Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Học thuyết Khổng Tử (kỳ 5)

Học thuyết Khổng tử (kỳ 5 - tiếp theo)

Thứ tư - 27/05/2015 01:25


HỌC THUYẾT KHỔNG TỬ (kỳ 5)
(Nguyên bản tiếng Trung)

    
   

Đỗ Hoàng
(chuyển ngữ)

 
Lts: Đạo của Không tử là Đạo Nhân

    Khổng tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vỹ đại của nhân loại. “Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân”. (Kẻ làm giàu bất chính ta coi như đám mây nổi) .
Ngay luận về quân tử và tiểu nhân của thánh Khổng tử đã là bậc thầy thiên hạ. “Quân tử bất đảng, tiểu nhân bè đảng”. 
Đảng ngày xưa là một xóm nhà độ bốn, năm trăm hộ. Người quân tử không chỉ khư khư lo quyền lợi cho một xóm nhà, một dòng họ mà phải lo cho cả thiên hạ.
Quân tử phải bất đảng, không bè phái, không a dua. Loài người hiện đại sinh ra loạn bè đảng không hiểu rồi lịch sử chạy về đâu?

Nguyên tác:
Xử kỷ tiếp vật: (Rèn mình mới rèn người)
Người quân tử đã sửa được mình cho ngay chính thì ở đời giờ cũng  lấy lòng thành thực, trung hậu mà không làm gì trái với đạo lý lẽ thường. Đối với người thù oán cũng không bỏ lẽ công bằng! Có người hỏi Khổng tử: “Lấy dức báo oán thì sao?” Thánh đáp: “Lấy gì báo đức? Lấy thẳng mà báo oán, lấy đức mà báo đức!” Lời ấy quá là thẳng thắn, quả là quân tử!
  Người ở đời không nên dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nên nóng nảy mà làm bậy, không nên bo bo tính lấy lợi riêng của mình. Khổng tử dạy: “Nói khéo làm loạn cái đức, điều nhỏ mọn mà không nhịn thì hỏng việc lớn”. Mình đối với mình thì khổ khắc mà đối với người thì nên dung thứ. Mình tự trách mình nhiều thì xa được điều oán giận. Người quân tử phải lấy lòng thành thực, trungg hậu mà đối với người, nhưng phải biết rõ sự thực giả, đừng để cho ai lừa đảo được mình. Không đón trước là người ta dối mình, không đoán phỏng là người ta không tin mình, thế mà làm đến có điều lừa đảo, thì biết trước ngay, thế là người tài giỏi.
 Khổng tử nói: Phú quý thì ai cũng muốn, nhưng không lấy đạo mà được, thì không nhận; bần tiện thì ai cũng ghét, nhưng không lấy đạo mà làm cho khỏi, thì không bỏ. Hễ phải nghĩa thì làm gì cũng không nề hà, mà không phải nghĩa thì đươc gì cũng không thiết. Khổng tử tiếp: “ Giàu mà nên cầu được thì cầm roi đi hầu ta cũng làm. Nếu không nên cầu thì cứ theo cái thích của ta. Ăn gạo xấu, uống nước lã, gấp cánh tay mà gối đầu, tuy thế cũng có cái vui trong đó. Làm điều bất nghĩa mà giàu sang thì ta coi như đám mây nổi. Quân tử tùy cái địa vị của mình mà hành động, không nên mơ mộng điều gì ngoài cái cảnh ngộ của mình. Phú quý thì hành động theo cảnh ngộ phú quý, bần tiện thì hành động theo cảnh ngộ bần tiện, ở với mọi rợ thì hành động theo cảnh ngộ mọi rợ, lâm hoạn nạn thì hành động theo cảnh ngộ hoạn nạn. Người quân tử không ở vào cảnh ngộ nào mà tự mình không có cái thú vậy!”
  Quan nhân – Người có địa vị
  Khổng tử nói:
Trước ta đối với người, nghe lời nói thì tin việc làm, nay ta đối với người, nghe lời nói phải xem việc làm. Người quân tử ở với người trước hết phải biết người. Trông người làm việc gì, xem người ta nói theo cái gì mà xem việc ấy, xem cái vui của người ta về việc ấy thế nào, như thế thì người ta còn dấu sao được nữa. Xét người hay dở không nên nghe lời khen chê của dân chúng. Người ta ghét ai ta cũng phải xét, người ta yêu ai ta cũng phải xét.
  Thầy Tử Cống hỏi Khổng tử: “Người mà cả làng yêu hết thảy là người thế nàgười mà cả làng ghét hết thảy là người thế nào? Không tử nói: “Chưa phải là người hiền. Không bằng người mà kẻ thiện trong làng ưa, kẻ bất thiện trong làng ghét. Người nào mình khả nói chuyện với người ta mà không nói, là mất người; người nào mình không khả nói chuyện với người ta mà nói là mất lời”. Quân tử không lấy lời nói mà cất người lên, không vì người mà bỏ lời nói.
 Khổng tử nói:  Người đi học là chỉ cốt để chi cho việc theo đạo cho thành người hoàn toàn. Nếu còn lo trang sức bề ngoài, tức là còn hiếu hư danh, chưa thật bụng theo đạo lý.
Bạn bè: 
Thầy Tăng tử nói rằng: Quân tử lấy văn học mà họp bạn, lấy bạn mà giúp mình làm điều nhân nghĩa. Bạn với người trung chính thì học được nết hay, bạn với người gian tà quỷ quyệt, thì nhiễm lấy điều dở
 Khổng tử nói:
  Lấy điều ngay thẳng mà bảo, khéo tìm cách khuyên răn, không nghe thì thôi, đừng để cái nhục cho mình.
  Thầy Tử Du nói: “Thờ vua can ngăn không nghe, mà can mãi, ấy là có nhục; bạn bè đã khuyên bảo mà không nghe, lại khuyên bảo mãi, ấy là sơ nhau”
  Sách Đại học nói rằng: “Giao kết với người trong nước cốt ở sự tín”
Khổng tử nói: “Người không có tín thì không biết ra thế nào. Xe lớn không có đòn ngang thẳng, xe nhỏ không có đòn ngang cong, thì làm thế nào cho xe chạy đi được? Nói ắt phải làm, làm ắt phải quả, nhỏ hẹp như thế, khí cực tiểu nhân vậy thay!”
   Yêu thương rộng rãi:                                                                            
  Thầy Tử Hạ nói rằng: Ta nghe Phu tử thường nói (chỉ Khổng tử) : “ Quân tử kính mà giữ được mãi mà không mất, tiếp người thì cung kính, cơ lễ phép như vậy người trong bốn biển đều là anh em cả.”
 Thầy Tăng tử nói: “Đạo của Phu tử chỉ trung thứ mà thôi”. Thầy Tử Cống hỏi: Có một lời nào khả dĩ thi hành được chung thân không?
  Khổng tử trả lời:  Chữ thứ chăng? Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người.
 Một hôm Phu tử bảo thầy Tử Cống: Phàm kẻ nhân giả là mình muốn lập thì lập cho người, muốn đạt thì đạt cho người.
  Đạo của người quân tử, đối với mình thì thận trọng, đối với người thì nhân hậu, từ ái, mà bao giờ cũng ung dung hoằng đại, không có điều gì hẹp hòi, bó buộc.
  Người nào đã theo đạo ấy thì không những giữ được phẩm giá tôn quý của mình mà có thể làm lợi cho cả thiên hạ!
 Đạo ấy khiến người ta lấy đạo để sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo!

SỰ GIÁO HÓA CỦA KHỔNG TỬ

Cách lập giáo của Khổng tử:

 Sách Khổng tử Gia ngũ thiên Đệ tử hạnh XII chép: “Cách day người của Khổng tử, trước hết dùng Thi Thư mà dạy rồi lấy hiếu đễ mà đạo dẫn người ta, lấy nhân nghĩa mà giảng dụ, lấy lễ nhạc khiến người ta xem xét, sau cùng mới lấy văn, lấy đức làm cho nên người.
  Khổng tử nói: Không học Thi không lấy gì mà nói, không học Lễ không lấy gì mà đứng. nhĩa là không học Thi thì sự lý không đạt, không học Lễ thì cái phẩm tiết không rõ, đức tín không kiên, đứng vững sao được. Học Thi, học Lễ, học Nhạc cốt để sửa tâm tình con người! Hứng khởi cái chí là ở Thi, sửa sang phẩm cách cho đứng đắn là ở Lễ, điều hòa tính tình cho hoàn toàn là ở Nhạc.
  Phương pháp của Khổng tử là dạy những điều người ta có thể hiểu đươc, rồi dần dần dạy đến những điều cao xa. Thầy Nhan Hồi nói rằng: “Phu tử cứ tuần tự khéo dạy dỗ, lấy văn học làm rộng kiến thức của ta, lấy lễ nghĩa mà ước thúc hành vi của ta.”
 Khổng tử bảo: Người nào không nói rằng, làm thế nào, làm thế nào, thì ta cũng chẳng làm thé nào được. Không tức giận vì không muốn biết thì không truyền mở cho, không tức giận vì không nói rõ ra được, thì không bày vẽ cho.  Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa.
 Thầy Nhan Hồi nói: “Văn chương của Phu tử ta có thể nghe luôn, đến như những điều Ngài nói về tính và đạo Trời ít khi được nghe vậy.
  Khổng tử dạy:  “Đối với những người có tư chất từ bậc trung trở lên, thì mới có thể nói những điều cao xa”. Ngài bảo thầy Tử Cống rằng:  “Ta muốn không nói”. Thầy Tử Cống thưa: “Nếu Phu tử không nói thì đệ tử biết nói theo vào đâu?”
  Ngài nói rằng: “Trời có nói gì đâu, bốn mùa chuyển vần, trăm vật sinh nở, Trời có nói gì đâu!”
 Phu tử ít nóí đến lợi cùng mệnh và nhân. Phu tử không nói việc quái lạ, việc dùng mãnh lực, việc bội loạn, việc quỷ thần. Có người hỏi việc quỷ thần thì Ngài nói: “Chưa thờ được người thì thờ thế nào được quỷ thần, chưa biết việc sống thì biết thế nào đến việc chết. Tìm những điều huyền bí tối tăm, làm những việc quái lạ, để đời sau có người bắt chước thì ta không làm. Bậc thượng trí là đã bẩm thụ cái khí rất thanh của trời đất, ngay từ lúc đầu đã hoàn toàn rồi không phải thay đổi gì nữa. Đứa hạ ngu đã bẩm thụ cái khí rất trọc, thì dẫu có dạy bảo thế nào, cũng không nên hay được. Tên tính, tập thành từ lúc nhỏ, cũng như thiên tính, tập quen cũng như tự nhiên. Có dạy mà không phân chủng loại. Người là bất cứ hạng người nào, chúng loại nào, nòi giống nào cũng có thể dạy hay được!

