Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo dở - kém toàn diện
Thứ hai - 05/01/2015 14:42Nhà thơ Thanh Thảo
DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ CỦA THANH THẢO - DỞ, KÉM TOÀN DIỆN
Đỗ Hoàng
Nguyên bản:
Buổi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang
Lối mòn như sợi chỉ giăng
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
Dấu chân ai đọc nên vần
Nên nào ai biết đi gần đi xa
Cuộc đời trải mút mắt ta
Lói mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
Những người sốt rét đang cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhòe?
Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
Mang bao khát vọng con người
Dấu chân nho nhỏ không lời không tên
Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
Ai đi gần ai đi xa
Những gì gửi lại chỉ là dấu chân
Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường
Nhà thơ Thanh Thảo tham gia cuộc chiến cuộc kháng chiến chống Mỹ với tư cách dân sự. Ông xếp sau Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm… Ông được cưng nựng và lăng xê khá đều đặn tên văn đàn chính thống. Để có cái nhìn khách quan công bằng vannghecuocsong.com xin in bài viết của nhà thơ, nhà phê binh hậu hiện đại Đỗ Hoàng về bài thơ DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ của nhà thơ Thanh Thảo.
Để khỏi mất thì giờ của độc giả, tôi đi thẳng vào phân tích nhận xét luôn bài này. Đây là một bài thơ dở, yếu kém toàn diện từ nội dung cho đến nghệ thuật ngôn từ.
Tuy viết cổ động tuyên truyền, nhưng Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân còn khắc họa phần nào người chiến sỹ Giải phóng quân:
Không cần nghỉ lái trăm cây số nữa
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
(Tiếu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Máu tin anh phun theo lửa đạn cầu vồng
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân).
Nhà thơ Thanh Thảo không được như vậy. Hai bài được lăng xê nhiều nhấtDấu chân qua trảng cỏ và Bài ca ống cống là hai bài thơ làm nhem nhuốc hình ảnh người lính chiến thắng của phe được cuộc!
Viết về thảo nguyên có bào nhiêu câu thơ hay thơ đẹp truyền lại từ ngàn năm nay:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Thơ cổ Trung Quốc)
Cỏ no xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
Thanh Thảo có nhiều câu dở dưới mức trung bình:
Buổi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Anh dân sự, bưu tá giao liên trong thơ Thanh Thảo giữa chiến trường sao cô quanh, trơ trọi “tôi thích thất thểu” như một gã cái bang thua bạc thời nay trong các chiếu bạc ở Campuchia vậy!
Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
Chiếc bòng đựng nhiều nhất chỉ bộ áo quần bà ba là cùng hoặc nữa là hai bơ gạo(!)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, bên ta phải đối đầu với với đế quốc hùng mạnh, giàu nhất thế giới mà chi một anh Vệ túm như vậy làm sao mà đánh đấm, mà chiến thắng !)
Hình ảnh người lính ra trận từ cổ chí kim, phương Đông hay phương Tây đều là những hình ảnh đẹp, kiêu hùng sang trọng, có thực trong cuộc đời. Có thế mới làm nên chiến thắng:
“Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Tiện từ khuê khốn tùng chinh chiến
Tây phong minh tiêu xuất Vị kiều”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã từ đeo bức chiến bào
Thét roi Cầu Vị ào ào gió thu
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Trai anh hùng nấm mồ da ngựa
Coi chết chóc nhẹ tựa tơ hồng
Theo quân xa biệt khuê phòng
Vung roi Cầu Vị, bềnh bồng gió Tây
(Đỗ Hoàng dịch)
Thân dũng sỹ không thua sức vóc
Sóng đục lờ sóng đục ngày đêm
Kìa quân giặc đến bờ bên
Mài con dao sắc ở trên đá này
Như cha con dạn dày chiến trận
Suốt một đời lận đận binh đao
À ơi, con ngủ cho lâu
Mai sau khôn lớn mẹ cho diệt thù!
(Bài ca Cô dắc – Bằng Việt dịch)
Còn cái anh giao liên cái bang của Thanh Thảo:
Những người sốt rét đang cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn có nhòe?
Đi không nổi nữa thì đòi làm được cái gì (!)
Các hình ảnh được Thanh Thảo chọn làm đặc trưng trong bài thơ là những hình ảnh hạ cấp không tiêu biểu. Anh chiến sỹ giao liên thuộc dạng cái bang (ăn mày), con chim két thuộc loài mồng két trên đồng trảng là loại hạ điểu kêu choe chóe chứ chẳng linh điểu cất lên tiếng vang chin tầng mây. Loại cỏ voi là loại cỏ ngoại lai nhập đầu thời Mỹ vào miền Nam, cũng là loại hạ thảo, bần tiện không phải linh thảo.
Tất cả đều ở trên cái đồng không mông quạnh lạnh lẽo trơ trọi, rách nát, hèn kém!
Bài thơ lục bát chỉ 24 câu mà Thanh Thảo dùng nhiều vần thông khiên cưỡng và đầy lỗi vận, lỗi vần (10 lỗi):
Những gì gửi lại chỉ là dấu chân
Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
Hay:
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang
Lối mòn như sợi chỉ giăng
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
Hay:
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường
Những người sốt rét đang cơn
Hay:
Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhòe?
Chiếc bòng con đựng những gì
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
Kết bài thơ là tai hại nhất là hỏng toàn bộ bài thơ:
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
Cho người sau biết đường ra chiến trường.
Sao nhà thơ Thanh Thảo lại xui dại con cháu vào chỗ chết như vậy? Thời chiến tranh chống Mỹ có bom nổ chậm đều có bảng cảnh báo – warning để cho người đi sau nhằm tránh hướng khác chứ không lao vào chỗ chết. Ngay em bé trong phim Chim vành khuyên biết mình hô to mình sẽ bị giặc giết nhưng em vẫn kêu lên cho mọi người tránh giặc: “Đò giặc đừng qua! Đò giặc đừng qua!”. Sao nhà thơ xui như xui trẻ con ăn cứt ca (gà) như vậy nhỉ?
Cho người sau biết đường ra chiến trường
Đáng ra phải viết:
Cho người sau biết tránh xa chiến trường chứ?
Bởi vì dù chính nghĩa hay phi nghĩa vào chiến trường đánh nhau là vào chỗ chết. Ngày cả ra đi cũng đã vào chốn bụi bờ, là chết một ít:
C’ est toujours le deuil d’un voeu
Le dernier vers d’un poème
Partir, c’est mourir un peu
Để tang mãi những câu cầu khẩn
Lời cuối cùng vẫn ánh tình thơ
Đi là chết chốn bụi bờ
(Rondel de L’adieu – Edmond Harau court 1858 -1942 - France)
(Đỗ Hoàng dịch)
Nếu biết học tiền nhân một chút thì có thể viết khổ kết bài thơ trên có sức khái quát hơn, nâng tầm thơ lên hơn:
“Tri nhữ viễn lai ưng hữu ý
Hảo thu ngô cốt Chướng giang biên
(Tả thiên chí Lam Quan thị diệt tôn Trương – Hàn Dũ)
Biết cháu từ xa vào có ý
Nhặt nắm xương ta bến Chướng này!
(Bị giáng chức bị đổi đi xa đến ải Lam viết cho cháu là Trương – Hàn Dũ – Đỗ Hoàng dịch thơ (*)
Kết - DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ:
Vẫn còn nhắc tận sau xa
Nhớ vào gom nhặt thịt da, xương tàn
Đưa về đặt những nghĩa trang
Nhớ thời nước Việt cơ hàn giết nhau!
(*) Tham khảo:
Hàn Dũ
TẢ THIÊN CHÍ LAM QUAN THỊ DIỆT TÔN TRƯƠNG
Nhất phong triêu tấu cửu trùng thiên
Tịch biếm Triều Châu lộ bát thiên
Bản vị thánh triều trừ tệ chính
Khẳng trương suy hủ tích tàn iên
Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại
Tuyết ủng Lam Sơn mã bất tiền
Tri nhữ viễn lai ưng hữu ý
Hảo thu ngô cốt Chướng giang biên.
BỊ GIÁNG CHỨC ĐÀY ĐI XA ĐẾN ẢI LAM VIẾT CHO CHÁU LÀ TRƯƠNG
Sớm gửi Cứu trùng lời thẳng ngay
Chiều Triều nghìn dặm lệnh đi đày
Thành tâm lo nước giúp vua sáng
Tận dạ vì dân sá thân gầy
Mây che Tần Lĩnh quê mờ mịt
Tuyết phủ Lam Quan ngựa khói bay
Biết cháu từ xa vào có ý
Nhặt nắm xương ta bến Chướng này!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Hà Nội, ngày 4- 1 – 2015
Đ – H
Sửa chữa nâng cao Dấu chân qua trảng cỏ
Đặt tựa đề:
QUA TRẢNG CỎ
Buổi chiều qua trảng cỏ voi
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang
Lối mòn sợi chỉ dọc ngang
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
Dấu chân ai đọc nên vần
Nên nào ai biết đi gần đi xa
Cuộc đời trải mút mắt ta
Lối mòn cảnh báo đường ra chiến trường
Những người sốt rét đang cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn đã lì!
Chiếc bòng – trái đất đương thì
Mà đi bùng biển mà đi cùng trời
Mang bao khát vọng con người
Dấu chân cho đất, cho đời có tên
Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
Ai đi gần ai đi xa
Những gì gửi lại chỉ là dấu chân
Vùi trong trảng cỏ thời gian
Vẫn âm thầm trải ngút ngàn mắt ta
Vẫn còn gửi tới sau xa
Cho người sau biết tránh xa chiến trường!
Đoạn kết có thể viết như thế này:
Vẫn còn nhắc nhở sau xa
Xin vào nhặt chút thịt da xương tàn
Đem về táng ở nghĩa trang
Nhớ thời nước Việt cơ hàn giết nhau!
Hà Nội, ngày 4 -1- 2015
Đ - H