Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Bản thào đầu tiên tập thơ Tâm sự người lính

Bản thảo đầu tiên của tập thơ Tâm sự người lính

Thứ bảy - 18/01/2014 11:57
BẢN THẢO ĐẦU TIÊN TẬP THƠ TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CỦA ĐỖ HOÀNG

Ltg: Bảo Ninh là nhà văn nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Gần đây anh nhiều lần mời tôi đến nhà và đến quán uống rượu đàm đạo văn chương thế sự. Anh đã đọc tập thơ Tâm sự người lính của tôi bị cấm vận hoàn toàn từ hơn 20 năm trước. Anh nói: - Ông có thật viết những dòng thơ phản chiến vào đầu thập kỷ 70 không?
Tôi trả lời: - Tập thơ Tâm sự người lính tôi viết thời quân ngũ quảng từ 1968 đến 1975, nhiều nhất là từ 1970  -1975. Sau khi rời quân ngũ tôi làm sao có thể viết được như trước.
-          Thế ông có bản thảo gốc không đưa cho mình xem xem. – Bảo Nình bảo.
-          Ba bốn chục năm rồi, tôi làm sao giữ được, chỉ có mấy tập đánh máy chữ đem in thôi – Tôi trả lời.
-          Thế cũng được – Bảo Ninh chấp thuận.
  Lần khác đến nhà Bảo Ninh uống rượu tôi đưa bản đánh máy cho Bảo Ninh xem.
  Xem lướt qua thấy bản đánh máy cũng đã lâu lắm rồi, ít ra cũng trên dưới hai năm.
Bảo Ninh nói nhỏ vẻ trân trọng:
  - Ông ạ! Thời đó mình chưa nghĩ đến những điều, những vấn đề con người và xã hội miền Bắc – xã hội Cộng sản như ông viết. Mà có nghĩ đến thì cũng mơ hồ thôi.
   Bảo Ninh cũng quê Quảng Bình với tôi nhưng sống và lớn lên ở Thủ đô nên Bảo Ninh không biết chuyệnn làng quê, hợp tác xã. Tôi là thằng nhà quê, lại bị đưa về lao động sản xuất, trên không đi đại học nên tôi hiểu làng quê , hợp tác xã hơn. Chuyện xã hội, lính tráng  miền Bắc chẳng có gì bịa đặt
 May mắn trong tủ sách gia đình còn bản thảo đầu tiên của tập thơ Tâm sự người linh, tôi post lên cho Bảo Ninh và bạn đọc xem.
Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014
Đỗ Hoàng


       


 MẸ TỪ CHIẾN TRANH

Có hơn trăm mảnh vá
Trên tấm áo mẹ mang
Sau lưng già đầy gió
Thổi run run từng hàng!


Đường quê thất thểu bước
Phiên chợ hôm sắp tàn
Trông tấm thân gầy guộc
Bầu trời mây xám giăng

Còn bao nhiêu bà mẹ
Giữa chợ quê gió tràn
Hàng triệu người đói khổ
Sinh ra từ chiến tranh!

   1973

CHẾT OAN

II
Lính ở bên kia mấy tiểu đoàn
Vô nhiều đứng chật cả đường quan
Ngày mai không biết nới nào đánh
Nhất định có người phải chết oan!

III
Cha lò voi, con cũng lò vôi
Nghìn đời bạc xóa như mây trôi
Ngày ăn sắn nướng trong hơi đá
Đêm ngủ mù bay đục kiếp người
1972

IV
Lính lại vào đầy bến
Chỗ chuyển quân bầm tím chân trời
Mùa đông đi ra trậnk
Có ánh mắt nào vui

Minh không còn ở trong đoàn quân ấy
Nhưng như mọi người cầm cập run
Không biết vì mùa đông giá lạnh
Hay còn những đoànquân!
1973

Ai chết nghìn nắm còn để xác
Thế giới hôm nay mãi sửng sờ
Còn ta sống giữa đời đen bạc
Như chết nghìn năm dưới đáy mồ!...
1972


TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CỦA ĐỖ HOÀNG

Tôi viết tập thơ Tâm Sự người lính cách đây đã hơn 40 năm, và Nhà xuất bản Văn học in và bị cấm cách đây cũng đã gần 20 năm (1996).
 Tập thơ là tiếng nói của người lính và nhân loại lên án chiến tranh của loài người luôn luôn xảy ra mà không có cách gì ngăn cản được. Suốt 40 năm nay, sau cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh lại xảy ra khắp mọi nơi trên trái đất: Vùng Vịnh, Apganstan, Chernia, Nam Tư nay lại sắp sửa Nam Bắc Triều Tiên. Đau buồn không thể nói.
 
Phần I:
 
CÂY ĂN THỊT (1)
Cây cũng thèm ăn thịt
Huống chi là giống người.
Biết có ai cản được ?
Ngọn cỏ này sinh sôi!
1968
 
SỐ PHẬN LOÀI NGƯỜI
 
Đường hành quân chùng gối
Ngày chinh chiến dài lâu
Chết chóc không dừng lại.
Con người níu kéo nhau!
 