LÒNG HIẾU KÍNH THỜ CHA MẸ

  Dựng lòng yêu thương khởi đầu từ cha mẹ, dạy dân hòa muc  vậy. Dựng lòng lòng kính khởi đầu từ người huynh trưởng là dạy dân kính vậy. Lấy từ mục mà dạy dân, thì dân biết quý cha mẹ, lấy kính người huynh trưởng mà dạy dân thì dân biết quý theo mệnh lệnh người bề trên. Đem những điều ấy ra thi thố thiên hạ, thì không có gì là không làm được.  
  Thầy Tử Du hỏi chữ Hiếu với Không tử, Khổng tử nói: “Hiếu ngày nay là bảo có thể nuôi cha mẹ; đến như giống chó, giống ngựa đều có người nuôi, nuôi mà không kính thì lấy gì mà phân biệt? Vậy nuôi cha mẹ là cốt ở sự thành kính, dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã làm cho cha mẹ được hết cái vui, ấy gọi là hiếu! Khi cha mẹ còn không làm điều gì cho cha mẹ buồn. Bởi vậy không nên đi đâu xa., mà có đi xa thì bảo cho cha mẹ biết. Ngài nói rõ hơn: “Sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng. Lễ là hợp  nghĩa lý, vừa phải chứ không phải thái quá, hay bất cập, vừa sức nhà giàu, nhà nghèo, làm cho phỉ lẽ thường”. Lễ mà xa xỉ thì thà rằng kiệm ước còn hơn, tang với nghi văn quá thà rằng thương buồn còn hơn.”
  Thờ cha mẹ, mà khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm, dịu dàng can ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì lại kính mà không trái nghĩa, dẫu có điều đau đớn, khó nhọc cũng không ra điều oán giận. Phàm người có hiếu là nối được cai chí của cha mẹ, khéo nói đươc việc làm của cha mẹ. Khổng tử nói: “Cha con thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi thì phải xem việc làm của cha, để có điều gì phỉ thì theo, có điều gì trái thì can.
  Khổng tử dạy hiếu nhưng bao giờ cũng phải giữ đạo trung dung. Khổng tử bảo: Xóm của chúng tôi có người cứ lấy cái thừng mà khiến mình, cha đi ăn trộm dê mà con đi làm chứng. Khổng tử bảo: “Người thằng hàng xóm của tôi thì khác thế, cha che chở cho con, con che chở cho cha, cái trực ở trong đó vậy. Khổng tử cho sự thờ cha mẹ rất hiếu là: Kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết cũng như lúc sống, lúc mất rồi cũng như lúc hãy còn. Ấy là điều hiếu đến rất mực vậy!
  Người quân tử hậu với cha mẹ thì dân mới hứng khởi làm điêu nhân. Không bỏ sót những người cố cựu thì đâu không có bạc tục. Thầy Tăng tử nói: “Cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đực của dân trở nên hậu”

LỄ NHẠC

      Lễ nhạc quan hệ đến luân lý, phong tục và chính trị rất mật thiết cho nên các nho giả tìm cái căn nguyên ở trong đạo tự nhiên của đất trời, cho Lễ là cái trật tự của trời đất, Nhạc là cái điều hòa của trời đất. Lễ phân ra các trật tự khác nhau để cho vạn vật có thứ vị phân minh, nhạc hợp đồng lại làm một, để người biết vạn vật tuy khác nhau nhưng cùng đồng một thể, cùng theo một lẽ điều hòa mà sinh hóa. Khổng tử nói tiếp: Trời cao đất thấp, muôn vật khác nhau, cho nên thánh nhân mới nhân đó định ra thể chế để phân tôn ti trật tự. Trời đất và vạn vật lưu hành không nghỉ rồi hội hợp khí tinh cho điều hôn, để hợp đức mà sinh dục, thì mới thành có nhạc vây.
 Các bậc tiên vương chế ra Lễ, Nhạc không phải làm cho cùng cực cái dục của miệng bụng tai mắt mà khiến cho dân giữ lòng hiếu, ố cho vừa phải mà sửa lại cái đạo làm người cho chính vậy!
  Lễ
  Chữ Lễ trước tiên chỉ dùng nói cách thờ Thần cho được phúc, chỉ có nghĩa cúng tế thuộc về đường tông giáo mà thôi. Sau dùng rộng  ra nói gồm cả những qui cũ, phong tục và tập quán của nhân quần và xã hội như: quan, hôn, triều, sinh, tang, tế, tân chủ, hương ẩm tửu, quân lữ. Sau cùng chữ Lễ có cái nghĩa thật rộng nói gồm cả quyền bính của vua và cách tiết chế sự hành vi của dân chúng. Lễ là cái thực của nghĩa. Hợp với cá điều nghĩa mà hợp, thì Lễ tuy tiên vương chưa đặt ra nhưng cũng có thể lấy nghĩa mà khởi sáng ra được.
 Việc tế tự có thể gây ra tình cảm rất hậu. Tế không phải cái vật ở ngoài đến, tự trong bụng ra, ở tâm sinh ra vậy. Sách Lễ ký, thiên Tế nghĩa nói rằng: “Ngày trai giới thì nghĩ đến cách cư xử,  nghĩ đến cách cười nói, nghĩ đến chí ý, nghĩ đến cái vui, nghĩ đến cái muốn của cha ông, tổ tiên. Trai giới được ba ngày mới thấy rõ thế nào là trai giới. Ngày tế bước vào nhà thì mình phảng phất hình tổ tiên như thấy ở ngai thờ, lúc thong thả đi ra ngoài cửa thì mình kính cẩn hình như nghe thấy tiếng, trông thấy dáng điệu, lúc ra cửa rồi,  thì mình băn khoăn hình như  nghe thấy tiếng người xưa thở than.”
  Một hôm Ai công nước Lỗ hỏi Không tử: “Giải nũ và áo chương phủ có ích cho đạo nhân không?” Khổng tử nghiêm sắc mặt mà thưa: “Sao vua lại nghĩ thế! Người mặc áo sô gai chống gậy, chí không để đến sự vui, không phải là tại không nghe thấy, vì y phục khiến như thế, người mặc cái phủ, cái phất, áo cổn, mũ miện,  dáng điệu không nhờn, không phải nguyên tính vốn trang nghiêm, vì y phục khiến như thế, người đội mũ trụ, mặc áo giáp, cầm cây giáo, không có cái khí nhút nhát, không phải là thân thể vốn mạnh bạo, vì y phục khiến như thế”
  Sách Lế ký, thiên Đan cung hạ chép nguyên chuyện người Chu Phong thưa với Lỗ Ai công rằng: “Ở chỗ mồ mả chưa dạy dân phải thương, mà dân tự nhiên có lòng thương, ở chỗ xã tắc tông miếu, chưa dạy dân phải kính mà dân tự nhiên có lòng kính”
  Khổng tử nói: “Cung kính mà không có Lễ thì phiền, cẩn thận mà không có Lễ thành ra sợ hãi, dũng mà khong có Lễ thì loạn, trực mà không có Lễ thành ra vội vã”. Khổng tử bào Nhan Uyên: “Không phải Lễ thì chớ trông, không phải Lễ thì chớ nghe, không phải Lễ thì chớ nói, không phải Lễ thì chớ làm”
   Ngài dạy tiếp: “Đạo đức nhân nghĩa không có Lễ không thành, dạy bảo, sửa đổi phong tục không có Lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng, không có Lễ không quyết, vua tôi, trên dưới, cha con anh em, không có Lễ không định, học làm quan, thờ thầy, không có Lễ không thân, xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, đi làm qun, thi hành pháp lệnh, không có Lễ không uy nghiêm; cầu khấn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có Lễ không thành kính, không trang chính. Bới thế cho nên quân tử, dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái thượng để làm sáng rõ nghĩa”.
  “ Lễ vậy ôi! Lễ vậy ôi! Để sửa chữa cho vừa đạo trung vậy!”
  “ Lễ là để định sự thân sơ, quyết sự hiềm nghi, phân biệt chỗ giống nhau, khác nhau, rõ lẽ phải trái”
 “Lễ là làm cho rõ điều ngờ biện bạch những điều vi ẩn để làm phòng giữ cho dân. Cho nên người sang, người hèn có bậc, y phục có phân biệt, có chỗ triều đình, có ngôi thứ thì dân mới có đức nhượng. Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì Lễ là to hơn cả. Không có Lễ thì không có thờ thần của trời đất cho có thứ bậc, không có Lễ thì không có phân biệt ngôi vua, tôi, trên dưới, lớn bé, không có Lễ thì không có phân biết cái lòng thân của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp về việc hôn nhân, về người thân hay người sơ”
(còn nữa)

Vỹ Dạ - Huế 1977
Đ - H
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét