Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Trường ca tướng Giáp

Trường ca tướng Giáp - Nhà văn Hoàng Bình Trọng

Thứ bảy - 16/11/2013 13:01

Hưởng ứng cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Trường ca về tướng Giáp – Người anh Cả của toàn quân


Hoàng Bình Trọng

Lts: Nhà văn Hoàng Bình Trọng viết trường ca về tướng Giáp dài gần 2 000 câu thơ. Đây là trường ca đầu tiên viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xin trích in phần 2 chương V trường ca này.


 Bút tích nhà văn Hoàng Bình Trọng tặng Nhà thơ Đỗ Hoàng
Tặng Đỗ Hoàng " Người anh Cả toàn quân ". Mong bạn đọc đến hết dù chỉ một lần"
2
Trong căn hầm trực thuộc Sở chỉ huy chiến dịch
Người anh Cả của toàn quân đứng gập mình giữa quầng sáng ánh đèn bạch lạp
Trước mặt là tấm bản đồ Điện Biên trải gần kín mặt bàn
Anhlia ánh mắt qua các địa danh Hồng Cúm, Him Lam
Bản Kéo, Mường Thanh, đồi Độc Lập…
Anh rà soát trong đầu từng cứ điểm bố phòng quân giặc     
Này đồn lính ngụy, đồn lính lê dương, đồn lính Bắc Phi,
Này sân bay  dã chiến, kho đạn dược, kho quân lương, đại bản doanh thiếu tướng Đờ cát tờ ri…
Và ẩn sau những vườn cây rậm rạp, vách nuí sừng sững bốn chung quanh lòng chảo là những sư đoàn thép.
Là bốn vạn con cháu Bác Hồ, bốn vạn đứa em tướng Giáp.
Có người theo Anh từng thuở đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần,
Thuở chiến dịch Hoàng Hoa Thám, thuở xiết chặt vòng vây thị xã Hòa Bình,
Cũng có người theo Anh ngày giải phóng Lai Châu, Cò Nòi, Hát Lót…
Sau bao nhiêu ngày đêm hành quân cấp tập
Tất cả đã về đây cùng anh ôn lại lời thề: “Trung với nước, hiếu với dân”
Anh hình dung đặt cả lên bàn cân
Thế và lực bên địch, bên ta xem bên nào nặng nhẹ
Anh xoay hướng địa bàn. Anh bóp đầu suy nghĩ,
Nếu lúc này bộ đội ta nhận được lệnh tấn công, từ tám hướng xông lên,
Họ băng qua nhwngxcanhs đồng rộng mênh mông không một gốc cây, ụ đất để ẩn mình
Những họng súng các cỡ của quân thù nấp trong lô cốt, boong ke vững chắc
Vaixddanj đễàng vào các mục tiêu xạ kích
Ôi ! Thực tế này liệu có thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh” Hay ném mấy vạn tình mạng anh em vào miệng tử thần?
Không thể được nghìn lần không thể được!
“Đánh nhanh, giải quyết nhanh” Là phương châm tác chiến vạch ra từ trước
Hồi giặc Pháp mới ồ ạt đổ quân vào Điện Biên
Công sự phòng thủ còn sơ sài,nơi ăn chốn ở chưa yên
Nếu bị tấn công nay chúng nó trở tay không kịp
Thời điểm đó quân chủ lực của ta chưa có sẵn trên chiến trường Tây Bắc
Không bỏ lỡ thời cơ , kẻ thù vừa củng cố vừa tăng cường
Biến Điện Biên thành một một hệ thống liên hoàn
Đủ sức yểm hộ cho nhau đẩy lùi mọi cuộc tấn công từ các hướng
“Giải quyết nhanh ư”? Nếu cứ theo kế sách cũ thì quân chủ lực của ta phải hy sinh hết các sư đoàn
Nếu ta thất bại ở Điện Biên, sẽ kéo theo nhiều thất bại khác trên các chiến trường.
Nhưng nếu không “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì bất tuân mệnh lệnh!
Với Võ Nguyên Giáp, đây là bài toán khó tìm đáp số nhất trong cuộc đời làm tướng!
Đòi hỏi Anh không chỉ biết quyền biến mưu cơ, mà còn có trái tim yêu thương chiến sỹ, có đức hy sinh, lòng dũng cảm vô bờ
Nhận trách nhiệm về mình, dám giải quyết vấn đề có tầm lịch sử…
H – B – Tr
 

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Thơ các ngợi Đại tướng Võ nguyên Giáp - Đỗ Hoàng

Ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Hưởng ứng cuộc thi Thơ viết về Đại tướng- Nhà thơ Đỗ Hoàng

Thứ ba - 12/11/2013 11:58





Hưởng ứng cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp




Đỗ Hoàng

CA NGỢI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
(Xuôi thuận nghịch đọc)


Dân yêu Đại tướng Giáp hùng anh.
Võ nghiệp nên thành công nổi danh.
Quân nát xác xơ Tây bại sớm,
Lính tan lơ láo Mỹ tàn nhanh .
Ngân vang sông núi lời ca ngợi,
Vọng mãi đất trời lẽ liệt thanh.
Thần thánh khổ đau cầm giáo mác (*)
Nhân hiền Đại tướng trí cao xanh!

Hà Nội, ngày 10 – 11 năm 2013

(*) Nãi tri binh giả thị hung khí
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thánh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)

Đ –H

Đọc ngược:

Cao xanh trí tướng đại hiền nhân
Mác giáo cầm đau khổ thánh thần.
Thanh liệt lẽ trời đất mãi vong.
Ngợi ca lời núi sông vang ngân.
Nhanh tàn Mỹ láo lơ tan lính,
Bại sớm Tây xơ xác nát quân.
Danh nổi công thành nên nghiệp võ.
Anh hùng Giáp tướng đại yêu dân!

Đọc thuận  6 chữ, 5 chữ, 4 chữ, 3 chữ đều có nghĩa.

Ví dụ
A - 4 chữ:
Tướng Giáp hùng anh
Thành công nổi danh
Xơ Tây bại sớm,
Láo Mỹ tàn nhanh.
Núi lời ca ngợi
Trời lẽ liệt thanh.
Đau cầm giáo mác
Tướng trí cao xanh!

B- 3 chữ:
Giáp hung anh
Công nổi danh
Tây bại sớn
Mỹ tàn nhanh
Lời ca ngợi
Lẽ liệt thanh
Cầm giáo mác
Trí cao xanh!

Đọc ngược 6 chữ, 5 chữ, 4 chữ đều có nghĩa.
Ví dụ:

A-    Đọc 6 chữ:

Cao trí tướng đại hiền nhân
Giáo cầm đau khổ thánh thần
Liệt lẽ trời đất mãi vọng
Ca lời núi sông vang ngân
Tàn Mỹ láo lơ tan lính
Bại Tây xơ xác nát quân
Nổi công thành nên nghiệp võ
Hùng Giáp đại tướng yêu dân!

B – Đọc 5 chữ:

Trí tướng đại hiền nhân
Cầm đau khổ thánh thần
Lẽ trời đất mãi vọng
Lời núi sông vang ngân
Mỹ láo lơ tan lính
Tây xơ xác nát quân
Công thành nên nghiệp võ
Giáp đại tướng yêu dân!

C- Đọc 4 chữ

Tướng đại hiền nhân
Đau khổ thánh thần
Trời đất mãi vọng
Núi sông vang ngân
Láo lơ tan lính
Xơ xác nát quân
Thành nên nghiệp võ
Đại tướng yêu dân!

Đ – H
Kính mới các thi hữu họa lại ( Không cần đọc xuôi ngược )
Đỗ Hoàng kính thư!


 

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thơ dự thi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (617)

Thơ Dự thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (615) - Nhà thơ Ngô Minh

Thứ tư - 06/11/2013 13:37

 THƠ DỰ THI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (617)                    
 

                         Ngô Minh

                               MỞ MẮT RA MÀ NHÌN 
                               HỠI LŨ TỴ HIỀM  



Mở mắt ra mà nhìn hỡi lũ tị hiềm
Những ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên TRỜI
Thánh giữa LÒNG DÂN

Hãy nhìn những dòng người trẻ già trai gái Hà Nội, Mường Phăng,
Nước mắt mặn như lịch sử nối nhau về 30-Hoàng Diệu
Dòng người từ Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Trường Sơn,
Nước mắt mặn như lịch sử dắt nhau về bờ Kiến Giang An Xá
Nấc nở khóc vị tướng của lòng mình
Khóc một MẶT TRỜI vừa tắt !

Hãy mở mắt to ra mà nhìn lũ kẻ tỵ hiềm
Các vị còn sống đấy chứ? Nếu chết rồi thì con cháu hãy ghi
Một thời tim khô mắt tròn mắt dẹt
Dở thói côn đồ vu vạ anh hùng
Bôi đen lịch sử, đổi tráo tuổi tên…
Toan đánh hạ tướng uy danh lừng lẫy


Võ Nguyên Giáp tượng đài bất tử
Các vị là sâu nhầy nhụa dưới chân
Các vị làm bóng tối
Cho Tướng Giáp sáng lòa !

Hãy mở to mắt ra mà nhìn hỡi lũ tỵ hiềm
Thánh Giáp không nói gì đâu
 Người vào cõi vô biên lặng lẽ
                            Để lại cho nhân dân thương nhớ muôn vàn


103 năm nằm gai nếm mật
Lại về Hoành Sơn nằm gác biển Đông


                                     Huế, 10-10-2013

                           
                         KHI ÔNG NẰM XUỐNG

                                                 Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

khi Ông nằm xuống
trời khóc
người khóc
sông khóc
phố khóc
con rước di ảnh Ông về quê
bát cơm mới quả trứng luộc đôi đũa nén nhang
mẹ dọn lên sụt sùi hương khói
trái tim mẹ hóa bàn thờ

khi Ông nằm xuống
dòng người viếng kín chật đất nước
già trẻ gái trai Kinh, Thái, Ê Đê, Tày…
không quen biết vẫn bên nhau thổn thức
lặng lẽ dòng người chậm lịch sử

khi Ông ông nằm xuống
                           Vũng Chùa Hoành Sơn hoang vu bỗng thành địa chỉ
                           trăm triệu trái tim buốt nhức vọng về
                           biển Đông đêm 13 dậy bão


khi Ông nằm xuống
nước mắt mọc lên
nước mắt nhân dân
hạt mần
lay thức

                              TƯỚNG GIÁP

Tướng Giáp
“một trong 10 vị tướng thiên tài thế giới mọi thời đại
tư lệnh của tư lệnh
chính uỷ của chính uỷ
 “bậc hiền nhân
“đánh bại hai đế quốc to
“đánh gục hơn chục tướng Pháp, Mỹ
bao nhiêu mỹ từ sang trọng nhất
cũng không xứng với ông
bọn ghen tức mưu toan bôi nhọ
càng làm cho ông như mặt trăng mặt trời
sáng rỡ muôn đời

Tướng Giáp
hiền từ một người cha, người ông
từng khóc cha khóc vợ bị giặc giết
từng lau nước mắt khi thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà
từng thắc thỏm mùa lụt làng Văn Xá…

Tướng Giáp
đọc sách
chơi piano
ngồi thiền
một ông tiên
lại chăm chú nghe người lính quèn là nhà thơ Ngô Minh
                         đọc thơ
và cùng chụp ảnh

Tướng Giáp
xa quê trăm năm
không đổi giọng !

                                                    Huế, 1-2013






CHỤP ẢNH VỚI ĐẠI TƯỚNG 
                   VÕ NGUYÊN GIÁP
                                    
                                                Ai người làm thơ ai người giúp nước
                                                                   H.P.N.T


“ Các nhà văn có phải quê Quảng Bình
“ giọng mô tê lẫn vào đâu được
“ mình nhớ quê, mấy chục năm dằng dặc
“ nào anh em chụp kiểu ảnh chung...

Tổng Tư lệnh tươi cười chúng tôi vây quanh
Thành bức ảnh nơi phòng văn ngày tháng
Ôi, người Anh hùng trải phong ba chiến trận
Vẫn dáng quê hương sông nước yên bình

Bức ảnh phóng to khung kính trên tường
Vị tướng tài ba bên những nhà thơ chiến sĩ
Là tài sản xin ngàn đời gửi lại
 Cho cháu con tình đất quê nhà

Bức ảnh gọi câu thơ nhân nghĩa
Gọi yêu thương và chân lý giữa đời
Mỗi lần ngước lên ngắm nhìn Đại tướng
Lại nghe lòng xao động: Việt Nam ơi !


                                           Hội trường Ba Đình
Đại hội Nhà văn VN lần thứ V,1995


 KHẮC CHU
 

NÉN HƯƠNG THƠ

(Kính viếng anh linh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp)

Cây đại thụ Việt Nam 
Người chiến binh số một
Vĩnh biệt người!
Dải băng đen rủ buồn trên nền cờ tổ quốc.
Cả đất nước quặn lòng giọt nước mắt gọi nhau
Hoa ban đỏ diễu hành - Hà Nội cũng mùa thu
Khúc hát Mường Thanh - Bản trường ca bất tử
Sống và thác hóa thiêng vào lịch sử
Đi qua bao thế hệ con người. Giọt máu Quảng Bình đỏ màu cờ dân tộc
Huyền thoại anh hùng, vị tướng của nhân dân.

Suốt một đời không biết dừng chân
Sống ngày nào là còn lo cho nước cho dân *
Không vun vén lợi quyền - dĩ công vi thượng *
Suốt một đời vẫn nguyên giáp trụ
Áo nhà binh gói lồng ngực nhân văn
Gói lịch sử ấm trong tim vững vàng chuyển giao thế hệ.

Thắt ruột nhìn chân dung người trên màn ảnh rộng 
Vị tư lệnh của bao tư lệnh
Bình đẳng với từng chiến sĩ lúc xung phong
Nghe người kể chuyện chiến tranh
Ký ức hào hùng bốc lửa trong cuộc trường chinh vì độc lập
Giọt nước mắt đang lăn trên má người là có thật
Nuôi quân vạn ngày đánh giặc một phen
Mỗi chiến dịch ngời sáng mỗi chiến công
Thầm lặng biến số trăm từ số một
Một trung đội hoang sơ thành dũng khí đại đoàn
Cả dân tộc trao người sứ mệnh thiêng liêng

Ta rất cần đánh nhanh thắng nhanh
Nếu cần tác cạn dòng Nậm Rốn hoặc đốt cả dãy Trường Sơn 
Phải bắt cho được De Castrie cúi đầu trước đoàn quân lịc h sữ
Bao khối óc trái tim hừng hực trên bản đồ chiến sự
Nhắm lòng chảo lửa pháo đã lên nòng 
Mai phục núi đồi binh dày trận địa 
Ai biết vì sao vị tư lệnh chiến trường mười một đêm không ngủ
Chậm một ngày là bớt dòng máu đổ
Bám chắc từng tất đất ngọn đồi để khỏi phung phí sự hy sinh 
Phút xuất thần của thiên tài làm nên dấu ấn Điện Biên.

Người là hiện thân của cây Cảnh Dương
Cây Cảnh Dương Quảng Bình bám đất vươn mình ra biển lớn
Tựa vào dân, tựa vào quốc sử
Cây tự do tăng ngàn đóa vinh quang
Trên nền móng mấy ngàn năm dũng cảm
Xẻ dọc Trường sơn, đánh tan thần sấm
Việt Nam trong trái tim người - Người thổi bùng sinh khí Việt Nam 
Người thổi bùng ngọn lửa nhân dân
Khi � ��t nước đau thương hai đầu chia cắt
Buộc đế quốc cuốn cờ xếp giáp
Cả dân tộc trường kỳ vì độc lập tự do
Thần tốc, thần tốc hơn. Táo bạo, táo bạo hơn
Phút xuất thần của thiên tài làm nên Đại thắng mùa Xuân.

Đất nước anh hùng không chiến thắng nào là của riêng
Nên người nhận mình chỉ là giọt nước
Giọt nước tinh khôi góp phần làm biển ngọt
Và tự tan trong hạnh phúc muôn nhà.

Đi với lính, về với hoa
Cho điểm đến một vòng đời là bất tử
Sáu mươi năm dưới cờ, một trăm linh ba tuổi thọ
Tinh anh còn sống mãi giữa lòng dân

Người về Hòn Yến - hóa thần
Nén thơ kính tiển bước chân anh hùng.

K - C.


 

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Thông báo (3) về cuộc thi viết Thơ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông báo về cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (3)

Thứ ba - 05/11/2013 12:35
THÔNG BÁO (3)
Website: vannghecuocsong.com và Tuần báo Người Hà Nội tiếp tục Đồng phát động cuộc thi Thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


 Đến nay Ban Tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận được gần 1 000 bài thơ, 3 bài nhạc, 3 bài văn ký ức, kỷ niệm. Đã in trên báo mạng (vannghecuocsong.com; dohoang.vnweblogs.com; dohoang.blogspot.com; faceboook…sẽ in trên báo Người Hà Nội… ) được 612 bài.
  Các bài viết của các tác giả từ khắp mọi miền của đất nước và nước ngoài gửi về đều thể hiện tấm lòng kính vọng, trân trọng với vị tướng tài ba, vị tướng của dân với tình cảm nồng hậu, chân tình, thắm thiết.
       Theo nguyện vọng của bạn đọc và các tác giả, Ban Tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ tổng kết, trao giải vào đầu tháng 10 năm 2014. Vậy trân trọng kính mong mọi người tiếp tục gửi bài dự thi về cho Ban tổ chức cuộc thi. Nhân 100 ngày mất của Đại tướng Võ nguyên Giáp, Ban Tổ chức sẽ trao tặng thưởng và quà cho các tác giả có tác phẩm hay tham gia dự thi. Bài viết về Đại tướng sẽ được in thành sách với tựa đề Đại tướng của Dân sẽ phát tặng cho các tác giả có bài.
                                                     T/m Ban Tổ chức
                                                     Đại diện Ban sơ khảo
                                                     Nhà thơ Đỗ Hoàng

(*) Đại chỉ gửi bài:
donguyenhn@yahoo.com
donguyenhn1@gmail.com
Điện thoại liên lạc: 0913369652

BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Ban Tổ chức Cuộc thi:
1-      Nhà thơ Đỗ Hoàng
2-      Nhà thơ Bùi Việt Mỹ
3-      Nhà thơ Kim Chuông
4-      Nhà báo, nhà văn Phan Sáu

Ban Sơ khảo:
1- Nhà thơ Đỗ Hoàng
2- Nhà thơ Bùi Việt Mỹ
3-  Nhà thơ Kim Chuông
4-  Nhà thơ Trần Hậu


Ban Chung khảo:

1-      Nhà thơ Bằng Việt

2-      Nhà thơ Định Hải

3-      Nhà thơ Bùi Việt Mỹ

4-      Nhà văn Hoàng Minh Tường

5-      Nhà thơ Kim Chuông

6-      Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý

7-      Nhà thơ Trần Quang Đạo

8-      Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu

9-      Nhạc sỹ Chính Nghĩa

10-    Nhà thơ Trần Hậu

11-   Nhà thơ Đỗ Hoàng (kiêm Thư ký)
 

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Vô lối Lê Văn Ngăn man khai lý lịch để vào Đảng Cộng sản Việt Nam

Vô lối Lê Văn Ngăn (3) man khai lý lịch để vào Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ sáu - 01/11/2013 14:41

  
Nhà thơ Lê Văn Ngăn nguyên Trung sỹ quân tiếp vụ Sài Gòn ( Không ghhi trong kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam)

LÊ VĂN NGĂN MAN KHAI LÝ LỊCH ĐỂ VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đỗ Hoàng
 Hồi còn hai miền chia đôi chiến tuyến tuyến, cái gì viết trong miền Nam nói đến nghèo đói bom nổ ngoài miền Bắc là đài miền Bắc chớp lấy và lăng xê. Lê Văn Ngăn với bài Sóng vẫn vỗ vào eo biển và Trần Vàng Sao với Bài thơ người yêu đất nước mình được may mắn như thế.
 Kỷ yếu nhà văn Hội Nhà văn Việt Nam, Lê Văn Ngăn  không khai thời mình là trung sỹ quân tiếp vụ Sài Gòn, ông ta chỉ ghi từ năm 1965 – 1975 họat động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước. Ông nào trong miền Nam thời tạm bị chiếm chả ghi như vậy. Chắc trong lý lịch vào Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Văn Ngăn đã man khai như vậy nên ông mới được vào Đảng Cộng sản Việt Nam (Kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010). Nên biết thời miền Bắc (1954 -1965) ai có bố đi lính Pactizăng 3 tháng là con cái không được đi học Đại học, nói gì vào Đảng Lao động Việt Nam.
 Đây là một cơ hội chính trị. Nhưng Lê Văn Ngăn vào Đảng Cộng sản Việt Nam được 2 ngày thì về hưu. Cũng như Hoàng Phủ Ngọc Tường vào Đảng Cộng sản Việt Nam được 2 giờ đồng hồ thì bị bị về hưu(!) Anh lính Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Ngăn nhục không chịu được!
  Đấy là nói về việc lưu manh chính trị, còn cài gọi là Thơ Lê Văn Ngăn, nó là thứ Vô Lối không ai xực được thế mà lại được Cộng sản lăng xê thì moa không hiểu nổi!

Đỗ Hoàng viết


Năm 1972, lúc nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài thơ của mình, anh lính tiếp vụ người Huế (lính hậu cần) của ngụy quyền là Lê Văn Ngăn sung sướng đến bàng hoàng khi biết mình bị những người bên kia chiến tuyến… “đạo thơ”. Đến tận bây giờ, ông cũng không hiểu bài thơ của mình ra đến miền Bắc và lên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam bằng cách nào?

 
Thi sĩ Lê Văn Ngăn.
 
Thi sĩ quân ta “săn lùng” nhà thơ quân địch
Ngay khi mới ra đời, bài thơ ấy được những người yêu nước cả hai miền thấy trong đó như có cả nỗi lòng của mình: Tiếng sóng nơi em bắt nhịp với còi tàu Long Biên…./Cho nên tiếng bom nổ ở miền Bắc/Dù không nói, tôi cũng biết lòng em chấn động.
Bài thơ ấy nổi danh ngoài miền Bắc, các thi sĩ nhà ta trong đoàn quân giải phóng tiến vào Nam không ai không biết, nhưng mặt mũi Lê Văn Ngăn ra sao thì mù tịt. Khi giải phóng, bất ngờ “ngài” trung sĩ quân tiếp vụ của Việt Nam cộng hòa bị gọi lên, người gọi lên cũng là một nhà thơ “có sừng, có mỏ” tất nhiên là “quân ta”, đó là thi sĩ Thanh Thảo, người hiện nay đang nổi tiếng về viết… bình luận bóng đá.
“Gần như không dám so sánh mình Trịnh Công Sơn mà thi sĩ họ Lê chỉ ngậm ngùi “anh Sơn là người hay, gia cảnh sang giàu, không vướng víu nên anh trốn đi lính Cộng hòa nhẹ như lông hồng. Còn moa vướng mẹ già, em dại, gia cảnh bần hàn nên không theo được anh Sơn. Đau dễ sợ!”.
Thi sĩ Lê Văn Ngăn

Chuyện thi sĩ ta 'săn lùng' nhà thơ địch Thứ ba, 30/04/2013 08:24

Trong lịch sử Văn học cận đại, 'Sóng vẫn đập vào eo biển' là bài thờ duy nhất được cả hai bên chiến tuyến Nam - Bắc trân trọng.
Năm 1972, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài thơ, anh lính hậu cần của ngụy quyền là Lê Văn Ngăn sung sướng đến bàng hoàng khi biết những người bên kia chiến tuyến... 'đạo thơ' mình.
Có lẽ những câu thơ của Văn Ngăn đồng cảm với tiếng lòng nhiều người:
'Tiếng sóng nơi em bắt nhịp với còi tàu Long Biên…/Cho nên tiếng bom nổ ở miền Bắc/Dù không nói, tôi cũng biết lòng em chấn động'.
Nhiều thi sĩ quân ta trong đoàn quân giải phóng tiến vào Nam 'săn lùng' tác phẩm và không ai không thuộc tác phẩm ấy nhưng ít ai biết mặt mũi tác giả.

Lê Văn Ngăn
Khi giải phóng, 'ngài' trung sĩ quân tiếp vụ của Việt Nam cộng hòa có trò chuyện với nhà thơ quân ta Thanh Thảo.
Biết được danh tính tác giả bí ẩn của 'Sóng vẫn đập vào eo biển', Lê Văn Ngăn được hẳn một chiếc xe Jeep hộ tống về tận nhà.
Nhờ có giải phóng mà lần đầu tiên Lê Văn Ngăn mới biết làm thi sĩ oai thế nào bởi ông từng đau khổ khi mẹ biết làm thơ và giới thiệu tác giả trên đài.
Nguyên nhân là ở Huế hồi đó, trên loa hay đọc tên những người mắc tội.
'Mẹ ngậm ngùi nói 'tau ngó mi cũng tử tế, tau nuôi mi để mi sống đàng hoàng. Răng mi lại đi làm thơ?'. Nghe mạ nói rứa, tui đọa (cay đắng, cảm thấy bị đọa đày) quá đi', ông kể.


Trịnh Công Sơn
Có một điều hiếm người biết, từ trước khi bài thơ lừng danh kia ra đời rất lâu thì trong lòng Văn Ngăn rất nể trọng những anh lính Việt Cộng dù ông chưa một lần giáp mặt.
Việc giác ngộ của Văn Ngăn bắt nguồn từ lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
'Các bạn cứ sợ Việt Cộng làm chi? Tôi thấy họ tốt mà. Lúc xảy ra biến cố, Nguyễn Cao Kỳ cho tôi chiếc trực thăng và phi công thường trực, có 'động' là có thể vô Sài Gòn.
Nhưng moa không đi vì tôi thấy quý những anh lính Việt Cộng'.

Lê Văn Ngăn
Nguyên bản (1)

Ở Huế 

Những ngày tôi còn ở Huế
lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm
Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người
Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ
Người đi về phía ngày mai
Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự
Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người
Từ đó
Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiến
Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế
Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình (1)

Bài in trên Tạp chí Thơ số 2 - 2008
Chuyển viết theo văn xuôi như văn khỉ đột:

Ở Huế 

Những ngày tôi còn ở Huế, lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm. Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người. Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ. Người đi về phía ngày mai. Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người. Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự. Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự. Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người. Từ đó. Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiền. Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế .Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình (1)

Bạn đọc đọc xem nó có lởm khởm lảm nhảm không?


ĐỖ HOÀNG dịch
Dịch ra thơ Việt:

Ở Huế 

Những ngày ở Huế còn tôi.
Sông Hương nguồn cội vọng lời yêu thương.
Ngàn sao đang vượt thái dương.
 Đợi chờ người bước lên đường vững tin.
Chớp lòa quá khứ hiện in,
Người đi về nẻo lưu hình mốt mai.
Người khuát dù đã khuất rồi.
Như còn sống giữa tình người mến yêu.
Bên người huyền thoại thật nhiều
Quê hương sáng sáng, chiều chiều thiêng liêng.
Giọng quê kiêu hãnh ưu phiền
Dường như có ánh mắt tiên dịu dàng
Bóng hình vô ảnh mênh mang
Nỗi đau dịu lại rỡ ràng niềm thương
Có người dẫn lối phi thường.
Nhìn ra bốn cõi, mở đường tâm linh.
Hướng vào sâu thẳm con tim,
Giàu sang đâu chỉ tiền in cõi còm.
Ngày tôi ở Huế không còn
Sông Hương vắng tiếng người con gọi mình!

Hà Nội ngày 4-3-2008
 

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Thông báo (2) cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông báo về Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2)




THÔNG BÁO (2)

 Đến nay Ban Tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận được 579 bài thơ, 1 bài nhạc, 2 bài văn ký ức, kỷ niệm. Đã in trên báo mạng (vannghecuocsong.com; dohoang.vnweblogs.com; dohoang.blogspot.com; faceboook… ) được 519 bài.
  Các bài viết của các tác giả từ khắp mọi miền của đất nước và nước ngoài gửi về đều thể hiện tấm lòng kính vọng, trân trọng với vị tướng tài ba, vị tướng của dân với tình cảm nồng hậu, chân tình, thắm thiết.
       Theo nguyện vọng của bạn đọc và các tác giả, Ban tổ chức cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ tổng kết, trao giải vào đầu tháng 10 năm 2014. Vậy trân trọng kính mong mọi người tiếp tục gửi bài dự thi về cho Ban tổ chức cuộc thi. Nhân 100 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban tổ chức sẽ trao tặng thưởng và quà cho khoảng 15 tác giả tham gia dự thi. Bài viết về Đại tướng sẽ được in thành sách với tựa đề Đại tướng của Dân sẽ phát tặng cho các tác giả có bài.
                                                     T/m Ban Tổ chức
                                                     Đại diện Ban sơ khảo
                                                     Nhà thơ Đỗ Hoàng

(*) Đại chỉ gửi bài:
donguyenhn@yahoo.com
donguyenhn1@gmail.com
Điện thoại liên lạc: 0913369652

BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI 

TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

 

Ban Tổ chức Cuộc thi:
1-      Nhà thơ Đỗ Hoàng
2-      Nhà thơ Kim Chuông
3-      Nhà báo, nhà văn Phan Sáu

Ban Sơ khảo:
1-      Nhà thơ Đỗ Hoàng
2-      Nhà thơ Kim Chuông
3-      Nhà thơ Trần Hậu
Ban Chung khảo:
1-      Nhà thơ Bằng Việt
2-      Nhà thơ Định Hải
3-      Nhà văn Hoàng Minh Tường
4-      Nhà thơ Kim Chuông
5-      Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý
6-      Nhà thơ Trần Quang Đạo
7-      Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu
8-      Nhạc sỹ Chính Nghĩa
9-      Nhà thơ Trần Hậu
10-   Nhà thơ Đỗ Hoàng (kiêm Thư ký)

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Mãi mãi xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ

Mãi mãi xứng danh "Anh bộ đội Cụ Hồ"

Chủ nhật - 27/10/2013 13:36
  
HƯỚNG ỨNG CUỘC THI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn Báo Lao động – Xã hội
 

                    Nhà báo Đỗ Hoàng

MÃI MÃI XỨNG DANH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ (*)
 
Lts: - Làm nên chiến thắng hôm nay – non sông thu về một mối, nhân dân  có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công lao to lớn đó thuộc về nhân dân, thuộc về “Anh bộ đội Cụ Hồ” đã hy sinh hết thảy máu xương mình cho ngày chiến thắng vẹn tròn. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Namm phóng viên báo Lao động – Xã hội đã phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
P/v: Xin Đại tướng cho biết những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu của mình?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 
       Kỷ niệm sâu sắc thì có nhiều, nhưng trong phạm vi một cuộc phỏng vấn tôi chỉ nói đến một vài kỷ niệm khó quên nhất.
 Kỷ niệm thứ nhất là ngày Bác trao cho tôi nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân,  đội quân chủ lực đầutiên như trong chỉ thị đã nói rõ.
  Hôm chia tay rời Pắc Pó để về rừng Trần Hưng Đạo, Bác chúc thắng lợi rồi nói: - “Thời cơ lớn có thể đến sớm, trong một tháng phải có hành động trận đầu phải đánh thắng. Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì sẽ thắng lợi.”
  Chắc các bạn đều biết , ngày 22 -12 -1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được tành lập. 5 giờ chiều ngày 25, Đội tấn công tiêu diệt đồn Phay Khắt. Ngày 26, vào lúc 6 giờ sáng tấn công và tiêu diệt đồn Nà Ngần, thực hiện hai trận đầu toàn thắng, bắt toàn bộ tù binh, thu toàn bộ vũ khí, ta chỉ mất 5 viên đạn và một chiến sỹ bị thương ở ngón tay. Mấy hôm sau Đội quân chủ lực đã phát triển thành Đại đội chủ lực đầu tiên của Quân đội ta. Giành được thắng lợi giòn giả như vậy  là do quân ta có tinh thần quyết chiến, chỉ huy mưu trí sáng tạo, lại do hoàn toàn dựa vào dân nhờ đó mà hiểu địch rất nhiều, hiểu động tĩnh của địch hết sức cụ thể và chính xác. Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Mọi việc phục vụ chiến đấu như bảo dảm hậu cần, thu dọn chiến trường, tuyên truyền chiến thắng, chuẩn bị cho dân chống khủng bố..V..v…đều do nhân dân, nhất là các chị em phụ nữ phụ trách
  Kỷ niệm thứ hai là có liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ .Đó là  lúc 5 giờ chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954 toàn bộ quân địch đầu hàng. Tôi báo cáo với Bác và Trung ương. Sáng hôm sau 8 -5 chúng tôi nhận được bức điện của Bác và Trung ương khen cán bộ chiến sỹ, bộ đội và dân công đồng bào các dân tộc. Trong bức điện có một câu mà tôi nhớ mãi “Thắng lợi tuy lớn nhưng chỉ mới bước đầu”. Tôi đọc bức điện và nói với các đồng chí trong Đảng ủy với cán bộ đang họp để mừng thắng lợi “Chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có được một nhận định như vậy”.  Ngày nay nhìn lại, chúng ta phải tiếp tục bước thứ hai đánh Mỹ trong 21 năm nữa mới giành được độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Bác với tầm chiến lược nhìn xa trông rộng là như thế.
 Kỷ niệm thứ ba là ngày miền Nam toàn thắng. Hôm đó 30 tháng 4 năm 1975, từ sáng các anh trong Bộ Chính trị đã có mặt ở Tổng hành dinh. Đến 11 giờ tôi nhận được điện của Quân đoàn I, tiếp đó là điện của Bộ Chỉ huy Chiến dịch “ Bộ đội ta đã chiếm được Dinh Độc lập, Dương Văn Minh và toàn bộ Chính phủ Sài gòn đã đầu hàng vô điều kiện”
  Chúng tôi cảm thấy lúc ấy là phút sung sướng nhất. Cuộc chiến tranh 30 năm đã giành được toàn thắng.. Tổ quốc việt Nam ta đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Nhiều đồng chí mừng đến rơi nước mắt. Không bảo nhau, ai cũng nhớ đến Bác Hồ, cảm thấy như Bác còn bên cạnh chúng ta trong ngày vui đại thắng. nhớ đến biết bao anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho đại thắng hôm nay. Chỉ một lúc sau là cả Hà Nội đổ ra đường ăn mừng chiến thắng. Tiếng hoan hô vàng dậy tiếng pháo nổ. Một ngày hội lớn.
P/v: Để làm nên chiến thắng hôm nay có sự hy sinh lớn lao của người lính và dân thường. Xin Đại tướng cho biết suy nghĩ và tình cảm của mình đối với sự mất mát đó?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

     Mỗi khi nói đến chiến công lẫy lừng của Quân đội ta, ý nghĩ đầu tiên của tôi là nhớ đến biết bao đồng chí, biết bao bạn chiến đấu đã ngã xuống trân chiến trường, nhớ đến sự đau khổ thầm lặng của các mẹ, các chị đến tinh thần hy sinh vô giá về người, về của của nhân dân ta.
 Với cương vị khác nhau, Tổng Tư lệnh có nhiệm vụ chỉ huy toàn quân, người chiến sỹ thì có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu để diệt địch. Tuy nhiên đứng về bình diện nào đó, Tổng Tư lệnh và chiến sỹ là những con người bình đẳng, cho nên tôi luôn luôn có mói tình cảm đặc biệt đối với chiến sỹ và hết sức tôn trọng người chiến sỹ. Mỗi lần hạ quyết tâm mở chiến dịch hay triển khai một cuộc chiến đấu, điều tôi luôn luôn suy nghĩ, cân nhắc là phải có một kế hoạch đánh chắc thắng và giảm thương vong đến mức thấp nhất.
   Nhiều đồng chi thân thiết thường nói: “ Anh Văn có một thần kinh thép”. Đúng như vậy, nhưng đó là đứng trước ke địch hoặc trước mỗi khó khăn phức tạp của cuộc đời. Còn trong cuộc sống nói chung,  thì tôi là một người rất tình cảm, luôn thương yêu và chung thủy với bạn bè, đồng chí, đồng đội của mình!
 Trong nhiều năm, bộ đội ta chỉ có khả năng tấn công kẻ địch trong công sự vào ban đêm. Trận đánh thường kết thúc 3, 4 giờ sáng để kịp thời lui quân đến những nơi có địa hình tốt nằm ngoài tầm hỏa lực của địch. Lúc ấy cũng là  thời điểm đồng chí chỉ huy báo cáo kết quả trận đánh cho tôi kể cả thương vong của ta như thế nào. Tôi còn nhớ như in những đêm nhận được báo cáo của những trận thắng lợi lớn, đồng thời cùng với tình hình thương vong của ta.. Điều này tôi ít kể cho nghe, từ lúc nhận báo cáo đến sáng là tôi không ngủ được, tôi vô cùng thương tiếc các đồng chí đã hy sinh, nước mắt thấm ướt cả gối. Ta đã thắng nhưng đã mất mát nhiều người con ưu tú không thể nào bù đắp được.
P/v: Bộ đội ta hôm nay vẫn giữ vững phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”, xin Đại tướng cho biết cảm nghĩ của mình đồi với thế hệ mới hôm nay?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    
      Trong nhiều thập kỷ đấu tranh giữa nước và giải phong dân tộc, từ nhân dân anh hùng đã sản sinh ra một quân đội anh hùng. Từ những Trung đội đầu tiên nay đã có những binh đoàn hùng mạnh với đầy đủ các quân binh chủng. Quân đội ta có vinh dự lớn được nhân dân tặng cho danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”. Hiện nay bên cạnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” dang tại ngũ làm nhiệm vụ lại có hàng triệu anh “ bộ đội Cụ Hồ” cựu chiến binh.. Họ là lực lượng nồng cốt để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền quốc phong toàn dân. Thế hệ trẻ đang tiếp bước theo thế hệ cha anh một cách xứng đáng.
 Tổ quốc ta hiện đã độc lập và thống nhất, đang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng cuộc sống mới trong hòa bình. Đi đôi với việc giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, Đảng và Chính phủ ta đang chăm lo các vấn đề kinh tế văn hóa và xã hội, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao trình đọ dân trí và phát huy tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ của con người Việt Nam. Với một đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với cơ chế  thị trường có điều tiết và chính sách mở cửa, chúng ta đã giành được thắng lợi lớn. Tận dụng những nhân tố tích cực khác, khắc phục những mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội . Trước tình hình ấy lực lượng vũ trang nhân dân ta phải giữ vững bằng được lý tưởng và lập trường lý tưởng tiếp tục thực hiện lời Bác dạy: “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Để luôn luôn xứng đángvới danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, toàn thể cán bộ và chiến sỹ lực lượng vũ trang càng phải dốc lòng phấn đấu nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, trình độ quân sự, văn hóa, đoàn kết nội bộ cùng với nhân dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, làm thất bại mọi mưu đồ diễn biến hòa  bình của các thế lực thù địch.
Trong kháng chiến toàn quân cùng với toàn dân đánh giặc thắng lợi. Ngày nay trong hòa bình, quân và dân càng tăng cường mối quan hệ máu thịt, kết hợp quốc phòng với kinh tế văn hóa, kinh tế văn hóa với quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
P/V : Xin cám ơn Đại tướng
ĐỖ HOÀNG (Thực hiện)
(*)  Bài in trên Tuần báo Lao động – Xã hội số 47 (55) từ 22 đến 28 tháng 12 năm 1994