơ đó không được tiết ra từ xúc cảm tâm hồn Xuân Diệu, mà cái đơn đặt hàng nó viết đấy thôi.
Ông phó cối, hàng xóm nhà tôi, người lính đã trải qua ba cuộc chiến. Ngày còn nhỏ anh thường phải theo cha đi đóng cối xay khắp nơi, nên ít được đến trường. Nhưng anh ham đọc, nhất là sách, truyện viết về chiến tranh. Có lần anh hỏi tôi, theo chú, tại sao truyện của Bảo Ninh đọc đi đọc lại mãi không chán? Nếu như người khác, tôi đã cho là hỏi đểu, nhưng với anh tôi biết, đó là câu hỏi thật. Vâng! Chỉ một câu trả lời: Sự thật tàn nhẫn của chiến tranh.  Và tôi hỏi lại, anh đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, thấy Bảo Ninh viết về những người lính và chiến trường giống những gì anh đã trải qua không? Anh bảo, giống…giống lắm, người lính tên Can là một phần cuộc sống của anh về cả xuất thân quê quán, hoàn cảnh, chiến tranh đánh đấm khói lửa cho đến suy nghĩ…
Cách nay vừa tròn hai mươi năm(1993), tôi có về Hà Nội, gặp được ông em họ vừa ở tù ra vì can tội là lính thám kích, quân đội VNCH. Tôi có đưa cho hắn cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Đọc xong, hắn bảo, ông Bảo Ninh viết hoàn toàn sai về người lính VNCH.  Như câu chuyện bốn người lính thám kích bị bắt, tác giả viết một cách không đúng sự thật. Từ cách mô tả hành động đến thuật lại những mẩu đối thoại của những người lính thám kích này.
Lính thám kích được chọn, hầu hết còn trẻ, gan dạ và có bản lãnh. Họ không thể nào quá hèn hạ, van xin như Bảo Ninh kể. Nếu có xin tha đi nữa, thì cách nói và những lời nói ấy, nhất định không phải của họ. Điều này hắn khẳng định không thể có. Người lính thám kích đã được giáo dục về nhân cách, ngay sau khi đã được tuyển chọn. Trong nhiệm vụ đặc biệt, những toán thám kích cần phải tránh nổ súng, tránh bị phát hiện, trừ trường hợp, tự vệ, bất khả kháng. Cho nên, không thể có trường hợp phát hiện, bắt ba cô gái, rồi dẫn đi nhởn nhơ như vậy, để nhóm của Kiên tóm được. Hơn nữa, trong trường hợp đã bị bắt, trước sự sống chết, không thằng nào ngu xuẩn, nói giọng trêu cợt: Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi... Mấy nhỏ la khóc quá trời..
Hắn cũng cho rằng, cuốn truyện còn nhiều cảnh tưởng tượng quá mức, như trường hợp, một đám lính, làm thịt con xà niêng, nhưng sau khi cạo lông mới phát hiện ra đó là một người đàn bà.
Tôi viết lại lời hắn theo trí nhớ của mình. Và còn nhiều lời nặng nề khác của hắn về Nỗi Buồn Chiến Tranh, nhưng tôi xin phép không chép ra đây. Hắn ra người thiên cổ đã lâu. Vài dòng như một chút tưởng niệm đến hắn và các những người lính cả hai miền Nam-Bắc đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Tôi là người sinh sau đẻ muộn, rất may mắn không phải tham gia trận chiến thê thảm này. Bài này, tôi chỉ đề cấp đến sự thật khốc liệt của chiến tranh, ở những tình tiết có ở trên trang sách của Bảo Ninh và nghệ thuật viết truyện của ông, qua suy nghĩ cá nhân. Do vậy, khi đọc các bác đặt quan niệm chính trị, ra ngoài bài viết này. 
Cũng như Lưu Quang Vũ, Bảo Ninh được sinh ra trong một gia đình văn chương, khoa bảng. Nói một cách dân dã, các ông là con nhà nòi và lớn lên trong cái lò văn chương, nghệ thuật. Lưu Quang Vũ đã sớm nắm bắt được cái tinh cái cốt ấy, nên đến với thi ca rất sớm. Còn Bảo Ninh đủng đà đủng đỉnh, cứ như một gã thợ cày làm công nhật, tính điểm thời hợp tác xã vậy. Do đó, ông đến với văn chương khá muộn, so với các nhà văn cùng thế hệ. Có thể nói, nếu như không có sự cổ vũ, giúp đỡ tích cực của người cha thì chưa chắc Bảo Ninh đã theo nghiệp viết lách. Thật vậy, khi đọc văn của Bảo Ninh, thấy dường như có một nhà ngôn ngữ học thấp thoáng ở đâu đó.
Điều tất nhiên khi đánh giá tài năng nhà văn, cũng như kiểm tra OTK trong nhà máy, chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm của họ. Xuất thân, đến sớm hoặc muộn với văn chương chỉ là tài liệu tham khảo. Tài năng phát tiết ra sớm hay muộn cũng như cơ địa của hai cô gái cùng tuổi, nhưng thời điểm dậy thì, khác nhau mà thôi.
Bảo Ninh có cái may mắn, gốc rễ, được sinh ra tại miền quê và ông lớn lên trưởng thành ở Hà Nội. Giống nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người ở vùng miền khác nhau. Những cách sống, văn hóa, ngôn ngữ vùng miền ấy, sau này đã được ông tiếp thu, hòa trộn đưa vào trang sách một cách sinh động phong phú. Dường như Bảo Ninh viết không nhiều, không viết tạp. Ông chỉ viết những gì, khi hiểu thật kỹ và đã, đang sống cùng nó. Ngoài viết báo ra, ông còn gánh hai mảng, truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết văn, nhất là tiểu thuyết là công việc nặng nhọc, nên nhà văn ngoài tài năng bẩm sinh, kỹ năng viết ra, cần phải có sức lực, vốn sống, kiến thức thâm hậu. Chứ viết văn dốt bị “nghĩa lộ“ ngay, không như  mấy bác lười nhác, trống rỗng làm thơ tắc tị, nhạt như nước ốc, vẫn có thể lấp liếm được, cho là thơ trừu tượng, thơ mới…Vì vậy, (tịnh) không thấy bác nào, lập ra hội văn phường, văn xóm như thơ. Vì những lý do này và là người kỹ tính, nên Bảo Ninh cốt tinh chứ không cốt lượng, viết thận trọng từng bước, từng bước chăng?
 Cho đến nay, về tiểu thuyết, Bảo Ninh chỉ mới trình làng cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Cuốn tiểu thuyết này, ông viết cách nay đã trên hai chục năm. Tôi cho rằng, đây là cuốn sách rửa lại bộ mặt nhem nhuốc cho văn học Việt Nam. Và nó là lời ai điếu cho giai đoạn văn thơ minh họa tuyên truyền.
Thân Phận Tình Yêu là cái tên đầu của cuốn sách. Một cái tên vô thưởng vô phạt, không hay, nếu như không muốn nói là tối nghĩa. Bởi vì cái tên, cái tựa là cái giỏ chứa cả hồn cốt của cuốn truyện. Tôi nghĩ, cái tên này chỉ là giải pháp bắt buộc tạm thời như vậy, nếu Bảo Ninh, muốn đưa được cuốn sách này đến người đọc. Gỉa dụ, cái tựa này do Bảo Ninh thực sự đặt ra, thì cha ông, một giáo sư ngôn ngữ học, không chịu để yên như thế. Vậy là cuốn sách đã qua được vòng kiểm duyệt, (chắc chắn có sự hỗ trợ của một số nhà văn khác có trách nhiệm, tư tưởng cởi mở) để  đến tay bạn đọc. Năm 1991, được tái bản, Bảo Ninh mới dám trả đúng tên cho cuốn sách của mình: Nỗi Buồn Chiến Tranh.
Mặc chiếc áo của người lính chiến tên Kiên, Bảo Ninh đã lột trần sự tàn nhẫn, của chiến tranh và thân phận đớn đau, không lối thoát của người lính ngay sau cuộc chiến. Một sự thật từ xưa đến nay người ta đều giấu giếm kiêng kị. Tiếng vang của nó không còn đóng khung trong nước, mà tràn ra khỏi biên giới. Độc giả các nước Âu-Mỹ đã đón nhận nó. Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Những năm sau đó, trong nước có những lãnh đạo cao cấp đã nhận ra sai lầm. Tư tưởng người dân dao động.  Tầng lớp trí thức, thanh niên bước đầu có những chính kiến rõ ràng. Các bác giật mình sợ hãi. Một cái lệnh vu vơ từ cõi trên, treo tái bản Nỗi Buồn Chiến Tranh hơn chục năm.
Mười năm, văn học Việt Nam vẫn luẩn quẩn, không có một cuốn sách nào vượt qua được Nỗi Buồn Chiến Tranh. Tuy sách của Nguyễn Huy Thiệp được xuất bản ở nước ngoài, gây tiếng vang, nhưng chỉ là truyện ngắn, không nặng ký như tiểu thuyết, truyện dài hơi. Đất nước muốn thoát cảnh đói nghèo, cánh cửa biên giới phải mở. Internet phát triển như vũ bão, các bác treo Nỗi Buồn Chiến Tranh, người đọc tìm Bảo Ninh trên trang báo nước ngoài. Bộ mặt văn học Việt Nam vẫn méo mó, đối ngoại luẩn quẩn. Các bạn nước ngoài hỏi đến Bảo Ninh, các bác ngơ ngác, thật là kỳ cục. Thế là, người ta lại phải cần đến Bảo Ninh và Nỗi Buồn Chiến Tranh để lau lại khuôn mặt nhem nhuốc đó. Muốn vậy, chỉ còn cách duy nhất, Nỗi Buồn Chiến Tranh phải được tái bản lại ở trong nước. Đây là cuốn sách, được  người đọc trong và ngoài nước yêu thích và cũng có số lượng phát hành nhiều nhất Việt Nam.
Tôi không thích đọc những bài viết về giải thưởng văn học trong cũng như ngoài nước. Nhưng hôm rồi lục tìm tài liệu về thân thế của Bảo Ninh, thấy có một bài viết của Đông La. Anh cho rằng, Bảo Ninh đã chôm một đoạn văn này, của cuốn sách nước ngoài(Bông Hồng Vàng) đưa vào Nỗi Buồn Chiến Tranh: “…Nếu Elêna nói với Anđexen: “Anh hãy chạy đi… Đừng nghĩ gì đến em. Nhưng nếu một ngày kia, tuổi già, nghèo nàn và bệnh tật có làm anh đau khổ thì chỉ cần anh nhắn cho em một lời, em sẽ… tới an ủi anh”, thì cô Lan cũng nói với Kiên: “Đừng bận về em. Đời anh rộng mở, hãy đi vào hãy sống cho thỏa… Còn nói ví dụ… một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không hay, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn có một nơi, cũng còn một người… một chốn anh về“(bài của Đông La)
Tôi nghĩ, anh Đông La đã lầm lẫn, hai đoạn văn trên hoàn cảnh, ngữ cảnh và những câu thoại hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, đoạn trích của Đông La là những câu ghép lại bằng những dấu ba chấm để so sánh. Lắp ghép kiểu này, dường như không được chính nhân cho lắm. Cũng chẳng cần phải phân tích đúng sai, nói cho nhanh, nếu đoạn văn trên là chôm chỉa thật, chẳng cần anh Đông La phải mất công đào bới, mấy ông bản quyền ở Âu- Mỹ, đã lôi cổ Bảo Ninh ra tòa lâu rồi. Có một điều, có lẽ anh Đông La không biết, luật bản quyền ở châu Âu chặt chẽ xuống từng đầu người, từng chiếc Radio, từng cái Ôtô. Ai cũng phải trả tiền bản quyền nghe nhạc. Sử dụng nhạc trong cửa hàng kinh doanh, càng phải trả nhiều tiền hơn, tính mét vuông nhân lên số tiền. Tiện đây cũng nhắc luôn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và các nhạc sỹ có bài hát, hay được(bị) sử dụng ở nước ngoài. Trước kia, các nhà hàng của người Việt ta, thường khai với công ty quản lý sử dụng nhạc trong kinh doanh(GEMA) chỉ sử dụng nhạc Việt, nên không phải trả tiền. Mấy năm gần đây, sử dụng nhạc Việt cũng phải nộp tiền cho công ty này. Họ bảo, nhạc Việt cũng được bảo hộ, tiền sẽ trả cho tác giả. Không biết công ty bản quyền và nhạc sỹ ở Việt Nam có được nhận hay không? Không những Đức mà còn nhiều các nước khác, châu lục khác. Tôi nghĩ, đó là khoản tiền không nhỏ.  
Cũng như nhạc, ngoài ra bản quyền sách báo còn chặt chẽ hơn. Sách của Bảo Ninh có đoạn chôm chỉa, tôi bảo đảm không nhà sách nào dám in, chứ đừng nói mấy chục năm nay nó nằm chình ình ở các hiệu sách, thư viện Âu- Mỹ như vậy.
 Đông La còn đánh giá, nếu như Bảo Ninh nhận được giải Nobel về văn học, thì mang mầu sắc chính trị, chứ không phải về học thuật. Tôi nghĩ, văn học Việt Nam đang như cái chợ chiều thế này, thế hệ nhà văn Bảo Ninh không có hy vọng nhận được giải ấy. Nếu như Việt Nam nuôi hy vọng nhận được giải Nobel, ngay bây giờ nên có những công trình nghiên cứu, giải quyết những câu hỏi. Tại sao Nỗi Buồn Chiến Tranh tràn đầy sức sống và sống dai đến như vậy? Không những nó ghim vào lòng độc giả trong nước mà cả đến độc giả các nước Âu-Mỹ. Điều này không phải tôi nói, trước đây đã nhiều người nói rồi. Cái này, từ ông viện trưởng viện văn học đến ông chủ tịch Hội nhà văn chắc chắn cũng thừa biết. Nhưng các bác không làm, vì có lẽ làm cũng chẳng ăn cái dải rút gì. Nên các bác để thời gian, cùng nhau lên đồng, cùng nhau tụng ca những thứ, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè của những ông linh hồn bệnh hoạn như Hoàng Quang Thuận… Với những suy nghĩ còn tiểu nông như vậy, văn chương bao giờ mới lớn lên được.
Không biết Đông La đã đọc kỹ Nỗi Buồn Chiến Tranh hay chưa? Cuốn sách này, tôi chẳng thấy đồng chí chính trị viên hay bác tâm lý chiến nào ở trong đó cả. Cũng chẳng thấy bóng dáng, những ông Kissinger, Nixon, Johnson hay bác Nguyễn Khoa Điềm... Đinh Thế Huynh đâu. Chỉ thấy, thuần một ông Bảo Ninh đang lên cơn điên, với những nỗi ám ảnh chém nát linh hồn. Từ đó bật lên sự thật trần trụi, tàn nhẫn của chiến tranh cũng như thân phận bi quan không lối thoát của con người sau cuộc chiến, chẳng có chút chính trị chính em nào ở trong này cả. Cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, nếu như được trao giải, thì chẳng có lợi cho phe phái chính trị nào. Và Bảo Ninh cũng không phải là cái tầm cỡ to lớn như hai bác, thay mặt cho hai phe, xua quân đánh nhau, rồi bắt tay đình chiến, cùng được kêu tên nhận giải Nobel khi xưa, để người ta đáng phải làm như vậy. Đông La suy diễn quả thật không có cơ sở, dù sự việc chỉ là giả thiết.
Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ, Nỗi Buồn Chiến tranh nếu được viết, xuất bản ở môi trường xã hội khác, có lẽ Bảo Ninh sẽ viết theo thể truyện ký, hay tự truyện. Dùng đại từ nhân xưng (tôi) ngôi thứ nhất, thay cho ngôi thứ ba (Kiên), gần gũi, truyền cảm xúc nhanh nhất từ người viết đến người đọc. Nó cho người đọc cảm giác thật và có sức lan tỏa mạnh hơn nữa. Nhưng nó có mặt hạn chế bó buộc, không được vung tay  mạnh, như viết tiểu thuyết. Bản thân tôi khi đọc, tiếp cận Nỗi Buồn Chiến Tranh, bằng mạch văn tự truyện, hay truyện ký, chứ không coi nó là tiểu thuyết.
Xuyên suốt Nỗi Buồn Chiến Tranh là sự hồi tưởng  trong trạng thái ám ảnh của người lính chiến tên Kiên (tức là Bảo Ninh). Theo lời ông bạn, chuyên gia thần kinh học, thì ám ảnh cũng là một căn bệnh do bị tổn thương thần kinh. Những lúc bị ám ảnh, mỗi người bệnh có hành vi khác nhau. Có người đập phá, người hát hò nhảy múa hoặc tìm sử dụng chất ngây nghiện …Nhưng có những người lại trầm lặng làm những công việc đặc biệt, hoặc sinh ra những cá tính cá biệt. Có lý, như ông bác Đặng Trác, họ bên mẹ tôi là tướng tá gì đó, tư lệnh quân khu 9 từ thời đánh nhau với ông Pháp. Vợ ông ngày xưa có lẽ cũng tham gia đánh trận, nên bị ám ảnh, rất sợ bẩn. Có lần vợ chồng bác đến thăm ông trẻ, em bà ngoại tôi, chú Đặng Xuân Đỉnh(em ruột TBT Trường Chinh) cũng ở đó, đưa mời vợ bác Trác ly nước, bà vội rút khăn ra lót vào ly, rồi mới dám cầm. Bác Trác xin lỗi, và giải thích căn bệnh của bà…
Như vậy, rất may Kiên rơi vào dạng thứ hai này. Mỗi lần ám ảnh, thần kinh kích động cao độ, ông ngồi vào bàn viết, làm công việc duy nhất độc thoại về Phương về Can về Quảng, về Hòa...trong nội tâm và được chuyển tải trên từng trang giấy. Lúc này tâm hồn ông thoát, tách rời và khỏi thế giới xung quanh và không bị tác động bởi nó, ký ức hiện lên trang viết của ông là chân thật rõ nét nhất. Trong tâm trạng không bình thường, với nỗi ám ảnh chập chờn như bóng ma hiện về. Những ký ức bị xé vụn, đan xen chằng chịt, với lối kể nhanh, hoạt làm cho người đọc rờn rợn, nhưng vẫn đuổi theo hành động của nhân vật. Phải nói đây là cách dẫn chuyện mới lạ với người Việt, gần với tâm lý độc giả phương Tây hơn.
Có một nhà phê bình tên tuổi, khi đánh giá về Nỗi Buồn Chiến Tranh viết (quanh quẩn một hồi, rồi có câu kết): Bảo Ninh đã xây dựng thành công nhân vật người lính. Vâng! Tôi hiểu sự úp mở để che đậy cái suy nghĩ thật mà ông không dám nói, dám viết. Xây dựng của ông là nghệ thuật xây dựng của con chữ, chứ dứt khoát không phải xây dựng thành công người lính ĐIỂN HÌNH trong tập thể điển hình như những Dấu Chân Người Lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm Trường Sơn Nhớ Bác của Nguyễn Trung Thu…
Bảo Ninh có cái nhìn khác về chiến tranh, thông qua cái mâu thuẫn nội tâm cũng như hành động cá thể của người lính. Tôi cho rằng, đó là cái nhìn biện chứng, khách quan, đúng với qui luật của cuộc sống cũng như tâm lý con người, dù là cái nhìn cá nhân. Đêm Trường Sơn, một thoáng lặng yên, trước nhất người lính phải nhớ về mẹ, về người yêu, người thân, chứ không thể nghĩ về người nào khác, dù người đó có là thánh nhân, (hoặc là ai đi chăng nữa).
Đọc lại đoạn thoại này, ta thấy được diễn biến tâm lý người lính rất thật, rất đau chứ không phải ấn vào mồm họ, những lý tưởng, từ ngữ phơi phới, đao to búa lớn:
 “…Can từ từ đứng dậy, đối diện, nhìn thẳng mắt Kiên. 

- Cả đời đi đánh nhau, thú nhật, tôi chả thấy cái trò này là có gì vinh. Nhưng do hy vọng nên vẫn còn chịu đựng. Về quê, càng khốn nạn, tôi biết. Người ta chẳng để cho sống đâu. Nhưng mấy đêm vừa rồi tôi toàn mê thấy mẹ tôi gọi tôi... Có nhẽ anh tôi đã chết mà mẹ tôi thì khổ não lâm bệnh rồi chăng. Không thể nấn ná, vì suất học sĩ quan là của anh... Tôi phải lần về quê. Chỉ mong anh em trong trung đội thương tình, thông cảm. Sẽ chẳng ai tóm nổi tôi lại nếu như chính anh em trinh sát không truy đuổi. Nhất là anh, Kiên ạ, anh thả cho tôi đi thì tôi sẽ đi được... Tôi đành mang tội lỗi với anh em... Quê tôi thì anh biết rồi đấy... Hà Nam, Bình Lục... mai sau mà có dịp…“(NBCT)
Thay cho những buổi học chính trị sáo mòn ta thắng địch thua, người lính lao vào những cuộc sát phạt đỏ đen hay hút xách, nhằm quên đi cái tàn khốc của chiến tranh, mỏng manh của thân phận. Cỗ bài này, ngày mai ai sẽ là người khuyết chân?
“…Thường là cứ chập tối cơm xong bắt đầu ngả chiếu bạc. Trong bầu không khí ẩm rượt, nồng ngạt mùi mồ hôi và khét lẹt khói xông muỗi, các con bạc châu quanh cỗ bài, tơi bời đỏ đen.
Tiền đặt cửa thường là những tàu thuốc "đồng bào" hôi mù, cay cú hơn thì thuốc lào, đá lửa hoặc sợi hồng ma một thứ tiền ma túy - hoặc là lương khô và ảnh nữa, ảnh con gái các loại, bất kể gái tây hay gái ta, xấu hay đẹp, người yêu hay người dưng, dùng tuốt, dốc hết ra mà sát phạt. Chẳng còn gì ăn thua nữa thì quệt muội đèn, chơi trò bôi râu. Người đánh kẻ chầu rìa, vui vẻ, om sòm nhiều hôm thâu đêm…
Chơi tà tà nhé, - Kiên đề nghị - nếu dở ván thì trời để cho cả bốn thằng sống qua trận này, để còn chơi tiếp…“ (NBCT)
Vậy là, cỗ bài này chỉ còn lại một chân. Mình Kiên sống sót. Cái chết tuy đã được báo trước, nhưng trước cái chết quằn quại của những người lính trẻ từ cả hai phía Bắc –Nam, làm cho người đọc không khỏi bàng hoàng, đau xót. Và hình ảnh người lính bắn nhầm vào con xà niêng, cạo lông làm thịt một cách rùng rợn, cho ta thấy sự điển hình tàn nhẫn dã man của chiến tranh: “khi ngả ra, cạo sạch bộ lông thì hóa ra: con vật hiện nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sần lở, nửa xám, nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược... Cả trung đội thất kinh, rú lên ù té, quẳng tiệt nồi niêu, dao kéo...”   
Phải nói, trí tưởng tượng, sự liên tưởng phong phú và tài năng kết nối sự việc là những yếu tố chính làm nên sự thành công của Nỗi Buồn Chiến Tranh. Chẳng có hương thơm nào có thể rửa hết mùi tử khí trong tâm hồn người lính chiến. Một cánh quạt trần quay cũng làm ông giật mình kinh hãi.
“…Nhiều hôm không đâu giữa phố xá đông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh. Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa. Tôi tưởng mình đang đi qua đồi "Xáo Thịt" la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72.
Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hóa rồ trước mắt người qua đường. Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường tôi nín thở đợi một
trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. "Chéo-éo-éo ... Đoành!..."
 
Đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, tôi mới vỡ ra một điều, cái sự tưởng tượng của trang văn nó cần tính khái quát và cụ thể hơn so với thơ. Ở đây chỉ có một hình ảnh nhỏ “..luôn luôn nhìn xuống như sợ giẫm phải cái bóng của mình…“ người đọc đã liên tưởng, thấy được toàn bộ con người cũng như gia cảnh của người hàng xóm, tang thương vật vờ một cách sâu sắc hơn. Cái quan sát tỉ mỉ, lối miêu tả đầy hình ảnh này, chỉ nhà văn tài năng mới có được:
“…Có hôm ông bước xuống cầu thang vào sau bữa cơm trưa, xách trên tay chiếc cặp lồng đựng bữa tối. Ông không cao gì lắm nhưng vì quá gầy nên trông lênh khênh. Cổ lộ hầu, vai hẹp, lưng lòng khòng, luôn nhìn xuống như sợ giẫm phải bóng của mình. Ba người con của ông đều nằm lại trong chiến tranh. Anh con thứ là Toàn. Hy sinh gần như trước mắt Kiên. ông Huynh không biết chuyện đó. Vợ ông bị liệt khi báo tử đến người con cuối cùng. Vợ chồng ông sống nghèo khổ, câm nín, trống rỗng suốt bao năm trời. ông Huynh vẫn ngày ngày đi lái tàu điện…“(NBCT)
Đôi lúc, ta thấy dường Bảo Ninh đã cởi chiếc áo lính ra, đứng từ góc cạnh khác để  nhìn vào cuộc chiến. Đã giúp ông nhìn khách quan hơn. Và từ cái nhìn khách quan ấy, đã cho ông hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc chiến. Từ đó, lòng nhân đạo là mạch nối giữa ông và người đọc thông qua trang viết:
“…Tên tuổi anh ta tôi không biết, chỉ biết anh ta là lính của liên đoàn 6 biệt động quân; Người Nam hay Bắc hay Trung cũng chả biết vì anh ta chỉ rên, rên thì dân xứ nào cũng một giọng như nhau…”
Câu nói, cũng như lời ước đầy tính nhân đạo, khi kết thúc chiến tranh: "Giá mà vào giờ phút giải phóng, tất cả những người lính đều được phục sinh".Nhưng đó là những người lính nào? Vâng! Chính là những người lính chung của cả hai miền chiến tuyến. Đấy là tư tưởng Bảo Ninh trong toàn bộ tác phẩm này.
Thân phận của người lính sau chiến tranh, nằm trong cái bế tắc chung của toàn xã hội. Với những chính sách diệt tư sản tư nhân, cấm chợ ngăn sông, giá-lương-tiền, lạm phát phi nước đại, có những gia đình miền núi phía Bắc phải chết đói. Sự dối trá làm băng hoại đạo đức xã hội. Nhưng từ trên xuống dưới, các bác vẫn say sưa trong niềm vui chiến thắng. Phấn khởi lạc quan đến mức, bác Tố Hữu Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng(Phó thủ tướng) sau khi đi Pháp về, ví nếu trái đất là một chiếc nón, thì chúng ta đang ở trên đỉnh chóp cái nón đó. Làm cho người lành như nhà thơ Trần Đăng Khoa, cũng phải sửng sốt trước mặt bác Phó chủ tịch: Không biết chiếc nó đó đang úp hay ngửa?
Trong cái sấp, ngửa đó, Bảo Ninh nhận đã ra cái bi đát từ chính mình, đồng đội mình và trong gia đình, xã hội. Sau cuộc chiến súng đạn, là chiến tranh (trong) lòng người, còn ghê sợ hơn thế. Làm cho ông hoàn toàn thất vọng và kinh tởm những khuôn mặt giả dối ấy:
 " - Hừ! Hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương. Mà những người được phân công nằm lại góc rừng le là những người đáng sống nhất- Nền hòa bình này… Hừ tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo trong những năm trước rơi hết. Mặt thật bày ra gớm chết…“(NBCT)
Một gia đình người hàng xóm có ba con liệt sỹ đói nghèo với cuộc sống vật vờ. Một đứa em gái người bạn chết trận là gái làm tiền. Người yêu đã là gái bao, Kiên cũng như bao đồng đội khác, lạc lõng, không thể hòa nhập vào cuộc sống, sau chiến tranh. Cuộc sống của họ chìm mình vào những cơn say và nôn ọe. Hình ảnh người lính hùng dũng lái xe chiến trường năm xưa, nay chỉ còn lái trong những lúc ám ảnh của linh hồn.
“…Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu, chồm nẩy lên thì còn chịu được - Vượng kể - chứ mà những đoạn nhún nhảy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là tớ ọe liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Đêm về không ngủ được. Ngủ lại gào lên như bị cắt tiết. Thế là tửu. Mà tửu vào thì còn lái chó gì được nữa…“(NBCT)
Có lẽ đồng đội của Bảo Ninh đều là những người ra đi từ miền quê, những nông dân chân lấm tay bùn, nên hầu như ông sử dụng từ ngữ địa phương của nông thôn miền Bắc trong cuốn sách, như một lời chi ân, tưởng nhớ chăng?
Vâng! Đúng như vậy, từ đầu đến cuối cuốn sách này, hình như chúng ta không hề tìm thấy động từ xem- nhìn- nó được thay bằng động từ nom, nông dân đồng bằng sông Hồng hay sử dụng“…Kiên nom thấy trong quầy …vẻ mặt hắn lúc này, nom phải đặt biệt nhà quê…“ Hay cụm từ dưới đây là một minh chứng rõ ràng “Xin để mắt quan tâm…“
Tôi nghĩ, việc sử dụng tiếng địa phương đúng với văn cảnh, hoàn cảnh, sẽ làm cho câu chuyện, lời văn sẽ sinh động và thật hơn. Đoạn trích dưới đây, với những lời nói, từ ngữ địa phương, miền quê ấy, làm tăng thêm cái trớ trêu của người ăn xin với người (có thể là) đồng đội cũ, sau chiến tranh:
“…Kiên bước qua đường. Dưới cột đèn trước cửa một hiệu ăn anh thấy một người ăn mày
đang đứng co ro, tay giấu trong nách, rạp xuống ngẩng lên vái người qua đường và cất giọng ống bơ rỉ kêu van một cách tự tin:
"Xin hãy để mắt quan tâm đến tình cảnh người khác một phút đồng chí ơi! Xin hãy nhớ tới những miền đang lụt lội, đồng chí".
- Ăn mày mà lập trường gang thép gớm chưa? Mẹ kiếp, cái dân An Nam nhà mình chỉ giỏi chống ngoại xâm chứ đến ăn xin cũng chẳng biết đường - một ông bệ vệ diện bành tô quắp một ả áo lông đi từ trong quán ra, lên giọng - ê, hạ lập trường xuống, thì cho.
Ả áo lông cười rú lên như bị cù. Kể cũng buồn cười thật. Một lúc nào đó mình sẽ dùng đến cảnh này, tự nhiên Kiên nghĩ thế. Có thể sẽ viết rằng thằng cha bệ vệ kia và người ăn xin là bạn cũ của nhau. Thậm chí là đồng đội. Mà cũng có thể... Nhưng, vớ vẩn chưa kìa…“.
Bảo Ninh đã viết khá nhiều trang về sinh hoạt văn chương của những năm sau chiến tranh. Thời văn học nghệ thuật phuc vụ, minh họa cho đường lối lãnh đạo của đảng. Thời kỳ văn chương không có cái tôi ở trong đó.
Đọc những trang viết này của Bảo Ninh, làm tôi sực nhớ đến bác Đặng Quốc Bảo, họ hàng bên mẹ tôi, nguyên bí thư trung ương đoàn. Cuối những năm 1979 đầu năm 1980, bác thường hay đến các trường đại học để nói chuyện về văn hóa nghệ thuật, lý tưởng thanh niên …Thời kỳ đó, trước cửa trường đại học, hay nơi sinh viên thường tụ tập, luôn có đội cờ đỏ cầm chai, cầm kéo kiểm tra. Ống quần, không đút cái vỏ chai vào được, gọi là ống típ, ống bó cắt xẻ ngược lên tới đầu gối. Quần ống rộng ống loe cắt, áo bó áo chẽn cắt. Người ta cắt xé tất cả những gì cho là văn hóa của Mỹ Ngụy, để lại. Cứ nhè lúc bác Bảo diễn về văn hóa trên bục, thì ở vòng ngoài bọn cờ đỏ đè mấy thằng sinh viên ra thiến. Quần áo người ngợm thằng nào cũng te tua như vừa đánh trận về.
Một lần tôi đến nhà bác ở phố Phan Đình Phùng, con đường đẹp và yên tĩnh bậc nhất của Hà Nội. Phải nói bên ngoại tôi, toàn những ông làm to, nhưng với con cháu, thân mật tình cảm nhất là bác Đặng Quốc Bảo. Sau khi thăm hỏi mẹ, bà tôi, là đến là chương trình lý tưởng thanh niên. Rồi ví dụ, những ngày đầu cách mạng, bác phải cà răng căng tai để làm công việc dân vận ở Tây Nguyên. Và nhiều công việc đại loại như nhà văn, người lính địa phương quân Trung Trung Đỉnh đã viết…Bài học của bác vừa kết thúc, không hiểu sao lúc đó, tôi buột miệng hỏi: Lúc bác đang nói về văn hóa với thanh niên, bọn cờ đỏ đè sinh viên ra cắt quần áo, một việc làm giết văn hóa như vậy, bác có biết không?  Bác cũng bất ngờ câu hỏi của tôi. Có lẽ một câu hỏi bác không bao giờ nghĩ đến. Cũng may, lúc đó ca sỹ Mạnh Hà đến, nhận nhiệm vụ sang Liên Xô, dự Festivan hay gì đó. Tôi đứng dậy, xin phép bác về. Mạnh Hà bắt tay tôi, nhìn áo chẽn quần loe của anh, tôi định nói, ông anh ăn mặc thế này, vào cổng trường đại học, thế quái nào cũng bị chúng nó làm thịt.
Cũng đến 34 năm tôi không gặp lại bác Đặng Quốc Bảo. Nhưng gần đây được đọc những bài viết của bác, tôi thấy tư tưởng suy nghĩ hoàn toàn khác, không giống những bài giảng của bác trước đây. Tôi rất thích đọc những bài viết này, kể cả bài về chính trị, dù tôi không thích chính trị và những bài viết về nó. Khi nào về Việt Nam, nhất định tôi sẽ đến thăm bác, và xin được nghe bác giảng bài mới này. Dẫu biết, bác đã già lắm rồi và tôi cũng không còn trẻ nữa.
 
Trong bối cảnh xã hội đang cùng nhau lên đồng, cùng nhau cắt tiết văn hóa, Bảo Ninh viết trần trụi, trắng hếu ra như vậy, cha con người lính tên Kiên phải xé tranh, đốt bản thảo là phải. Có người cho rằng, hành động đốt bản thảo của Kiên là tiêu cực. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Sự đốt bản thảo của của Kiên là hành động phản kháng tích cực, một cách tự nhiên tâm lý con người. Bởi nhà văn cũng là con người bình thường, không nên thần thánh hóa và ấn cho anh ta cái lý tưởng phơi phới không có thật  nào đó. Nếu nhà văn Kiên không đốt bản thảo, bọn cờ đỏ gác cổng kia, không trước thì sau chúng nó cũng thiến mất thôi. Thôi thì, xé hết quần loe áo bó, hoa hoét màu mè, cứ mặc quần nâu áo gụ, đến trường cho nó lành.
Đằng sau sự đốt tranh, đốt bản thảo ấy, có hiệu quả báo động, lên án, cảnh tỉnh quá đi ấy chứ, không thì làm sao Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phải kêu lên, hãy cởi trói cho các văn nghệ sỹ. Không có sự đốt tranh, đốt bản thảo của cha con người lính Kiên, thì sẽ không có cuốn sách Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh ra lò, đến tay chúng ta và bạn bè năm châu như hôm nay. Vâng! Sự tàn khốc của kiểm duyệt trong giai đoạn đó là thế. Vậy thì phải cảm ơn sự đốt lửa của nhà văn Kiên lắm lắm…Tôi lại nghĩ, ngày còn sống, đọc đến đoạn văn này, Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm…chẳng vỗ đùi đen đét khen Bảo Ninh.
 
Dường như Bảo Ninh dành những từ, những câu văn hay và đẹp nhất viết về Phương. Là người có tính cách mạnh mẽ, có khát vọng tự do, nên lúc nào Phương cũng cảm thấy bị tù túng  bức bối, muốn phá tan đi tất cả. Là người “vì sợ mà chẳng sợ gì nữa“, nên Phương luôn hành động được coi dị thường trong giai đoạn đó. Bước vào đời Phương đã cú sốc nặng, con đường bước vào gái bao là tất yếu, trong khung cảnh tối tăm như vậy. Cũng như Chí Phèo, ai cho Phương làm người lương thiện, khi xung quanh toàn là Bá Kiến.
Khi đọc đến đoạn, Phương chủ động hơi chồm lên, vòng tay ôm lấy cổ Kiên kéo xuống, tôi lại nghĩ đến hành động, dám phá tan những ràng buộc của lễ giáo phong kiến của Thúy Kiều. Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình đến với Kim Trọng, khi ông bà Vương Viên Ngoại vắng nhà. Đó là hình ảnh đẹp. Một hình ảnh cho chúng ta thấy một điều, quyền lực, chế độ xã hội, tiền bạc qua năm tháng rồi sẽ biến đổi, chỉ còn lại khát vọng tình yêu là vĩnh cửu:
 
“Nhưng Phương không mệt à? - Kiên thấy giọng mình như lạc đi - Không lạnh à?
- Có - Phương đáp và hơi nhổm người lên, vòng tay ôm lấy cổ Kiên kéo xuống. Thoạt tiên, một cảm giác nhức nhối làm Kiên gai hết người, run lên, gân cốt chùng xuống nhưng rồi sự chấp nhận biến thành sức cuốn mãnh liệt lập tức ghì riết anh, nuốt chặt anh vào thân hình mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng, đầy cuồng bách của Phương. Đó là một cái gì không thể ngờ được, như thể tiếng sét, và hơn cả đau đớn, như thể đột ngột cất lên một tiếng kêu tự đáy lòng. Và không phải là cái hôn đầu tiên nhưng là nỗi da diết đầu tiên được khám phá ra bên bờ hồ... Song, tất cả diễn ra chỉ trong khoảnh khắc. Đột nhiên một ý chí sầm tối và cứng rắn đánh thức nhói lên nói rằng anh không được, anh không thể, rằng... ráng hết sức bình sinh Kiên tự giằng mình ra, thả buông vòng tay đang dằn xiết Phương, ngồi chồm dậy. Sự buông hẫng ấy làm Phương lặng đi. Mọi cảm giác choáng loạn tản bay nhường chỗ cho sợ hãi và xấu hổ. Cô lăn tránh sang bên, gài nhanh hàng cúc áo sơ mi che kín ngực rồi nhè nhẹ ngồi lên. Sóng hồ dập dềnh, ì oạp vỗ vào bờ cỏ. Xa xa, từ chỗ pháo đội cao xạ chất nổi trên đám bè neo sâu trong hồ một hồi kẻng khuya chậm rãi dõng lên. Vị thần bảo hộ cứu tinh cho sự trong trắng và trong sạch của đôi bạn, chẳng là ai khác ngoài chính họ.
Gió thở dài. Im lặng lan xa. Hai người như thể vừa từ đáy nước nổi bồng lên để rồi mỗi người bị cuốn dạt ra mỗi ngả. Kiên đưa tay ra, run run nắm lấy cổ tay Phương như muốn níu giữ cô.
- Kiên sợ phải không? - Phương dịch lại gần - Sợ phải không? Phương cũng sợ. . . Nhưng vì sợ mà chẳng sợ gì nữa. . .“(NBCT)
Tôi rất thích đọc những đoạn văn tả cảnh, tả tình của Bảo Ninh vì rất khoáng đạt, từ ngữ đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sang trọng. Nó lung linh sương khói mờ ảo như một bài thơ tình vậy. Đây là một trong những trang văn hay và đẹp nhất mà tôi đã được đọc:  
“…Đêm hè mát rượi, mà trán và lưng anh ướt mồ hôi. Tràn ngập nỗi sợ hãi và lòng thương mến, anh xiết chặt eo Phương. Anh cảm thấy yếu đuối, mờ mịt. Tình yêu. Sự tôn thờ quy phục. Anh không sợ. Nhưng anh không thể. Anh không dám.
Phương khẽ nằm xuống kéo Kiên ngả xuống theo. Cỏ mát rượi, hơi sương, nhưng nền đất vẫn còn đọng hơi ấm buổi chiều. Kiên gối đầu lên tay Phương, áp chặt vào mình cô. Như một cậu bé. Đúng là Phương không điên mà cô như là một người chị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ và thì thầm kể chuyện về người cha của anh. Mái tóc hồi đó Phương để rất dài, xỏa rộng phủ lên mình Kiên, ấm và thơm lạ lùng. Hé mắt nhìn qua làn tóc, Kiên nhận thấy trăng hạ tuần đã lộ. Vừng trăng mỏng và cong hiện ra rất nhanh ở rìa một khối mây đùn cao trên đỉnh hồ. Rồi lập tức bị che khuất. Anh nhìn thấy ánh lửa đập dờn như lửa ma trơi trên sân thượng. Cha và Phương. Những bức tranh màu lá úa và màu vàng như rơm. Những linh hồn được phóng thích ra khỏi mặt vải. Giọng Phương đều đều, ngái ngủ hệt như giọng một người mẹ kể chuyện cổ tích trong màn. Kiên không nhận thấy là mình đã bật mở hết cúc áo của Phương cho tới khi hai bầu vú trắng phau bật ra. Vành trăng lướt thoáng một dải sáng lên mặt hồ và bãi cỏ. Phương nằm yên, không trở mình, có lẽ đã ngủ say. Kiên không nhận thấy là miệng mình đã ngậm chặt lấy đầu vú của Phương còn thành thạo hơn một chú bé con. Anh mút nhè nhẹ thoạt tiên là như thế, như thuở mới ra đời người ta bú. Nhưng rồi kế đó là một nỗi khát khao kỳ quái thôi thúc, anh dùng cả sức mạnh của hai bàn tay, cho đến lúc cảm nhận trong miệng cái vị ươn ướt ngòn ngọt thoáng cả nỗi đau đớn mơ hồ như thể vị ngọt từ giấc mơ của Phương thấm truyền sang...“(NBCT)
 
Góp vào sự thành công Nỗi Buồn Chiến Tranh có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất làm nên nó là SỰ THẬT TÀN NHẪN CỦA CHIẾN TRANH. Sự thật đó đã chạm được vào nỗi đau tận cùng của con người. Nó như một bức thông điệp sáng giá đưa văn học Việt Nam đến gần với văn học chung thế giới. Và Nỗi Buồn Chiến Tranh- Bảo Ninh góp phần không nhỏ cùng với những Chuyện Ba Người của Tô Hoài, Mảnh Đất lắm Người Nhiều Ma- Nguyễn Khắc Trường, Ly Thân- Trần Mạnh Hảo…. chứng minh sức sống của văn học hiện thực không xã hội chủ nghĩa.  
Tất nhiên, trong một tác phẩm văn học nào cũng vậy, ngoài những yếu tố thành công, dứt khoát còn có mặt hạn chế, Nỗi Buồn Chiến Tranh cũng không ngoại lệ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chưa thể đề cập đến.
Có một điều thú vị, khi đọc truyện ngắn của Bảo Ninh, tôi nghiệm ra, trong văn chương không có đề tài nào lớn hoặc nhỏ. Lớn, nhỏ do tài năng người viết. Có những cái rất nhỏ, tưởng chừng viết dăm ba câu là đủ, nhưng ông đã mở ra những điều rất lớn, rất đáng suy nghĩ ở trong đó. Câu chữ trong truyện ngắn của Bảo Ninh thô ráp, nhưng sau nó là cái tinh tế mượt mà. Giống như cô gái hiện đại thời nay sống trong ngôi nhà cổ cũ kỹ vậy.
Nhất định tôi sẽ trở lại với đề tài truyện ngắn của ông.
 
Leipzig ngày 6-7-2013
Đỗ Trường