Lô xô nòng súng dữ.
Ở trên thế gian này
Sinh ra bao triết lý,
Giết người không ghê tay!
 
Có đạo luật nào không?
Cấm loài người chém giết.
Bọn đao phủ đeo gông,
Kẻ ác tàn phải chết.
 
Đêm nay ai không ngủ?
Nghĩ số phận loài người.
Hận thù đang còn ngự,
Mấy triệu đời chưa thôi!
 
Trái đất đen một nửa
Bom đạn găm đầy mình
Những đưởng gươm ly loạn
Đang chém nát hành tinh!
1973
 
THÂN PHẬN LÍNH
 
Ai nhìn khuôn mặt lính?
Cháy đen màu đồng hun.
Mấy năm trời đã sống
Lặng câm như khoảng rừng.
 
Sinh viên năm thứ nhất
Sinh viên năm thứ hai
Lớp lớp trong cỏ rác
Dưới đất đen sâu vùi.
 
Số sư đoàn cơ động
Số sư đoàn chốt cao,
Biến đi cùng năm tháng
Đời trần ai biết đâu?
 
1972
(1) Rút trong tập thơ Tâm sự người lính – NXB Văn học, Hà Nội tháng 10 / 1996


GIỮA CHIẾN TRƯỜNG

Bom giặc đào lên những đống xương.
Đêm lạnh ma bay đến gọi hồn!
Thế giới ngày xưa còn để lại,
Tiếng kêu khắc khoải của đau thương!

                       17 -11 – 1973
  
   
  
          THƠ VÀ MÁU

Giết nhau là chuyện của người!
Tình thương là của thơ tôi buổi đầu.
Rồi đây không biết về sau,
Thơ tôi có nhuốm một màu máu không?

                    27 – 11 – 1973
 
  TRƯỚC TÀI NGHỆ ƯỚP XÁC

Ai chết nghìn năm còn để xác? (1)
Thế giới hôm nay mãi sững sờ!
Còn ta sống giữa đời đen bạc,
Như chết nghìn năm dưới đáy mồ!

                     5 – 1973

(1) Khoảng năm 1972 – 1973  ở chiến trường, tôi đọc một tin trên báo nói việc khai quật mộ cổ ở Thanh Hoá có tìm được một xác ướp của  một công chúa đã táng hơn hai nghìn năm mà vẫn còn nguyên vẹn, nên làm ra bài thơ này!


     
  CHIẾN TUYÊN


Ở nơi đây chiến tuyến!
Chen kín vai Trường Sơn
Âm thầm bóng người lính,
Đi về trong cô đơn!

Sớm lao vào trận đánh
Cái chết định sẵn rồi.
Lại một thời Trịnh – Nguyễn (!)
Đất nước này chia đôi!

                27 -11 - 1973

(1) Đất Việt bị chia đôi lần 2 từ năm 1954 đến 1975

 

   VÌ  SAO?


Lính lại vào đầy bến.
Chỗ chuyển quân bầm tím cả chân trời
Mùa đông đi ra trận,
Có ánh mắt nào vui!

Trùng trùng đoàn quân lặng lẻ,
Mưa gó run, cây cỏ cũng run.
Không biết vì mùa đông lạnh,
Hay vì còn có những đoàn quân?


CHIỀU LẠNH


Trời chiều thường có mây bay.
Ngọn đông se giá hôm nay lại về.
Tội tình tời tả hàng tre,
Lá reo xao xác bờ khe úa vàng.

Nhìn lên trên khoảng không gian,
Mây giăng, chỉ thấy mây giăng kín trời.
Lạnh rồi, lạnh nữa mà thôi.
Rét run như sốt trong người bấy lâu.

Người đi, người đi về đâu?
Cuối trời súng nổ, ngọn lau bạc Ngàn!

                   20 -11 – 1973

Bảo Ninh gửi Đỗ Hoàng

                       alt

           Nhà văn Bảo Ninh với tiểu thuyết lừng danh "Nỗi buồn chiến tranh"

BẢO NINH GỬI ĐỖ HOÀNG KHI ĐỌC MẤY BÀI THƠ TRÍCH  "TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH"

                         

                                             alt    

 Nhà thơ Đỗ Hoàng với tập thơ "Tâm sự người lính"


         alt

         alt

Hà Nôi, ngày 27 - 4 - 2013  
   
Đọc tập thơ Tâm sự người lính trích trên mạng
  

Tôi chỉ rút được 5 bài :
  Chết oan, Hành quân qua thành Đồng Hới,  Cái chết người đẹp, Ngừng bắn về thăm quê
 
  Tôi không xài giỏi vi tính, không biết là thế nào,
 
  nhưng 5 bài đó, thật hay... và mới, có đâu như người ta nói. Tôi đặc biệt thích Ngừng bắn về thăm quê
 
 Tôi cũng không ngờ đấy.
 
  Thú thực năm 73, tôi đâu mà nghĩ nổi vậy.  Hoặc có nghĩ mà không rõ rệt thế.
 
   Ông còn giữ được cuốn nào in hồi 96 mà bị cấm ấy không ?
 
      Thôi, nhất định phải gặp nhau nhé. Tôi rất ít biết về thơ... Vì cũng qua mệt với các thứ từng đọc
 
     Bài Ngừng bắn về thăm quê không chỉ lạ lùng vì được viết từ 73, mà vì nó hay
 
       Mừng ông, tuy hơi muôn
 
      Thôi, chủ nhật nhé!

           Bảo Ninh


     TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TẬP THƠ BỊ CẤM CỦA ĐỖ HOÀNG (trích phần 3)

Tôi viết tập thơ Tâm Sự người lính cách đây đã hơn 40 năm, và Nhà xuất bản Văn học in và bị cấm cách đây cũng đã gần 20 năm (1996).
 Tập thơ là tiếng nói của người lính và nhân loại lên án chiến tranh của loài người luôn luôn xảy ra mà không có cách gì ngăn cản được. Suốt 40 năm nay, sau cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh lại xảy ra khắp mọi nơi trên trái đất: Vùng Vịnh, Apganstan, Chernia, Nam Tư nay lại sắp sửa xáy ra ở Nam Bắc Triều Tiên. Đau buồn không thể nói. Xin post lên một số bài trong tập đó!
 
ĐỖ HOÀNG
 

alt

           CHẾT OAN
 
 
                        I
 
Tỉnh ra mới biết khi mai sớm,
Dòng suối trong xanh cháy bỗng dừng.
Khi thấy dao mình mài sáng quá.
Dẫn đầu một tốp lính rất đông!
 
                  12 - 1973
 
     
                     II
 
Lính ở bên kia mấy tiểu đoàn?
Vô nhiều đứng chật cả đường quan.
Ngày mai không biết nơi nào đánh?
Nhất định có người phải chết oan!
 
             12 - 1973
 
         alt

 
 BÀNG HOÀNG
 
Ngày kia chắc đến tiểu đoàn.
Nghĩ mà đến nỗi bàng hoàng cả đêm!
Sáng ra giữa máu nhìn lên.
Mịt mù sương khói ở trên quê nhà!
 
                      11 – 12 – 1973
 
 
 
HÀNH QUÂN QUA THÀNH ĐỒNG HỚI
 
Dừng lại vội vàng giây lát thôi,
Thành quách ngày xưa đổ nát rồi.
Sao cảnh trăm đời như vẫn một.
Đầu hèn lính mọi lại sắp rơi!
 
                         10 – 1973
 
    alt

 
        CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP
 
 
Em chết rồi.
Người đẹp!
Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?
Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.
Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.
 
Không gian đen,
Không gian trắng
Không nói ra lời
Nỗi đau trái đất màu mây xám.
Thế là vô tình 
Sự sống
Bắt tay cái chết chia lìa!

 alt

          
Quân phục em
Máu thâm sì.
Nghìn năm sau em chẳng về được nữa.
Dù vật chất biến hoá bảo toàn,
Dù sự sống chỉ là điều phi lý.
Không gian,
Thời gian 
Mệt mỏi trường tồn!
 
Anh đi trên trái đất cô đơn.
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm 
                     Một hành tinh vứt bỏ.
Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.
 
     alt


Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.
Khóc em để loài người nguyền rủa!
Trong vô biên
                       Mạng em thua hạt cỏ.
 
Khóc em 
            Anh phản lại Trường Tồn!
 
     Chiến trường Quảng Trị tháng  1 – 1974
 
NGƯNG BẮN VỀ THĂM QUÊ
 
 
Vừa mới đến đầu thôn,
Đã thấy làng lạnh vắng.
Mùa này giêng hai đến,
Người chạy ăn khắp nơi.
 
Làng quê đồng trắng trời,
Tre yếu gầy buổi đói.
Mái nhà tranh không chói (1)
Dửng dưng trời cao xanh!
 
Khắp nơi người chạy ăn,
Như kiến ong vỡ mật.
Đói không còn biết chết.
Xuống biển lại lên rừng.
 
Mẹ già đang tha phương.
Quên đường bom đạn nổ.
Chưa trọn đời đói khổ.
Nợ nần chất cháu con!
 
Ruộng ở nhà bỏ hoang,
Lúa tiêu điều xơ xác.
Kiểu làm ăn hợp tác,
Đói nghèo đến tuỷ xương!
 
Trai tráng bỏ quê hương,
Sung vào nơi lính tráng,
Coi thường thân mạng sống.
Cố lách qua đói nghèo!
 
Khuôn mặt đất nhăn nheo,
Quê nhà tan xác lá.
Bao giờ không đói khổ?
Lúa đầy rương giêng hai!
 
                30 -11 - 1973
--------
(1) Lợp thêm, tiếng miền Trung
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét