Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Đám hiếu Văn Linh

Đám hiếu Văn Linh

Chủ nhật - 06/04/2014 13:48
       
ĐÁM HIẾU VĂN LINH

          Đỗ Hoàng
  Tháng trước, anh Hữu Phương, Chủ tịch Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Bình điện cho tôi nhờ tôi làm Trưởng Đoàn Nhà văn Quảng Bình đi viếng đám tang nhà văn Văn Linh. Anh có nói là có nhờ nhiều nhà văn Quảng Bình khác nhưng họ bận công tác nên mới nhờ tôi. Tôi nhận lời ngay. Anh nói thêm đến chô này chỗ kia lấy tiếng phúng viếng. Tôi bào không cần. Nhằm nhò gì  hai ba trăm tiền mua vòng hoa và tiến phúng mà phiến đến anh em ở quê. Mặc dầu tôi ở 30 năm Hà Nội chỉ chơi thân với anh em Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa. Giờ an hem nhà văn quê hương mà lại thối thác!
 Tôi biết nhà văn Văn Linh quê ở Hà Tĩnh nhưng anh sống và viết, lấy vợ Quảng Bình nên Quảng Bình coi anh là đồng hương. Hơn nữa tôi chơi thân với con trai anh, chàng tên là Trần Hoài Linh hay Trần Tùng Linh gì đó. Tôi cứ hay gọi là Linh.
 Tôi phải gọi thêm mấy anh chị em là học viên lớp viết văn bồi dường kỹ năng sáng tác mà tôi dạy để cho đông người kẻo mình tôi đơn chiếc quá!
  Đám tang Văn Linh tổ chức ở Bệnh viên 354 Quân đội. Sắp vào lễ chỉ lưa thưa vài người. Nhiều anh em ở Nghệ Tĩnh đến viếng. Tôi gặp các cụ bát tuần đang đàm đạo ngoài sân.
   Một vị nói: - Văn Linh viết chương nào Mùa hoa dẻ đều đưa tôi đọc, vì tôi lúc đó là Bí thư Chi bộ Đại đội. Chương nào tôi cũng khen. Sau đó nghe Tô Hoài khen nên tôi tin là tôi khen đúng. Nhưng không hiểu sao trên lại cấm. Thời ấy mà, mình không hiểu sao.
  
     Trung t
ướng Nguyễn Quốc Thước
    Người kể việc ấy là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 lừng danh. Ông ra ở Hà Nội với con cái và đi đưa tang Văn Linh.
 Và cái án Mùa hoa dẻ tuy không nặng nề như Nhân văn – Giai phẩm nhưng đời thực và đời văn của Văn Linh cũng vô cùng lao đao. Đau nhất là sau này anh Văn Linh viết rất nhiều, rất dày nhưng không có cuốn nào bằng Mùa hoa dẻ và Quân đội ta nuôi cả một đội ngũ đầy cấp tướng, cấp tá cũng đầy bỗng lộc nhưng cũng không ai viết được cuốn nào như Mùa hoa dẻ. Những Mặt trận trên cao, Vào lửa của Nguyễn Đình Thi, Vùng trời của Hữu Mai, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và sau này …đều là những tác phẩm cấp thấp không hơn một bài báo phóng sự người tốt việc tốt. Tiếc l
m thay. Mặcdầu M ùa hoa dẻ mới vỡ vạc tiểu thuyết người lính mà đã bị bóp chết.
  Tôi vừa ra khỏi nhà tang lễ gặp nhà văn Đào Thắng đang đứng co ro trước cổng, tôi nói ;
       -  Vắng quá tiên sinh ạ.
Anh Thắng cười đau khổ:
-         Họ sợ ma Mùa hoa dẻ.
 Đến bây giờ mà còn sợ Mùa hoa dẻ nữa thì nước này đừng có làm văn chương tốn tiền dân! – Tôi nghĩ thế!

                                                                                             Hà Nôi, ngày 6 – 4 -2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét